Ngàn năm Thăng Long… |
Tác Giả: Trần Văn Giang |
Thứ Ba, 27 Tháng 4 Năm 2010 06:11 |
.....May quá! Tí nữa thì biết đâu bây giờ dân Việt đều giống Chế Linh cả!? “… Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương Nghìn năm gương cũ soi kim cổ Cảnh đấy người đây, luống đoạn trường” (Thăng Long Hoài Cổ - Bà Huyện Thanh Quan) Lời mở đầu: Đồng tiền phải có đủ cả hai mặt mới trọn vẹn và có giá trị. Hai mặt mặt này luôn luôn quay về hai hướng khác nhau và không thể giống nhau… Có như vậy mới là đồng tiền! Cuộc đời cũng vậy có khác chi đồng tiền: Cũng có hai mặt tương phản nhau. Mỗi cá nhân chúng ta tùy theo hoàn cảnh, kinh nghiệm và kiến thức nhìn cuộc đời một cách khác nhau (như nhìn đồng tiền). Bài viết này trình bày nhận xét của người viết về bộ mặt thứ hai loại “không chân, không thiện, không mỹ” của cuộc đời mà ít người trong chúng ta quan tâm… Nhưng thật oái oăm.. Những cái mà chúng ta không quan tâm mới là cái dễ làm cuộc đời chúng ta vất vả (?) (“What you do not know may hurt you!”) Tổng thống Mỹ sau khi nhậm chức vài tháng là nhan sắc thay đổi thấy rõ: da nhăn, tóc bạc, người sơ xác tàn tạ nhìn già xọm hẳn đi… Ngược lại, thời buổi này, làm lãnh tụ vi xi kể cũng xướng và nhàn hạ; trông ai cũng béo đẫy ra, da mặt căng bóng. Ngoài việc ngồi đếm “kiều hối” do mấy “khúc ruột ngàn dậm” (đại lọai là nhóm người “phản động” Bác sĩ cũng có, Giáo sư đại học cũng có, thợ cắt cỏ, thợ giũa móng móng tay cũng có… làm việc từ sáng sớm tới tối mịt cả ngày thứ bẩy và chủ nhật… đã cặm cụi chắt chiu đều đặn gởi về nước), không có việc gì khác quan trọng để làm đến phải toát mồ hôi, cho nên ngay sau khi đại hội vịt cừu yêu nước họp mặt tại Hà nội tháng 11/2009 vừa hạ màn, thì truyền thông vi xi, từ trang điện tử “tối cao” của đảng cộng sản Việt nam đến hàng trăm các tờ báo lố trong nước, đồng loạt ca bài cổ xướng cho cái ngày hội lớn kế tiếp sắp tới gọi là “Ngàn năm Thăng Long” vào mùa thu năm 2010 này cũng lại ở “Hà lội” (chứ ở Việt Nam bây giờ còn chỗ nào tốt hơn để “lội” nữa?!) Dân Việt ở hải ngoại tị nạn cộng sản, nhất là đám vịt cừu trí thức yêu nước đã có người từng vội vã bám càng trực thăng Mỹ Ngụy vọt lẹ hổm rồi đã đến họp mặt ở Hà nội, tạm thời hãy cứ bình tĩnh nghỉ xả hơi lấy lại sức cái đã, chưa cần phải vội hoan hỷ vỗ tay tán thưởng, tung hô.. hoặc lại sửa soạn mua sẵn vé máy bay xin “visa” đợt nhì để trở lại Hà Nội chụp ảnh và đồng ca “bis bis” bài “như có bác hồ trong ngày vui…” Nè nè! Trước khi đi mua vé máy bay thì xin làm phước nhớ cái “quy luật muôn đời:” “…hãy nhìn kỹ những gì vi xi làm” nghen các bác! Thực ra “quy hoạch” ngày kỷ niệm với bản sắc lịch sử này đã được chú thợ chích thuốc sốt rét rừng kiêm tể tướng vi xi Nguyễn Tấn Dũng “giải trình” khơi mào trước kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XII từ ngày 29/05/2009 qua “bài nói” về kế họach mở rộng Hà nội đai khái như sau: “… địa thế của Hà nội tựa vào dẫy núi Ba vì và hướng ra sông Hồng. Hà nội sẽ sẽ luôn giữ được thế ‘rồng cuộn hổ ngồi’ tiện hướng ‘nhìn sông tựa núi;’ nối được giá trị khoa học và nghệ thuật trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam là luôn gắn môi trường sống của con người với môi trường cảnh quan thiên nhiên, đó cũng là xu hướng phát triển bền vững nhất mà nước ta cũng như các quốc gia trên thế giới đang hướng