Quán Trọ Cây Thầu Dầu |
Tác Giả: Nguyễn Trung Tây, SVD |
Thứ Tư, 23 Tháng 12 Năm 2009 19:35 |
Quán trọ Cây Thầu Dầu nói về một ngôi nhà trọ và những sinh hoạt bất thường của một ngôi làng. Quán trọ Cây Thầu Dầu, Ảnh NTTây Hồi đó người ta đồn rằng, “Thầu dầu mọc giữa tháng Ba, Là điềm ấu chúa sinh ra thái bình”. Cây thầu dầu đã mọc rồi, hơn một năm rồi, nhưng thái bình vẫn chưa xuất hiện. Trong khi đó, những người hồi xưa đã bỏ đi, bây giờ từ bốn phương trời cứ tấp nập kéo về đe dọa tới đời sống vốn đã thanh bình ngàn năm của dân làng. Cách uống rượu như uống nước, đốt tiền như đốt giấy vụn của những người khách không mời mà tới khiến hương chức trong làng lo sợ cho số phận của những thiếu nữ ngây thơ mới lớn, những người đàn bà nhẹ dạ cả tin… Hơn một tháng rồi, quán trọ Cây Thầu Dầu bỗng dưng rộn ràng bước chân lạ mặt của tứ phương. Đúng vậy, cứ liên tục như thế, từ sáng tới chiều, từ chiều tới nửa đêm, đếm được bốn tuần rồi, thị trấn Bethlehem bỗng dưng rộn ràng bước chân ngàn khuôn mặt lạ. Những người khách này nguyên gốc Do Thái, nhưng có người nói tiếng Do Thái pha giọng mũi nghèn nghẹt tiếng Hy Lạp hoặc giọng cổ vướng nghẹt tiếng Ba Tư, nhiều người không đọc được bảng tên chỉ đường ngoại trừ ngọng nghịu câu chào: Shalom. Nhưng thật ra, tất cả những người khách lạ mặt này đều có liên hệ mật thiết với Bethlehem, bởi tổ tiên mười mấy đời của họ đang nằm an nghỉ tại những ngôi mộ đá đục sâu trong rặng núi. Mà lạ lắm, mặc dù xuất hiện với nhiều màu da, khác tiếng nói, ngàn khuôn mặt lạ tứ phương đều chia sẻ chung với nhau hai đặc điểm nổi bật; mặt lúc nào cũng đỏ bởi rượu, và cứ hễ mở miệng ra là chửi tục. Ngày nào cũng thế, khách nằm ngủ thẳng cẳng cho tới mười hai giờ trưa mới chịu gạt mền sang một bên. Chui ra khỏi giường, khách vốc nước rửa mặt, xúc miệng ồng ộc. Xong xuôi đâu đó, tưởng khách đi đâu, hóa ra lại bước thẳng một mạch tới quán rượu. Nhậu xong, uống xong, khách không về quán trọ, nhưng lại dẫn nhau ra giếng nước đầu làng. Trên đường đi, khách nhổ xoèn xoẹt nước miếng và đờm xanh xuống mặt đường. Có ông khách say quá, xiêu vẹo gục té ngay bên lề, miệng nôn thốc tháo, mùi ói tanh lợm. Có người cất giọng hát, những bài hát lẳng lơ lời ca dâm tục. Âm thanh phát ra từ cuống họng nghe bền bệt bởi hơi thở nặng nề sặc sụa mùi rượu vang. Thôn Bethlehem đang thanh bình, trên có thầy Rabbie và hội đồng hương chức, dưới là dân làng, người người ai ai cũng một lòng. Nhưng tự dưng bởi những người khách lạ, Bethlehem tự động tách ra hai phe, một phe cổ võ, phe kia chống đối. Phe cổ võ bao gồm chủ quán rượu, quán ăn, và quán trọ. Gặp khách, ông chủ nào mặt cũng tự nhiên hớn hở hẳn ra, miệng cười toe toét. Mà cũng khó trách, Bethlehem đất chó ăn đá gà ăn muối từ thời tạo thiên lập địa. Người cả nước vẫn đồn miệng, “Cái đất Bethlehem đó, xin lỗi miếng đất chó iả đó, có cho cũng chả thèm”. Cho nên chẳng lạ chi, quán trọ Bethlehem bình thường vắng hoe ngoại trừ ruồi xanh sa mạc bay lăng quăng, giờ này bỗng dưng hóa ra