Đồng dao và trẻ em |
Tác Giả: Hoàng Yên Lưu | |
Thứ Bảy, 08 Tháng 1 Năm 2011 06:25 | |
Như đã trình bày các kỳ trước ca dao nhi đồng được gọi là đồng dao. Đồng dao thường viết theo thể thơ giản dị, dễ nhớ, dễ ca và dễ dùng để vui chơi như thể thơ bốn chữ hay thể lục bát hoặc loại có câu dài, ngắn khác nhau có tiết tấu, nhịp nhàng thích hợp với việc đồng ca. Nếu ca dao trữ tình là phương tiện để trai gái giao duyên hay để giãi bày tâm sự khi đối cảnh, đối người, thì đồng dao thường gắn liền với một trò chơi nào đó của trẻ em trong những dịp hội hè hay khi nhàn rỗi. Với lứa tuổi thơ ngây, trong các trò chơi, các khúc ngắn được các em ca hát thường không mang ý nghĩa nào đặc biệt. Chính sự ngây ngô của trẻ và của lời ca đã tạo thêm ý vị cho trò chơi lúc tóc còn để chỏm. Giáo sư kiêm nhà văn Doãn Quốc Sĩ khi khảo cứu về "Ca dao nhi đồng" vào năm 1969 đã giới thiệu nhiều khúc đồng dao được trẻ em ca hát khi chơi đùa. Trong đó có nhiều trò quen thuộc mà nhiều người trong chúng ta còn nhớ: Trong trò "Nu na nu nống" bầy trẻ ba bốn em nhỏ ngồi duỗi chân ra và một em trong bọn lấy tay điểm từng chân một vừa hát như sau: Nu na nu nống, Đến âm "rụt" tay em sờ vào chân nào thì chân ấy phải rụt lại. Trong trò "Thả đĩa ba ba" thì bài đồng dao sau đây được sử dụng: Thả đìa ba ba, Trong trò chơi này bốn năm em đứng tụm lại giữa sân rộng, một em vừa hát vừa lấy tay vỗ lên đầu từng người theo thứ tự vòng tròn. Dứt bài, chữ "chịu" rơi phải đầu em nào, em đó phải ở lại dưới sân làm đỉa, làm ba ba hay làm nam nam. Theo tín ngưỡng người Việt ở vùng quê, hễ chuôm ao nào có người chết đuối thì linh hồn người đó biến thành con nam nam (nói theo miền Nam là con ma gia), luôn luôn rình cơ hội rủ người khác chết đuối. Có vậy linh hồn kẻ chết đuối mới được thay thế mà tái sinh. Trong khi một em phải ở lại dưới sân làm đỉa (hay ba ba, hay nam nam) thì các em khác lên hết bờ hè hoặc bờ cao quanh sân để rồi sẽ chạy từ bờ bên này qua bờ bên kia. Em ở "dưới ao" cố săn đuổi, túm áo bắt được em nào, em đó phải thay thế. Trò chơi này thường là của các em trai và đặc biệt phải chơi vào những đêm trăng tháng Tám. Trò chơi "Phụ đồng chổi" cũng như "Phụ đồng ếch" thường được chơi vào đêm trăng sáng như đêm Trung thu. Trong trò "Phụ đồng chổi" thì bầy trẻ đứng xung quanh một bé cầm cán chổi dựng ngược ngồi giữa để "hồn" nhập vào trong khi một em khác ca theo nhịp. Còn trong trò "Phụ đồng ếch" thì thay vì cầm chổi, một em quỳ xuống hai tay chống đất, miệng ngậm mấy nén nhang. Một em khác vỗ tay vừa hát bài phụ đồng dưới đây. Khi hồn ếch nhập vào em thì em ngồi đồng sẽ nhảy bốn chân kiểu con ếch và các em khác bỏ chạy tứ tung. Muốn cho đồng thăng thì cũng vẩy nước lạnh lên em ngồi đồng như trò chơi "Phụ đồng chổi". Ếch! Ếch! Mày mới về đây, Đồng dao do người trưởng thành đặt ra hoặc nhằm mục tiêu giáo dục trẻ em hoặc giúp chúng ca hát vui chơi nhưng cũng có thể nhằm mục đích khác kể cả mục đích thông tin hay tuyên truyền hoặc kín đáo chỉ trích những đối tượng mà thông thường người ta e ngại không dám trực tiếp động đến. Trẻ em đầu óc non nớt, miệng lưỡi trơn tru, lại ưa tụm năm tụm ba vui chơi ca hát nên một khúc đồng dao có thể dễ dàng truyền khắp thị thành cũng như nơi hang cùng ngõ hẻm một cách nhanh chóng khi chưa có các phương tiện truyền thông tân tiến như ngày nay. Qua thời gian khúc đồng dao loại này có thể mất hết ý nghĩa ban đầu vì ở dạng truyền khẩu nên câu và chữ có thể thay đổi. Một trong những bài đồng dao loại này được trẻ em ngày nay vẫn thường hát khi chơi trò Chi chi chành chành. Trong trò chơi trên một em được chọn, xòe bàn tay trái ra, và các em khác cùng đặt ngón tay trỏ vào giữa lòng bàn tay của em đó. Em đó bèn hát bài Chi chi chành chành và đến câu cuối cùng cố ý kéo dài giọng ở chữ "bắt" rồi bất ngờ nắm chặt bàn tay lại Trong