tới.” Ậy! “Cốt lõi” của “bài nói” nghe thật “đột phát” y như tên lửa SAM, do Liên Sô (lúc còn vĩ đại) viện trợ, giữa trời tối mịt của Hà Nội bắn vọt lên máy bay “cánh cụp cánh xòe” F111 của đế quốc Mỹ thuở nao “chống Mỹ cứu nước! ” Tài thật! Có một ông bạn già cắc cớ hỏi tôi: “Anh quởn, đọc báo và xem tin tức nhiều vậy chớ anh có biết gì về chuyện thợ chích Nguyễn Tấn Dũng hồi còn làm “part time” du kích xã ở Rạch Gía đã học hàm thụ thuật phong thủy hồi nào vậy hà??? Chớ dựa vào đâu mà thợ chích nói miên man thao thao bất tuyệt chuyện ‘thế đất, hướng sông hướng núi’ như thầy phong thủy giảng sách phong thủy giáo khoa thư?!” Hỏi thì dễ mà trả lời thật không dễ! Tôi bí quá, đành phải trả lời môt cách bố láo bằng cách mượn theo lối khảo cứu rất siêu việt của văn hào Tú Gàn - Lữ Giang là: “Thì theo ‘tài liệu mật của vi xi (?)’ chứ còn ở đâu nữa cha nội!?” (nên biết me-xừ Tú gàn không chịu tiết lộ là làm cách nào mà ông Tú ta có “tài liệu mật của vi xi?” Ông Tú để đọc gỉa tự ý đoán là ông Tú làm cách nào biết / có “tài liệu mật của vi xi?”) Trả lời của tôi cái “kiểu ngáp phải ruồi” mà xem ra lại có “cơ sở!” Đúng vậy. Theo “tài liệu mật của vi xi” thì thợ chích đã thấm nhuần đạo đức “Cắt & Dán” (Cut & Paste) của Hồ chủ tịch nên đã cuỗm ý bài “Chiếu dời đô” (“Thiên đô chiếu” 遷都詔) của Vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa Thu Tháng 7 (?) năm Canh Tuất 1010 ra lệnh dời đô của nước Đại Cồ Việt từ hành Hoa Lư về thành Đại La (sau đổi tên thành gọi là Thăng Long) như sau: (trích nguyên văn) “… Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (tức Tiết độ sứ Cao Biền), ở giữa khu vực trời đất, được thế “rồng chầu hổ phục” (“long bàn hổ cứ chi thế” 龍蟠虎踞之勢), chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời…” (ngưng trích) Một điểm rất đặc biệt cần chú ý ở đây là vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) nói về Thăng Long là nói về đất “Rồng chầu Hổ phục” (“Long bàn Hổ cứ”) với ý nghĩa rất uy nghi và đầy bản sắc dân tộc; trong khi thợ chích dạo nhà ta vì muốn lấy lòng đàn anh Trung quôc vĩ đại nên cạo sửa thành “Rồng cuộn Hổ ngồi” (“Ngọa Hổ tàng Long – Crouching Tiger, Hidden Dragon”) theo tên một cuốn phim võ hiệp của các chú ba Lý An ở Hongkong làm và do xì thẩu Châu Nhuận Phát, và các thím xẩm Dương Tử Quỳnh và Chương Tử Di đóng mới đây về các võ phái tầu ở thời đại nhà Thanh bên Trung quốc! Thật là xấu hổ. Rồng thì phải bay trên cao mới oai nghi; chứ rồng cuộn thì chẳng khác gì một con giun con bằng nhựa, một con rắn bằng cao su, đồ chơi của trẻ con; Hổ phải xông xáo chạy rượt mồi chứ hổ ngồi thì chỉ có nước hổ què (tàn tật) hay hổ hát xiệc bị bắt buộc phải ngồi trên ghế chờ theo lời chỉ dậy kế tiếp của quan thầy Trung quốc đang bên cạnh cầm que điện trong tay… Chưa hết. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng (cũng là ủy viên đứng hàng thứ 3 của bộ chính trị trung ương) đã nói vớt đuôi theo thợ chích Nguyễn Tấn Dũng (cho nó có vẻ nội bộ đảng ta đã thật “nhất trí”) trong một phiên họp về việc “thống nhất” (sát nhập) “Hội đồng nhân dân” Hà Tây vào “Hội đồng nhân dân” thành phố Hà Nội như sau: “… Hà Nội mở rộng chẳng những vẫn giữ được cái thế ‘rồng cuộn hổ ngồi,’ tiện hướng ‘nhìn sông tựa núi’ như ‘cha ông xưa’ định hướng mà còn nâng cái thế ‘ấy’ lên một tầm vóc mới…” Trung ương đảng ta lãnh đạo