không còn phòng trống. Quán trọ nào cũng treo bảng “Cạn phòng” hoặc “Hết chỗ”. Đặc biệt nhất, quán rượu, ngày cũng như đêm lúc nào cũng nồng nặc mùi người và mùi rượu. Chủ quán Bethlehem, nguyên cả tháng rồi, chục người là đủ cả chục, ông nào cũng hơn hớn vui tươi. Đương nhiên, thì cũng bởi vì tiền. Tiền nở nụ cười. Tiền tươi con mắt. Tiền cất vào kho. Mà đây không phải là tiền kẽm tiền xu đâu nhé. Cái thứ tiền đó giờ có cho không, mười mấy ông chủ của Bethlehem cũng bĩu môi, giơ tay quẳng bỏ dục thẳng vào xó nhà. Mà lạ lắm, những người khách phải quay về Bethlehem theo lệnh kiểm tra dân số không hiểu sao ai cũng giàu có. Tiền đếm mỏi tay. Có người còn xách theo trong mình nguyên cả gói tiền bạc khắc hình hoàng đế Alexander và nhiều đồng tiền vàng Caesar Augustus. Một ngôi nhà xập xệ trong thôn trị giá trăm đồng tiền bạc. Ngôi nhà mắc nhất nằm ở cuối thôn là hội đường Isaiah với hơn năm trăm ghế ngồi trị giá xấp xỉ trên dưới ngàn đồng tiền vàng Caesar. Thế mà khi bước vào quán rượu, khách quẳng ra bàn cả đống tiền vàng. Tiền vàng rớt xuống đất kêu coong coong nghe vui tai, âm vàng ngân vang rung động lòng người. Nếu ưng ý được lòng khách, bồi bàn còn nhận được nguyên một đồng tiền thưởng bằng bạc. Cứ thế, làm chi bồi bàn không cất công phục vụ cúc cung. Muốn gì được nấy. Chủ quán chưa có dịp mở miệng năn nỉ công nhân ở lại làm thêm, bồi bàn đã nhanh nhanh chạy đi gặp chủ, gãi gáy cầu tài, xin làm thêm giờ phụ trội. Phe chống đối thì chẳng ai xa lạ. Chưa nói, nhiều người đã biết mặt biết tên. Mà cũng khó trách thầy Rabbi Daniel và hội đồng hương chức trong thôn, bởi Bethlehem mặc dầu đất cày lên sỏi đá, nhưng thiếu nữ Bethlehem từ lâu vẫn nổi tiếng công dung ngôn hạnh. Thì đấy vua David đã từng thưởng cho làng bốn chữ khắc vàng, Tiết Hạnh Khả Phong. Cho nên không lạ chi từ bao lâu nay, người làng chưa bao giờ phải nhặt đá ném chết những người con gái một phút nhẹ dạ. Cổng làng, từ bao lâu nay, đất vẫn đen thơm mùi đất lành, đá vẫn sạch không vương mùi máu tanh. Thế đó, mới chỉ có mắt trước mắt sau, ngay khi bóng dáng khách tứ phương vừa đổ xuống nườm nượp ở cổng làng, những con kên kên phục vụ lính tuần La Mã ở làng bên đã nhấp nhổm ngóng đầu quay về Bethlehem quan sát tình hình. Ba tuần trước, mặc cho những lời cảnh cáo xa gần, cô gái giang hồ khét tiếng trong vùng thản nhiên gõ cửa căn nhà treo bảng cho thuê trong thôn. Người phụ nữ vừa dọn vào, một tiếng sau khách khứa đã cửa trước ra vào cửa sau tấp nập. Được đúng hai ngày, nhà thổ bừng bừng phát hỏa! Nửa đêm về sáng, lửa bốc cháy từ cửa gỗ phòng khách, lửa liếm lem lẻm vách gỗ mặt tiền, rồi theo đà gió bừng sáng bốc ngọn vút lên cao. Nhờ sự can thiệp của bao nhiêu thân chủ đang ngồi uống rượu chờ đợi tới phiên, căn nhà trọ còn đứng vững, mặc dù mặt tiền đã bị cháy đen nham nhở. Mật thám kéo tới lập biên bản điều tra, đặt nghi vấn nhà bị đốt. Sau vụ hỏa hoạn, người phụ nữ buôn hương không chịu thua. Cô nhờ người sơn phết qua loa mặt tiền rồi lại tiếp tục hành nghề