trò chơi "Chi chi chành chành" bài đồng dao sau đây được dùng: Chi chi chành chành Hàng thế kỷ trôi qua chẳng ai hiểu câu trên nói cái gì và cho rằng chỉ là những lời vô nghĩa của trẻ em mà thôi. Nhưng vào giữa Thế kỷ XX đã có ít nhất hai người giải thích câu này và bảo là nó phản ánh hay dự tri thời cuộc. Nói cách khác đó là câu sấm truyền. Người thứ nhất là ông Nguyễn Bách Khoa trong Kinh Thi Việt Nam (1940) và người thứ hai là nhà văn Nguyễn Công Hoan trên tờ Văn Nghệ (1958). Theo hai cây viết này thì bài trên phải đọc như sau mới có nghĩa: Chu tri rành rành Chúng có nghĩa ra sao? Chu tri rành rành, là báo cho mọi người biết rõ. Cái đanh thổi lửa, chỉ chiến thuyền của hải quân Pháp và Y Pha Nho bắn phá cửa Đà nẵng 1858. Con ngựa đứt cương, chỉ Vua Tự Đức băng hà vào năm 1883 và triều đình Huế rối loạn, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết thao túng quyền hành chẳng còn gì là kỷ cương. Ba vương tập đế, chỉ ba vua Dục Đức (làm vua ba ngày năm 1883), Hiệp Hòa (làm vua bốn tháng 1883), Kiến Phúc (tại vị 1883-1884) lần lượt lên ngôi và đều bị sát hại. Cấp kế đi tìm, chỉ Hàm Nghi dời xa giá ra Quảng Trị vào 1885 và Tôn Thất Thuyết hô hào cần vương. Ú tim òa ập, câu cuối, chỉ Hàm Nghi bị Pháp bắt ngay trong năm 1885. Nhà văn Doãn Quốc Sĩ thì còn tìm ra một bản khác được ghi như sau: Chu chi rành rành! Bản trên được giải thích như sau: Chu: vòng, tròn; chi: đạt tới. Cả câu có ý nói chúng ta đứng thành vòng tròn đầy, chúng ta hiểu điều đó lắm. Câu thứ hai ý muốn báo trước những biến cố đau thương sắp tới. Ba vương nói ở câu bốn là ba vua kế tiếp nhau lên ngôi: Dục Đức, Hiệp Hòa và Kiến Phúc. "Chạ" chính nghĩa là xóm, một phần của làng (như trong ca dao Việt Nam "làng trên chạ dưới thiếu gì giai tơ"). Nhưng "ba chạ" ở đây ám chỉ ba làng Thanh Lạng, Thanh Cốc và Tha Mặc đi tìm vua. Ba làng này đã được kể tới trong bài "Poursuites dirigées contre le roi Ham Nghi" của R.P.A. Delvaux đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Hue, 1941, tr.303. Câu cuối: vua Hàm Nghi bị bắt, ngày 02/11/1888. Ông Nguyễn Văn Tố giải thích thêm là vua Hàm Nghi khởi sự đi trốn vào tháng Bảy năm 1884, bị bắt vào ngày 02/11/1888, và bài đồng dao được ghi lại theo lời một người dân vùng Sơn Tây, đã được đăng lần đầu tiên trên tờ "La Patrie Annamite" ngày 15/06/1935. Cũng trong tập IIEH 19432, bài "Note à propos d'une chanson enfantine Annamite", ở trang 207-212, một học giả khác, ông Nguyễn Văn Huyên, thuật lại một cách giải thích khác mà ông được nghe từ thuở thiếu thời. Theo ông, thì đây là một bài sấm tiên tri về tương lai nước Nam sau khi nhà Lê đổ: Chi chi chành chành: từ cành lớn sinh ra những ngành nhỏ (gợi ý niệm những biến động theo luật nhân quả) Cái danh thổi lửa: ám chỉ que diêm quẹt lửa hay đúng hơn cái kim hỏa của súng tượng trưng cho sức mạnh Tây phương mà tới hồi cuối thế kỷ XVIII đó người Nam ta mới được biết. Con ngựa chết trương: ám chỉ vua Lê Hiến Tông chết vào ngày Mậu Ngọ (ngày 17), tháng 07, năm Bính Ngọ (1786), sau 47 năm cực nhọc với ngôi trời. Nhà vua chết vào đúng lúc kinh đô Thăng Long bị quân Tây Sơn chiếm giữ. Ba vương lập đế: ba miền đã có người xưng vương, Nguyễn Huệ (Quang Trung) miền Bắc, Nguyễn Nhạc (Thái Đức) miền Trung, Nguyễn Ánh (tương lai sẽ là vua Gia Long) miền Nam. Cấp kế thượng hải (viện binh từ biển tới): ám chỉ việc Hoàng tử Cảnh theo ông Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện năm 1789. Ú tim Ù ập (mọi người đều như chơi "ú tìm" từ đấy): nào là việc cấm giảng đạo, giết giáo sĩ của những triều đại kế vị Gia Long đã vô tình làm cho người Pháp phản ứng lại. Sự phản ứng đó không ngờ đã khiến người Pháp chiếm được nước Nam rồi cả bán đảo Đông Dương. Rõ thật chẳng khác gì hai bên chơi trò ú tìm, mọi kết quả đều đến bất ngờ ngoài mọi mưu toan của đôi bên. |