nhất trí thật đấy! Ngôn từ của vi xi từ xưa đến nay vẫn thật là ‘thoát’ về cái mảng nói ngược. Chẳng hạn, từ sự lạm dụng các chữ “đảm bảo,” “triển khai,” “lược tóm,” “kiếm tìm,…” đến những cách nói nguợc ngạo của các ủy viên trung ương đảng cs như Nguyễn Minh Triết (“con Lạc, cháu Hồng”), bi giờ Nguyễn Phú Trọng (“cha ông xưa”)… Các cán bộ cấp cao nhất trong đảng cs trước đây vẫn ra rả rao giảng chủ nghĩa Mác-Lê vô thần lại; hôm nay đẹp trời bổng nhiên đồng loạt lên tiếng tin tưởng vào thuật phong thủy và bàn loạn lung tung về phong thủy thì phải có chuyện để chúng ta lưu tâm. Các vua chúa Trung Hoa và Việt Nam trước đây dựa vào thuật phong thủy để tìm những vùng đất tốt đẹp cho việc đóng đô chỉ vì một lý do tối hậu là “muốn cho triều đại phong kiến của họ kéo dài;” chứ không nhất thiết phải vì sự no ấm hay cường thịnh của dân tộc… Lịch sử cho thấy các triều đại quân chủ phong kiến của Việt Nam đóng đô ở Thăng Long đều mạnh giỏi (nhưng dân vẫn khố rách áo ôm!). Kể từ Lý Công Uẩn (1010) và Nhà Lý trị vì thiên hạ được 216 năm; Kế tiếp Nhà Trần được 175 năm; Nhà Lê (tính cả thời Lê thịnh và Lê mạt) được 356 năm; Riêng Nhà Nguyễn vì đã lập căn cứ địa ở Thuận Hóa từ thời Nguyễn Hòang (và họ Trịnh / vua Lê đã đóng đô ở Thăng Long mất đất rồi!) cho nên chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô… nhưng cũng nên biết sau đó, Nhà Nguyễn đã không quên Thăng Long dễ dàng đâu! Thật ra, Nhà Nguyễn đã không để cho Thăng Long yên ổn… Gia Long khi thống nhất Việt Nam và lên ngôi năm 1802, đã chọn Huế là kinh đô. Gia Long cho rằng Thăng Long không còn là kinh đô vua ở nên đã thứ nhất cho san bằng nhiều thanh quách của Thăng Long (năm 1805) vì không muốn thành Thăng Long to lớn hơn kinh đô Huế; thứ nhì (cũng vì Thăng Long không còn là kinh đô cho nên) Thăng Long không được dùng biểu tượng “rồng,” một linh vật trưng trưng cho vương quyền của nhà Nguyễn; Gia Long bèn, trên văn tự, đổi tên chữ Hán của Thăng Long (昇龍) nghĩa là “rồng bay lên” (như ghi lại theo giấc mơ của Lý Công Uẩn năm 1010) thành ra chữ đồng âm “Thăng Long (昇隆)” nhưng lại có nghĩa là “thịnh vượng lên.” Tên đồng âm Thăng Long (昇隆) này tồn tại đến năm 1831 (Minh Mạng năm thứ 12), khi Minh Mạng ra chiếu chỉ bỏ hẳn tên “Thăng Long” (còn gọi là “Bắc Thành” dưới triều Tây Sơn; vì Tây Sơn cũng lấy Phú Xuân làm kinh đô) và thay tên, lập ra Tỉnh “Hà Nội.” Có rất nhiều tranh luận về ý nghĩa của 2 chữ “Hà Nội.” Nhiều nhà khảo cứu cho rằng nếu đặt tên “Hà Nội” vì dựa trên vị trí địa lý của Hà Nội – nghĩa là đen là “bên trong sông” – thì chẳng có nghĩa gì là cả bởi vì xét kỹ trên bản đồ, chỉ có sông Nhị (sông Hồng) của Tỉnh Hà Nội cũ (thời Minh Mạng) là ranh giới ; còn lại sông Hát (một khúc của sông Đáy) và sông Thanh Quyết (cũng là một khúc của sông Đáy) không phải là ranh giới… có nghĩa là thực địa Hà Nội không nằm kẹp giữa các con sông. Trong “Trung văn đại từ điển” (tập 19 trang.103 – xuất bản ở Đài Bắc năm 1967) có viết “Hà Nội” là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Trước Công Nguyên - 220 Sau Công Nguyên) nằm phía Bắc Sông Hoàng Hà. Sử ký của Tư Mã Thiên (“Hạng Vũ Kỷ”) có ghi địa danh gọi là “Hà Nội” và theo kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà - cho nên các vùng đất phía Bắc Sông Hoàng Hà gọi là Hà Ngoại.” Có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy bản chất lịch sử Việt nam, thành một tên gọi mới Hà Nội này, có thể để giải thích đây là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa,” nhằm mục đích xoa dịu những điều dị nghị trong dân gian về việc đổi tên “Thăng Long.” Chính cách đặt tên đất “dựa theo sách cũ” đã lại được lập lại sau này, vào năm 1888. “Thành Hà Nội” và phụ cận trở thành nhượng địa của thực dân Pháp, tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới Làng Cầu Đơ (thuộc Huyện Thanh Oai, Phủ Hoài Đức). Thấy cần có một tên tỉnh mới. Người ta (quan lại Việt Nam làm việc cho Tây) đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng, 3) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó.” Theo câu này, Tỉnh Hà Nội có tên tỉnh mới là Hà Đông, tuy rằng tỉnh này nằm ở phía Tây Sông Nhị. Đúng vị trí địa lý, thì Hà Đông (nằm phía Tây sông Nhị) phải được đặt tên là Hà Tây mới đúng (!) Thật rắc rối nhức đầu mà vô bổ… Cái tên gọi và sự thay đổi tên gọi của Thăng Long qua thời gian đã lẩm cẩm vô duyên như vậy mà vấn đề phong thủy của Thăng Long cũng lẩm cẩm không kém! Ông “Thầy” phong thủy Thiên Đức nhận xét là thợ chích nhà ta chích lộn chỗ, nói nhảm: (trích nguyên văn lời “thầy” Thiên Đức) “… theo sách vở khoa phong thủy, hiếm khi nói tới thế ‘rồng cuộn hổ ngồi’ mà chỉ có đề cập đến ‘rồng chầu hổ phục…’ Nguyễn Tấn Dũng nói về phong thủy thế ‘rồng cuộn hổ ngồi’ thì đây là thế tán gia bại sản đưa đến hậu quả phải đi ăn xin… Thật vậy, ‘Rồng cuộn’ là rồng ngủ hay rồng bệnh; ‘Hổ ngồi’ là Hổ què hay liệt? Thử hỏi cai quản một nước mà dựa và thế ‘rồng bệnh hồ què’ thi chắc chắn phải đi ăn mày…” (ngưng trích) Riêng cá nhân tôi chưa hề được cái may mắn học phong thủy “chính quy” hay phong thủy hàm thụ, cho nên không dám lạm bàn về phong thủy Thăng Long. Tôi chỉ đọc lịch sử rồi ghi lại nhận xét như sau: Về phương diện địa thế chiến lược mà các vua phong kiến và các nhà lãnh đạo vi xi cổ xúy là đất qúy địa có núi cao sông sâu, nơi có thể bền vững tới hàng vạn năm (?); tôi thấy sự cổ xúy này có nhiều lỗ hổng cần phải làm sáng tỏ… hay nói ngắn lại, đây (Thăng Long) chỉ là một miếng đất bằng, một vị trí chiến lược bất lợi cả về thủy lẫn bộ... các vua, chúa, tướng võ Việt Nam muốn giữ Thăng Long bằng quân sự đều thất bại một cách thê thảm, xấu hổ làng nước… Thật vậy. Thăng Long nằm trơ trụi giữa đồng bằng bắc phần… soi bóng sông Hồng (sông Nhị) không phải là một chỗ dễ phòng thủ mỗi khi bị các lực lượng “thù địch” tấn công Thăng Long… Nói cách khác, tất cả các chiến dịch quân sự tấn công vào Thăng Long kể từ sau năm Canh Tuất 1010 (năm Lý Công Uẩn chọn Thăng Long làm kinh đô) đều thành công thật dễ dàng như lấy đồ vật trong túi ra. Người cầm quyền ở Thăng Long bỏ Thăng Long chạy dài dài - ngoại trừ một lần duy nhất: Đó là lần xâm lăng thứ hai của quân Nguyên (Mông Cổ) tấn công vào Thăng Long năm 1288; lần này quân Nguyên bị Trần Hưng Đạo đánh tan trong trận Bạch Đằng. Sau đây xin lần luợt đọc lich sử và chép lại các chiến dịch quân sự nhắm vào Thăng Long theo thứ tự thời gian kể từ năm 1010: - Năm 1257, Hố Tất liệt sai tướng Ngột Lương Hợp Thai (Wouleangotai) đem quân Nguyên sang xăm lăng Việt Nam lần thứ nhất. Quân Nguyên tiến thẳng vào Thăng Long như chỗ không người. Vua Trần Thái Tông phải bỏ Thăng Long chạy ra Hưng Yên. Nhưng cũng may cho vận