như không hề có chuyện chi xảy ra. Thế là khách khứa lại tấp nập. Tiếng cười ngân vang từ xế chiều cho tới nửa đêm về sáng. Người ra người vô, nhà thổ lại rộn ràng. Được khoảng một tuần. Vào một buổi sáng sớm tinh mơ, Bõ già trông coi hội đường Isaiah, ngày nào cũng dậy thật sớm đi tới hội đường mở cửa, đốt nến chuẩn bị cho giờ kinh sáng, bỗng hét to như bị ma rượt khi đi ngang qua nhà thổ. Người trong thôn chạy tới chỉ để kịp nhìn thấy cánh cửa lớn căn nhà mở tung để lộ ra hai xác người đang treo lủng lẳng ngay trên xà ngang, một của cô gái buôn hương, một của người khách. Bởi hai thây ma treo lủng lẳng, Sở Mật Vụ La Mã lại tấp nập kéo tới. Thầy Rabbi Daniel, hội đồng hương chức, và cả Bõ già lần lượt bị gọi lên thẩm vấn. Nhưng cũng như lần trước, nhân viên mật vụ vẫn không kiếm ra thủ phạm. Rốt cuộc, Sở Mật Vụ đóng hồ sơ, lần lượt leo lên lưng ngựa bỏ đi. Nhưng bắt đầu từ ngày hôm đó, khoảng nửa đêm về sáng tự nhiên căn nhà bỗng chập chờn những bóng ma. Tối tối có người thấy hai xác người, một của đàn bà một của đàn ông hiện ra treo tòng teng lơ lửng. Có người nửa đêm về sáng nghe thấy tiếng hú nghe rõ mồn một lanh lảnh từ trong căn nhà còn loang lổ vết cháy. Vào đêm sáng trăng, có người còn thấy bẩy hạt máu đỏ từ trên xà ngang nhỏ xuống nền đất viết thành chữ Nhân thật rõ nét trong tiếng Hy Lạp. Người trong làng xì xào hỏi nhau tại sao lại không là ba hay là bốn nhưng lại là bẩy? Mà tại sao bẩy hạt máu đỏ đó lại hòa với nhau viết nên một chữ Nhân? Chữ Nhân có nghĩa là chi trong trường hợp này? Tại sao lại không viết chữ Nhân trong tiếng Do Thái nhưng lại là chữ Hy Lạp? Nghe vậy, có người quay lại nhắc nhở, “Quên rồi sao? Ông bà mình có câu, ‘Giết bẩy bò mới đủ lễ tế’. Mà, nè, cũng đừng có quên ả này không phải Do Thái, nhưng người Syria. Cô ta nói tiếng Hy Lạp, đâu có biết tiếng Do Thái”. Thằng Judas mồ côi mười sáu tuổi chăn chiên trong làng phá phách ma chê quỷ hờn. Sểnh ra là ăn cắp. Lơ đãng một chút là mất đồ. Cuối tuần nó tếch sang thôn bên cạnh, đứng đường dẫn mối cho những con kên kên. Chủ bầy chiên có lần mắng nó tật hay ăn cắp vặt. Nó tức, ban đêm gọi bạn bè tới túp lều nằm giữa cánh đồng, cắt cổ một con chiên đực nướng thịt ăn. Thế mà nửa đêm, không biết để làm chi, dám mò tới căn nhà ma. Sáng hôm sau, lại một lần nữa, đi ngang qua, ông bõ thấy nó oặt ẹo nằm trên nền đất hoang của ngôi nhà ma, mặt bầm tím, tay chân như không còn xương. Mang nó về nhà, người ta đổ cháo nóng vào miệng, giật tóc mai hú gọi ba hồn chín vía. Ba ngày sau thằng Judas mới dần dần hồi tỉnh, nhưng tay chân quặt quẹo mềm oặt. Hỏi chi, nó cũng không nói, mặt tái xanh lét. Thế là những người đàn bà trong thôn ồn ào lên. Họ kháo với nhau, “Chết rồi! Vậy là đã ứng nghiệm lời nguyền của bẩy giọt máu viết ra một chữ Nhân. Thằng Judas là nạn nhân đầu tiên. Trong làng mình, ai sẽ là người thứ hai?”