Hạ Cờ Tây |
Tác Giả: NGUYỄN KHẮP NƠI | |||
Thứ Hai, 22 Tháng 8 Năm 2011 00:04 | |||
“HẠ CỜ TÂY” là tiếng lóng, đọc ngược lại là “HẠ CẦY TƠ” ám chỉ món thịt chó. Thịt chó có liên quan gì đến cây cờ Tây mà khi dân nhậu đi ăn thịt chó, lại nói là đi . . . hạ cờ Tây ?
Anh hùng chống Pháp: Những anh hùng chống thực dân Pháp của Đề Thám sửa soạn đi hạ cờ Tây Vào những năm 1945 cho tới 1954, là khoảng thời gian mà cả nước nổi lên phong trào đánh Pháp giành độc lập cho Việt Nam. Tất cả các đảng phái Quốc Cộng hợp nhất lại với nhau với danh xưng “Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội” gọi tắt là “Việt Minh” để đấu tranh bằng súng đạn với Pháp. Ban ngày thì lính Pháp đi càn, tức là đi tìm và diệt đám Việt Minh, ban đêm thì lính Việt Minh tập họp đánh trả lại. Phiền một nỗi, ở Việt Nam, nhất là ở những vùng quê, nhà nào cũng nuôi chó để giữ nhà, giữ lúa. Ban đêm, khi lính ta tập họp sửa soạn đi công đồn thì những con chó nghe có tiếng động, chúng sủa ran lên để xua những bóng đen ra khỏi vùng canh gác của chúng, đánh thức những lính canh trong đồn Pháp, làm cho những cuộc tấn công của Việt Minh bị bại lộ. Những con chó vô tội trong vùng đều bị xử tử hình vì đã quá tận tình với công vụ. Nhìn những thân chó chất đầy cả khoảng ruộng, người thanh niên việt cảm thấy thật là bất nhẫn và cũng thật là phí phạm của trời, thôi thì luộc lên, quấn hành mỡ mà chiên lên mà bỏ vào bụng cho qua cơn đói và cũng để lấy sức mà công đồn hạ cờ tây. Cờ Tây, nói lái là Cầy Tơ, tức là con chồn non. Chồn sống ở vùng quê hẻo lánh, được dân quê gọi là con cầy. Cầy thường đi săn mồi bắt gà vịt ngan ngỗng vào ban đêm, do đó, người dân quê phải mỗi đêm canh chừng và đánh bẫy đám chồn cáo này. Đánh bẫy được rồi thì làm thịt ăn vì thịt cầy rất ngon và bổ. khi hết chồn rồi, những con chó đi lạc lõng ban đêm cũng bị dân canh gác đồng hóa với con cầy và bắt ăn thịt luôn. Vì chó chỉ nhỏ bằng một con cầy còn nhỏ, vì thế, dân nhậu mới gọi thịt chó là thịt cầy non, cầy tơ. Đang mùa thuế bận rộn, tôi được một anh bạn tới chơi. Trời mùa Thu mây xám giăng đầy, lại mưa nữa, làm cho khí hậu đã lạnh còn thêm te tua nữa. Mặc dù đã biết Úc là xứ lạnh, nhưng thởi gian tôi ôi ở đảo rất ngắn, không có dịp đi xin quần áo lạnh, nên cả gia tài tôi đem qua Úc chỉ có mỗi một bộ quần áo khi ra đi vượt biên mà thôi. Từ trên máy bay vào phi trường, tôi chưa cảm thấy gì cả, nhưng khi từ xe bus đi xuống trung tâm tạm cư Enterprise Hostel, tôi mới biết thế nào là cái lạnh của xứ Úc: Lạnh cong người, lạnh rung lập cập, lạnh từ trong lạnh ra, lạnh từ ngoài lạnh vào, lạnh đủ kiểu. Thêm phần tôi đi vượt biên chỉ có một mình, không vợ không con đi theo, nên được xếp vào loại “Độc thân” để ở chung với những đấng độc thân khác, và anh Phúc chính là một trong những người bạn độc thân ở chung phòng với tôi. Tối đầu tỉên đi ngủ, cái mền được xếp và gắn thật chặt ở trên tấm khăn trắng trải giường, tôi thử kéo ra nhưng cứng quá, nên nghĩ rằng cái giường đã được . . . chế ra như vậy, ở xứ Úc, tấm mền chỉ để . . . ấm lưng thôi, chứ không để đắp. Tìm mãi không thấy tấm mền nào khác, cả đám ngố cứ đứng nhìn nhau rồi đành ủ rũ mặc nguyên bộ quần áo mà lên giường nằm ngủ. Ngủ làm sao được! Lạnh thấy mồ, không có chăn chiếu gì hết, làm sao mà ngủ. Qua hết . . . “Một đêm dài nhớ em” lạnh như đá, sáng hôm sau đi ăn, tôi đem vấn đề trọng đại này ra vấn kế các đấng tỵ nạn qua trước tôi được một tuần. Đấng huynh trưởng tỵ nạn này mỉm cười khi dễ, ăn xong biểu tôi dẫn y lên phòng. Lên tới nơi, đấng tỵ nạn