nước Việt Nam, quân Nguyên phần thì thiếu lương; phần thì quá mệt mỏi vì phải đánh trận liên tục trên một địa bàn quá rộng lớn (cả Á châu và Âu châu), đã tự ý bỏ Thăng Long rút quân về tầu. - Năm 1288 (Nên chú ý! Đây là một ngọai lệ!) quân Nguyên dưới sự chỉ huy của Thát Hoan đã tấn công vào Việt Nam lần thứ hai. Vua Trần Nhân Tôn lần này bỏ Thăng Long chạy nào Thanh Hóa; nhưng Trần Hưng Đạo ở lại giữ Thăng Long và đánh tan quân nguyên ở Bạch Đằng Giang. - Năm 1370 vua Trần Nghệ Tông lên làm vua trong hoàn cảnh tranh chấp nội bộ rất kịch liệt. Lợi dụng sự rối ren chính sự của nhà Trần, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga dùng thủy đạo kéo quân vào thẳng Thăng Long. Vua Nghệ Tông phải bỏ Thăng Long chạy sang Bắc Ninh lánh nạn. Quân Chiêm Thành vào Thăng Long đốt phá cung điện, cướp sạch châu báu, bắt đàn bà con gái đem về Chiêm Thành. - Năm 1378 Chế Bồng Nga hình như không có chuyện gì làm. Không có lý do gì chính đáng hơn là thấy dễ ăn muốn vào Việt Nam cướp phá thêm của cải; và nhân tiện bắt thêm một ít đàn bà con gái Việt Nam trắng trẻo về Chiêm Thành làm vật giải trí, lại theo thủy đạo một lần nữa đánh vào Thăng Long. Quân ta chống cự không nổi phải bỏ ngỏ Thăng Long cho quân Chiêm tha hồ cướp phá tùy hỷ!!! - Năm 1390 Chế Bồng Nga lại quen ăn, đem 100 chiến thuyền đánh Thăng Long; nhưng lần này xui cho Chế Bồng Nga. Có người bầy tôi của Chế Bồng Nga phản bội, chạy qua hàng quân nhà Trần và chỉ điểm chiến thuyền của Chế Bồng Nga. Tướng Trần là Trần Khắc Chân cho tập trung tất cả hỏa lực bắn vào một chiếc thuyền đó. Chế Bồng Nga đang bận “bồng em” thì tử trận; Chứ nếu không Thăng Long lại bị quân Chiêm Thành đi ra đi vào Thăng Long cướp phá dễ như đi chợ 3 lần trong vòng 20 năm. (May quá! Tí nữa thì biết đâu bây giờ dân Việt đều giống Chế Linh cả!?) - Năm 1786 Nguyễn Huệ đem quân từ Phú Xuân ra đánh Trịnh Khải ở Thăng Long. Trịnh Khải bỏ Thăng Long chạy trốn; sau đó bị bắt và bi giết. Nguyễn Huệ chấm dứt cái gọi là “Chúa Trịnh đàng ngoài” năm này. Nguyễn Huệ để bộ tướng là Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Bắc Thành (Thăng Long) và rút quân về Phú Xuân. - Tới năm 1787 ở BắcThành, Nguyễn Hữu Chỉnh lộng hành cư xử như chúa Trịnh. Nguyễn Hữu Chỉnh định xưng vương. Nguyễn Huệ sai tướng Vũ Văn Nhậm ra đánh Nguyễn Hữu Chỉnh ở Thăng Long. Vũ Văn Nhậm tiến quân vào Thăng Long cũng như đi chợ Cầu Ông Lãnh… bắt sống và xé xác Nguyễn Hữu Chỉnh tại chỗ. Vua Lê Chiêu Thống hoảng sợ bỏ Thăng Long chạy sang tầu cầu cứu vua nhà Thanh; và lậy xin vua Thanh dùng quân tầu đưa mình trở lại ngai vàng ở Viêt Nam (?) - Năm 1788 lại đến lượt Vũ Văn Nhậm có ý xưng vương Bắc hà. Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc lần thứ hai. Chỉ trong vòng 10 ngày là đem quân Nguyễn Huệ vào đến Thăng Long và giết Vũ Văn Nhậm. Nguyễn Huệ trao quyền cai quản Bắc Thành cho Đại tư mã Ngô Văn Sở rồi đem quân trở về Phú Xuân. - Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 20 vạn quân Thanh đem theo Lê Chiêu Thống tiến vào Thăng Long. Vì quân Thanh quá đông và thế quá mạnh, quân Tây Sơn phải bỏ ngỏ Thăng Long chạy về Tam Điệp và cho người vào báo cho Nguyễn Huệ ở Phú Xuân. - Đầu năm 1789, trong vòng có 5 ngày Vua Quang Trung Nguyễn Huệ đem 10 vạn quân Tây Sơn (bằng đúng một nửa số quân Thanh) đánh tan tành không còn