. oOo Đêm nay tối hai mươi bốn cuối tháng Mười Hai. Đã gần mười một giờ đêm, chỉ còn khoảng một tiếng đồng hồ nữa thôi bầu trời đêm đen của thị trấn Bethlehem sẽ chuyển mình bước vào nửa đêm... www.nguyentrungtay.com Quán trọ Cây Thầu Dầu nói về một ngôi nhà trọ và những sinh hoạt bất thường của một ngôi làng. Hồi đó người ta đồn rằng, “Thầu dầu mọc giữa tháng Ba, Là điềm ấu chúa sinh ra thái bình”. Cây thầu dầu đã mọc rồi, hơn một năm rồi, nhưng thái bình vẫn chưa xuất hiện. Trong khi đó, những người hồi xưa đã bỏ đi, bây giờ từ bốn phương trời cứ tấp nập kéo về đe dọa tới đời sống vốn đã thanh bình ngàn năm của dân làng. Cách uống rượu như uống nước, đốt tiền như đốt giấy vụn của những người khách không mời mà tới khiến hương chức trong làng lo sợ cho số phận của những thiếu nữ ngây thơ mới lớn, những người đàn bà nhẹ dạ cả tin… Hơn một tháng rồi, quán trọ Cây Thầu Dầu bỗng dưng rộn ràng bước chân lạ mặt của tứ phương. Đúng vậy, cứ liên tục như thế, từ sáng tới chiều, từ chiều tới nửa đêm, đếm được bốn tuần rồi, thị trấn Bethlehem bỗng dưng rộn ràng bước chân ngàn khuôn mặt lạ. Những người khách này nguyên gốc Do Thái, nhưng có người nói tiếng Do Thái pha giọng mũi nghèn nghẹt tiếng Hy Lạp hoặc giọng cổ vướng nghẹt tiếng Ba Tư, nhiều người không đọc được bảng tên chỉ đường ngoại trừ ngọng nghịu câu chào: Shalom. Nhưng thật ra, tất cả những người khách lạ mặt này đều có liên hệ mật thiết với Bethlehem, bởi tổ tiên mười mấy đời của họ đang nằm an nghỉ tại những ngôi mộ đá đục sâu trong rặng núi. Mà lạ lắm, mặc dù xuất hiện với nhiều màu da, khác tiếng nói, ngàn khuôn mặt lạ tứ phương đều chia sẻ chung với nhau hai đặc điểm nổi bật; mặt lúc nào cũng đỏ bởi rượu, và cứ hễ mở miệng ra là chửi tục. Ngày nào cũng thế, khách nằm ngủ thẳng cẳng cho tới mười hai giờ trưa mới chịu gạt mền sang một bên. Chui ra khỏi giường, khách vốc nước rửa mặt, xúc miệng ồng ộc. Xong xuôi đâu đó, tưởng khách đi đâu, hóa ra lại bước thẳng một mạch tới quán rượu. Nhậu xong, uống xong, khách không về quán trọ, nhưng lại dẫn nhau ra giếng nước đầu làng. Trên đường đi, khách nhổ xoèn xoẹt nước miếng và đờm xanh xuống mặt đường. Có ông khách say quá, xiêu vẹo gục té ngay bên lề, miệng nôn thốc tháo, mùi ói tanh lợm. Có người cất giọng hát, những bài hát lẳng lơ lời ca dâm tục. Âm thanh phát ra từ cuống họng nghe bền bệt bởi hơi thở nặng nề sặc sụa mùi rượu vang. Thôn Bethlehem đang thanh bình, trên có thầy Rabbie và hội đồng hương chức, dưới là dân làng, người người ai ai cũng một lòng. Nhưng tự dưng bởi những người khách lạ, Bethlehem tự động tách ra hai phe, một phe cổ võ, phe kia chống đối. Phe cổ võ bao gồm chủ quán rượu, quán ăn, và quán trọ. Gặp khách, ông chủ nào mặt cũng tự nhiên hớn hở hẳn ra, miệng cười toe toét. Mà cũng khó trách, Bethlehem đất chó ăn đá gà ăn muối từ thời tạo thiên lập địa. Người cả nước vẫn đồn miệng, “Cái đất Bethlehem đó, xin lỗi miếng đất chó iả đó, có cho cũng chả thèm”. Cho nên chẳng lạ chi, quán trọ Bethlehem bình thường vắng hoe ngoại trừ ruồi xanh sa mạc bay lăng quăng, giờ này bỗng dưng hóa ra không còn phòng trống. Quán trọ nào cũng treo bảng “Cạn phòng” hoặc “Hết chỗ”. Đặc biệt nhất, quán rượu, ngày cũng như đêm lúc nào cũng nồng nặc mùi người và mùi rượu. Chủ quán Bethlehem, nguyên cả tháng rồi, chục người là đủ cả chục, ông nào cũng hơn hớn vui tươi. Đương nhiên, thì cũng bởi vì tiền. Tiền nở nụ cười. Tiền tươi con mắt. Tiền cất vào kho. Mà đây không phải là tiền kẽm tiền xu đâu nhé. Cái thứ tiền đó giờ có cho không, mười mấy ông chủ của Bethlehem cũng bĩu môi, giơ tay quẳng bỏ dục thẳng vào xó nhà. Mà lạ lắm, những người khách phải quay về Bethlehem theo lệnh kiểm tra dân số không hiểu sao ai cũng giàu có. Tiền đếm mỏi tay. Có người còn xách theo trong mình nguyên cả gói tiền bạc khắc hình hoàng đế Alexander và nhiều đồng tiền vàng Caesar Augustus. Một ngôi nhà xập xệ trong thôn trị giá trăm đồng tiền bạc. Ngôi nhà mắc nhất nằm ở cuối thôn là hội đường Isaiah với hơn năm trăm ghế ngồi trị giá xấp xỉ trên dưới ngàn đồng tiền vàng Caesar. Thế mà khi bước vào quán rượu, khách quẳng ra bàn cả đống tiền vàng. Tiền vàng rớt xuống đất kêu coong coong nghe vui tai, âm vàng ngân vang rung động lòng người. Nếu ưng ý được lòng khách, bồi bàn còn nhận được nguyên một đồng tiền thưởng bằng bạc. Cứ thế, làm chi bồi bàn không cất công phục vụ cúc cung. Muốn gì được nấy. Chủ quán chưa có dịp mở miệng năn nỉ công nhân ở lại làm thêm, bồi bàn đã nhanh nhanh chạy đi gặp chủ, gãi gáy cầu tài, xin làm thêm giờ phụ trội. Phe chống đối thì chẳng ai xa lạ. Chưa nói, nhiều người đã biết mặt biết tên. Mà cũng khó trách thầy Rabbi Daniel và hội đồng hương chức trong thôn, bởi Bethlehem mặc dầu đất cày lên sỏi đá, nhưng thiếu nữ Bethlehem từ lâu vẫn nổi tiếng công dung ngôn hạnh. Thì đấy vua David đã từng thưởng cho làng bốn chữ khắc vàng, Tiết Hạnh Khả Phong. Cho nên không lạ chi từ bao lâu nay, người làng chưa bao giờ phải nhặt đá ném chết những người con gái một phút nhẹ dạ. Cổng làng, từ bao lâu nay, đất vẫn đen thơm mùi đất lành, đá vẫn sạch không vương mùi máu tanh. Thế đó, mới chỉ có mắt trước mắt sau, ngay khi bóng dáng khách tứ phương vừa đổ xuống nườm nượp ở cổng làng, những con kên kên phục vụ lính tuần La Mã ở làng bên đã nhấp nhổm ngóng đầu quay về Bethlehem quan sát tình hình. Ba tuần trước, mặc cho những lời cảnh cáo xa gần, cô gái giang hồ khét tiếng trong vùng thản nhiên gõ cửa căn nhà treo bảng cho thuê trong thôn. Người phụ nữ vừa dọn vào, một tiếng sau khách khứa đã cửa trước ra vào cửa sau tấp nập. Được đúng hai ngày, nhà thổ bừng bừng phát hỏa! Nửa đêm về sáng, lửa bốc cháy từ cửa gỗ phòng khách, lửa liếm lem lẻm vách gỗ mặt tiền, rồi theo đà gió bừng sáng bốc ngọn vút lên cao. Nhờ sự can thiệp của bao nhiêu thân chủ đang ngồi uống rượu chờ đợi tới phiên, căn nhà trọ còn đứng vững, mặc dù mặt tiền đã bị cháy đen nham nhở. Mật thám kéo tới lập biên bản điều tra, đặt nghi vấn nhà bị đốt. Sau vụ hỏa hoạn, người phụ nữ buôn hương không chịu thua. Cô nhờ người sơn phết qua loa mặt tiền rồi lại tiếp tục hành nghề như không hề có chuyện chi xảy ra. Thế là khách