manh giáp 20 vạn quân Thanh đóng ở Thăng Long và các vùng phụ cận. Đó là lịch sử của “Ngàn năm Thăng Long” qua các tấn công quân sự của quân Tầu, quân Chiêm Thành và quân Việt… vào Thăng Long. Bây giờ hãy cùng nhau nhìn vào chi tiết sự việc Thăng Long thất thủ vào tay Thiếu tá Pháp Garnier và sự chống trả của Tổng Đốc Thăng Long Nguyễn Tri Phương (năm 1873) để rồi không khỏi bùi ngùi và thắc mắc: “Sao quân ta đánh ẹ quá vây? How could that be?” Chính sử của ta ghi lạ diễn tiến bi hùng của sự kiện lịch sử Nguyễn Tri Phương mất thành Hà nội như sau: “Năm 1862, Nguyễn Tri Phương được triều đình Huế cử ra Bắc làm Tổng thống Hải An vụ và bản doanh (bộ chỉ huy) của Nguyễn Tri Phương đặt tại Hà Nội (Thành Thăng Long). Năm 1873 nhân vụ tên lái buôn người Pháp tên Jean Dupuis (ta dịch là Đồ Phổ Nghĩa) có nhiều thái độ và hành động rất hống hách, xấc xược ở Bắc như đòi tự do di chuyển buôn bán (súng, muối và than đá) từ vịnh Bắc phần lên đến Vân Nam Trung Hoa. Y còn tự tiện bắt giam quan quân người Việt đem xuống tầu; xé và thách thức bố cáo của Tổng Đốc Nguyễn Tri Phương. Trong khi Nguyễn Tri Phương còn đang xoay sở tìm cách giải quyết vấn đề Đồ Phổ Nghĩa thì Soái bộ Nam Kỳ đã phái Thiếu tá Francis Garnier đem quân ra Hà Nội viện cớ để dàn xếp, bảo vệ quyền lợi của công dân Pháp nhưng thực sự là quân của Garnier sẽ phối hợp với Dupuis để uy hiếp Hà Nội. Ngày 20 tháng 11 năm 1873, quân Pháp chỉ huy bởi Garnier ‘đánh úp’ thành Hà Nội. Mặc dù Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy chống trả quyết liệt nhưng vì binh yếu, vũ khí thô sơ kém cỏi nên quân Pháp chiếm được thành. Con trai Ông là phò mã Nguyễn Lâm bị trúng đạn chết. Giặc Pháp bắt được ông trong lúc ông đang bị trọng thương. Được lính Pháp cứu chữa nhưng ông đã từ chối. Sau đó ông vứt bỏ cả băng bó thuốc men, nhịn ăn cho đến 1 tháng sau thì chết (ngày 20 tháng 12 năm 1873).” Bài học trung dũng của Tổng đốc Hà Nội Nguyễn Tri Phương tôi đã được học qua lịch sử những năm cuối của bậc tiểu học vẫn còn văng vẳng bên tai và câu nói của Nguyễn Tri Phương trước khi chết vẫn làm tôi bùi ngùi : “Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống hèn; sao bằng thung dung chết vì đại nghĩa…” Nhưng mà bây giờ nhờ kỹ thuật tin học tiến bộ, tôi có cơ hội đọc thêm một số tài liệu bổ túc đã được ghi chép lại trên giấy trắng mực đen, tôi mới hiểu biết thêm, qua nhiều chi tiết rõ ràng hơn, về việc mất Hà Nội của Nguyễn Tri Phương trong ngày 20 tháng 11 năm 1873. Trong cuốn “Hà Nội giai đoạn 1873-1888” viết vào khoảng đầu thế kỷ 20 của sử gia André Masson đã có công bố nguyên văn báo cáo của Francis Garnier gởi cho Thống Đốc Nam Kỳ kèm theo các chi tiết cuộc tấn công Hà Nội do chính Garnier chỉ huy như sau : (đọan trích dịch ra Việt ngữ bởi Lưu Đình Tuân) “… Năm giờ rưỡi sáng toán thứ nhất gồm 30 thủy binh và một khẩu pháo 4 do trung úy hải quân Bain de Coquerier chỉ huy rời trại để vào vị trí trước cửa Tây nam thành. 5 giờ 45 phút, toán thứ hai gồm 30 pháo thủ hải quân do ông Trentinian chỉ huy lên đường đến Cửa Đông Nam . Rồi ông Esmez khi đó cũng dẫn 30 thủy binh và 3 khẩu pháo 4 cũng tiến về hội quân. Theo sau ông ta có một đội dự bị gồm 20 thủy binh. Ngoài sông Hồng, các pháo hạm Scorpion và Espignole chuẩn bị bắn phá... Đúng 6 giờ sáng, tôi dẫn đầu đơn vị đặt chân lên cầu lũy bán nguyệt Đông Nam . Tiếng súng trường (mousqueton) của ông Bain nổ bên trái tôi cùng những quả đạn đầu tiên của pháo thuyền ngoài sông Hồng bắn thẳng vào thành. Quân địch hoàn toàn bất ngờ. Bị nhiều đợt tấn công dồn dập, họ không biết điểm nào là điểm thực sự bị tấn công. Chúng tôi giải tỏa cầu khỏi những tấm chông bừa bãi khắp nơi mà không sợ đạn bắn. Khi các pháo thủ An Nam trên thành lũy vào được vị trí thì chúng tôi đã ẩn được ở sát tường công sự. Những người phòng thủ chỉ còn cách ném đá xuống. Chúng tôi dùng rìu búa nhưng không phá được cửa thành. Tôi bèn cho đặt khẩu đại bác trên cầu và ba phát đạn liên tiếp đã mở đường cho chúng tôi. Ngay lập tức ông Trentinitan và toán bộ binh của hải quân lao vào bên trong công sự góc. Tại đây quân phòng thủ không ẩn được phải chạy lên thềm đất ở chân thành. Làn hỏa lực mãnh liệt của chúng tôi hướng vào những người trên mặt lũy và làm thất bại ý định của các pháo thủ địch nhiều lần định chĩa pháo về phía chúng tôi. ... Trong thời gian trên, ông Esmez cho pháo chiếm vị trí trên cầu và bắn thủng cánh cổng trong tiếng rào rào của đá từ trên lũy ném xuống. Chiếc cửa vững chắc này chống đỡ khá lâu. Khi mở được lối vào, tôi lao vào vòm cổng cùng với mấy người lính theo sau, và ngay tức khắc nhận ra trước mặt mình mấy người đang cầm lọng che cho một vị quan đang chỉ huy phòng thủ. Tôi cũng bất ngờ khi nhận ra vị quan này chính là tướng Nguyễn Tri Phương. Sự ngẫu nhiên khiến vị trí chỉ huy của ông ta lại chính cửa tôi phải tấn công! Một cuộc đụng độ ngắn bằng súng lục đã giải quyết hoàn toàn khu vực phía cổng. Lính An Nam chạy tứ tán. Một lúc sau ông Esmez cho tung bay trên đỉnh cột cờ lá cờ ba màu của Pháp đồng thời cũng là tín hiệu quy ước để các pháo hạm ngoài sông ngừng bắn phá. Lúc đó là 6 giờ 55 phút. Vài phút sau cờ Pháp bay trên năm cửa thành. Chúng tôi không có nguời nào bị thương…” (ngưng trích) Ngoài ra có thêm một số chi tiết lịch sử quan trọng khác được André Masson ghi lại là ngay khi Francis Garnier ra đến Hà Nội ngày 16 tháng 11 năm 1873, hắn tự tiện tuyên bố mở cửa sông Hồng để tầu buôn ngoại quốc (phần lớn là người Pháp) tự do chuyên chở hàng hóa, buôn bán; và hắn tự thiết lập thuế quan mới. Sáng ngày 19 tháng 11 năm 1873 Garnier đưa tối hậu thư buộc Nguyễn Tri Phương phải giải giáp, buông súng giao thành cho hắn… không cần chờ đến sự trả lời của Nguyển Tri Phương, rạng ngày 20 tháng 11 năm 1873 hắn ra lệnh nổ súng tấn công Hà nội như bản báo cáo của hắn đã ghi ở trên. Chiến tranh nào cũng vậy, thắng hay bại, có kẻ thắng người thua là chuyện phải có. Nhưng bài học Nguyễn Tri Phương mất Hà Nội xem lại cho kỹ; tôi thấy là một mối nhục lớn của dân tộc rất khó nuốt… và sự “can đảm bất khuất” của Nguyễn Tri Phương từ từ có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Vấn đề tương quan lực lượng phải là một vấn đề lớn của chiến tranh cận đại. Muốn tấn công một vị trí có phòng thủ của địch (đồn, lũy, thành trì, tuyến phòng thủ…) lực lượng tấn cống ít nhất phải đông và hỏa lực mạnh gấp 3 lần lực lượng phòng thủ (con số hòan hảo là mạnh gấp 10 lần). Nguyễn Tri Phương lúc đó có dưới tay 7000 quân chính quy võ trang từ kiếm, thương, cung nỏ đến cả súng cầm tay và thần công (chứ không phải là tầm vông vạt nhọn theo kiểu du kích xã! Nên nhớ là lúc Nguyễn Huệ đánh Tôn Sĩ Nghị ở Thăng long, quân Tây Sơn đã đã bắn súng như mưa rào đến nỗi mà khói súng bay mù mịt làm áo giáp của Nguyễn Huệ biến từ mầu vàng thành mầu xám đen!)