khứa lại tấp nập. Tiếng cười ngân vang từ xế chiều cho tới nửa đêm về sáng. Người ra người vô, nhà thổ lại rộn ràng. Được khoảng một tuần. Vào một buổi sáng sớm tinh mơ, Bõ già trông coi hội đường Isaiah, ngày nào cũng dậy thật sớm đi tới hội đường mở cửa, đốt nến chuẩn bị cho giờ kinh sáng, bỗng hét to như bị ma rượt khi đi ngang qua nhà thổ. Người trong thôn chạy tới chỉ để kịp nhìn thấy cánh cửa lớn căn nhà mở tung để lộ ra hai xác người đang treo lủng lẳng ngay trên xà ngang, một của cô gái buôn hương, một của người khách. Bởi hai thây ma treo lủng lẳng, Sở Mật Vụ La Mã lại tấp nập kéo tới. Thầy Rabbi Daniel, hội đồng hương chức, và cả Bõ già lần lượt bị gọi lên thẩm vấn. Nhưng cũng như lần trước, nhân viên mật vụ vẫn không kiếm ra thủ phạm. Rốt cuộc, Sở Mật Vụ đóng hồ sơ, lần lượt leo lên lưng ngựa bỏ đi. Nhưng bắt đầu từ ngày hôm đó, khoảng nửa đêm về sáng tự nhiên căn nhà bỗng chập chờn những bóng ma. Tối tối có người thấy hai xác người, một của đàn bà một của đàn ông hiện ra treo tòng teng lơ lửng. Có người nửa đêm về sáng nghe thấy tiếng hú nghe rõ mồn một lanh lảnh từ trong căn nhà còn loang lổ vết cháy. Vào đêm sáng trăng, có người còn thấy bẩy hạt máu đỏ từ trên xà ngang nhỏ xuống nền đất viết thành chữ Nhân thật rõ nét trong tiếng Hy Lạp. Người trong làng xì xào hỏi nhau tại sao lại không là ba hay là bốn nhưng lại là bẩy? Mà tại sao bẩy hạt máu đỏ đó lại hòa với nhau viết nên một chữ Nhân? Chữ Nhân có nghĩa là chi trong trường hợp này? Tại sao lại không viết chữ Nhân trong tiếng Do Thái nhưng lại là chữ Hy Lạp? Nghe vậy, có người quay lại nhắc nhở, “Quên rồi sao? Ông bà mình có câu, ‘Giết bẩy bò mới đủ lễ tế’. Mà, nè, cũng đừng có quên ả này không phải Do Thái, nhưng người Syria. Cô ta nói tiếng Hy Lạp, đâu có biết tiếng Do Thái”. Thằng Judas mồ côi mười sáu tuổi chăn chiên trong làng phá phách ma chê quỷ hờn. Sểnh ra là ăn cắp. Lơ đãng một chút là mất đồ. Cuối tuần nó tếch sang thôn bên cạnh, đứng đường dẫn mối cho những con kên kên. Chủ bầy chiên có lần mắng nó tật hay ăn cắp vặt. Nó tức, ban đêm gọi bạn bè tới túp lều nằm giữa cánh đồng, cắt cổ một con chiên đực nướng thịt ăn. Thế mà nửa đêm, không biết để làm chi, dám mò tới căn nhà ma. Sáng hôm sau, lại một lần nữa, đi ngang qua, ông bõ thấy nó oặt ẹo nằm trên nền đất hoang của ngôi nhà ma, mặt bầm tím, tay chân như không còn xương. Mang nó về nhà, người ta đổ cháo nóng vào miệng, giật tóc mai hú gọi ba hồn chín vía. Ba ngày sau thằng Judas mới dần dần hồi tỉnh, nhưng tay chân quặt quẹo mềm oặt. Hỏi chi, nó cũng không nói, mặt tái xanh lét. Thế là những người đàn bà trong thôn ồn ào lên. Họ kháo với nhau, “Chết rồi! Vậy là đã ứng nghiệm lời nguyền của bẩy giọt máu viết ra một chữ Nhân. Thằng Judas là nạn nhân đầu tiên. Trong làng mình, ai sẽ là người thứ hai?”. Đêm nay tối hai mươi bốn cuối tháng Mười Hai. Đã gần mười một giờ đêm, chỉ còn khoảng một tiếng đồng hồ nữa thôi bầu trời đêm đen của thị trấn Bethlehem sẽ chuyển mình bước vào nửa đêm... |