… Ngoài ra Nguyễn Tri Phương đã nhận tối hậu thư của Garnier trước một ngày bị tấn công thì không thể nói bị “đánh úp” đuợc. Lực lượng tấn công thành Hà Nội của Garnier chỉ có vỏn vẹn 110 lính thủy (loại TQLC ngày nay) trang bị súng “mút-cà-tông,” 4 khẩu pháo và 2 chiến thuyền (tôi đã làm một bài toán cộng tổng kết từ bản báo cáo của Garnier ghi ở trên). Vào năm 1873 súng “mút-cà-tàng” (quí vị xem trong viện bảo tàng hoặc phim ci-nê loại “David Crockett” của Mỹ thì rõ hơn) và đại bác thần công đều là loại vũ khí nạp thuốc súng và đạn viên bi từ đằng mũi vào (rồi lấy cây sắt thụt lia lịa vào từ mũi súng cho chặt). Tính trung bình cứ 10 phút mới bắn được 1 viên chứ không phải là M16 hay AK47 như bây giờ mà quân Tây cứ quạt lia lịa đâu ( !) Vậy mà chỉ trong vòng có 70 phút đồng hồ (phát súng đầu tiên của quân Tây bắn lúc 5 giờ 45 sáng ; đến 6 giờ 55 sáng Garnier đã hoàn toàn chiếm xong Hà Nội) Garnier đã bắt sống được Nguyễn Tri Phương rồi (?) Quân nhà Nguyễn đánh quân Tây Sơn lúc trước mạnh giỏi lắm cơ mà ! Sao bây quân Nhà Nguyễn giờ đánh Tây cái kiểu gì vậy hở trời? Nguyễn Tri Phương nếu chạy thoát khỏi trận thất thủ Hà Nội này có lẽ sẽ bị giáng chức và đưa ra tòa án quân sự mặt trận là đàng khác??? Chọn Thăng Long là kinh đô trên 1000 năm rồi mà dân trí, văn minh của dân Việt vẫn đội sổ so với các dân tộc khác ở Đông Nam Á châu (chưa nói đến các dân tộc khác văn minh hơn ở Âu châu và Mỹ châu) thì vinh quang chỗ nào? Tính sổ lại sau 1000 năm dân Việt ta chỉ có một cái may mắn là chưa bị đồng hóa thành người Tầu (Trung Hoa) hay Chàm (Chiêm Thành). Thành ra “Ngàn Năm” hay “Ngàn Lẻ Một Năm” hay “Một Vạn Năm” Thăng Long cũng không có nghĩa gì nếu nhìn vào hiện tình đất nước và và sự ấm no của dân tộc - Năm 2010 mà lợi tức quân bình tính trên đầu người (Income Per Capita) vẫn dưới “Một Ngàn” đô la… chưa nói đến các diễn biến quân sự ở Thăng Long qua lịch sử trong “Một Ngàn” năm qua như tôi vừa liệt kê ở trên. Sở dĩ cộng sản cần phải làm to chuyện “Ngàn Năm Thăng Long” bởi vì Hà Nội có 3 dấu ấn của cộng sản: - Bản tuyên ngôn độc lập mà HCM đọc tai quảng trường Ba Đình Hà Nội sau khi Việt minh cướp chính quyền và lường gạt, thủ tiêu tất cả các đảng phái hợp tác cho sự thành công của cộng sản năm 1945. - Hà Nội được chính quyền cộng sản chọn là thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và sau đó của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. - Và quan trong hơn hết là Hà Nội hiện vẫn còn có “lăng” giữ xác chết của HCM. Cái xác này đang thối đến mức độ hết thuốc chữa… Khoa học gia Trung Quốc được đảng ta mời đến Hà Nội đề “bảo quản” xác HCM cũng đã chào thua rồi… Theo tôi, còn một lý do rất quan trọng khác mà chính quyền Hà Nội định tổ chức ngày “Ngàn Năm Thăng Long” kỳ này là để đảng cộng sản Việt Nam có dịp trả lễ đảng cộng sản Trung Quốc đã bao bọc đảng ta suốt bao năm qua. Đây là dịp “Ngàn Năm” để mời con cháu Mã Viện và Cao Biền sang nước ta đi tìm lại và đánh bóng cái “đồng trụ chiết” Mã Viện đã trồng ở Việt Nam thuở xa xưa; đồng thời tu bổ lại vài trăm cái “giếng khơi” mà Cao biền đã cho đào chung quanh Thăng Long để chặn khí huyệt của Việt Nam cũng ở thuở xa xưa … Who know??? |