này đua tay kéo tấm khăn trải giuờng một cái . . . rẹc, bung hết cả chăn mền ra và nói tôi chung vô giuờng đắp cái mền lên coi thử có ấm không. Tôi mở lớn cặp mắt ra mà nhìn tấm mền rồi từ từ leo lên giuờng đắp thử tấm mền. Trời đất ơi, sao mà tấm mền lại ấm như thế! Ấm từ trong ra ngoài, ấm từ trên xuống dưới. Lúc bấy giờ, cả đám thằng ngốc mới vỡ lẽ ra: Ngày hôm sau, ăn sáng xong, nhóm tỵ nạn chúng tôi đuợc gọi tên xuống văn phòng xã hội ở ngay trong Hostel để lãnh tấm chi phiếu trợ cấp lần đầu tiên trong đời và được mời đi lãnh quần áo cũ tại một nhà thờ trong vùng. Có quần áo ấm, có tiền trong túi rồi, tôi mới hỏi địa chỉ và xin bản đồ của khu shopping Springvale, rủ đám bạn đi ra bưu điện đánh điện tín về Việt Nam báo tin cho vợ con cha mẹ anh em biết là mình đã được an toàn tới Úc. Tói trước cửa bưu điện, tòa nhà lớn quá, lại chẳng có ai đi ra đi vào gì cả, làm tôi hơi . . . khớp, cứ đứng lóng ngóng không dám vào, cả bọn nhìn tôi, nhẫn nại chờ đợi. Đứng mãi, tôi không còn cách nào khác, vẫy tay cho tất cả cùng theo tôi đi vào. Vừa tới cửa, tôi thấy có mấy cái tia sáng xanh lè chiếu vào người tôi, lại có tiếng gì kêu “Bíp . . . Bíp” nữa, nghe lạ tai và hồi hộp quá. Tới khi nghe tiếng “Ù . . . Ù . . .” ngay trên đầu, thì tôi khiếp quá, theo phản ứng tự nhiên từ khi còn ở trong lính, tôi vội vàng nhào xuống đất, miệng la lên: Cả bọn đi theo, thấy tôi nằm lăn ra đất thì cũng bắt chước, đàn ông đàn bà nhào hết nằm dài xuống đường, đưa tay ôm chặt lấy đầu. Tôi quê quá, lồm cồm ngồi dậy phủi bụi lầm lũi đi vào trong shop xin giấy ghi điện tín. Tính ra thì từ khi rời Việt Nam, con tầu của chúng tôi chứa 121 người, lênh đênh trên biển đuợc 4 ngày thì tới bờ biển Mã Lai vào ngày đúng vào đêm Giao Thừa của năm Tân Dậu, tức là rạng sáng ngày Thứ Năm 05 02 1981. Ngày tôi đánh điện tín về nhà là ngày Thứ Tư 25 03 1981, tức là chỉ vỏn vẹn trong vòng một tháng là tôi đã đặt chân lên xứ Úc rồi. Gặp lại bạn cũ, mới ngày nào còn trai trẻ, nay đã thành già lão hết rồi. Chuyện hiện tại kể không hết, mà chuyện cũ thời mới định cư cũng không làm sao quên được. Tôi vượt biên một thân một mình, nên được xếp ở chung với hai anh em khác nữa. Hostel lo hết cả việc ăn lẫn ở, nên trong phòng không có bếp núc gì hết. Cứ sáng trưa chiều tối, chúng tôi ai tới phòng ăn sớm thì ăn trước, tới sau thì ăn trễ. Tôi gốc Lính nên ăn gì cũng được, miễn đó là đồ ăn. Mỗi lần tới giờ ăn, đi xuống "Nhà Bàn" là tôi ăn chí chát, không chê món nào cả, dù đó là thịt trừu (Lamb) mà một số người cho là rất hôi và khó nuốt. Vì nhà ăn không có dọn cơm, thịt kho hoặc cá kho tiêu, kho tộ . . . nên một số anh em ta phải tìm cách nấu lén trong phòng để ăn dậm thêm cho đỡ thèm. Những người độc thân thì ăn sao cũng được, nhưng những người có con nhỏ, cơm canh là những món mà cả gia đình không thể thiếu được. Nhưng để có một bữa ăn Việt Nam, việc quan trọng nhất là cái bếp. Tôi độc thân, không biết nấu ăn, nên sống nhờ những gia đình nấu cơm tháng theo kiểu này. Cứ mỗi tối tôi ghé lại phòng của họ ăn cơm, ăn xong, bới thêm một gà men đem về dành cho bữa ăn trưa ngày mai ở trong hãng. Mỗi tối Thứ Sáu, tất cả tập trung lại mua bia mua rượu ăn nhậu thật thoải mái. Ăn thịt heo thịt bò thịt gà mãi đâm chán, anh em ráng tìm cho ra món gì đặc biệt để thêm hương vị cho cuộc sống tha hương. Ông ban già nấu xong, dọn ra một dĩa lớn, kèm thêm mấy củ gừng, giềng, hành lá, rau răm này kia, coi bộ thật là xôm tụ. Cả bọn ăn uống xì sụp, uống bia ừng ực ra chiều rất ngon lành. Khi no bụng ngồi xỉa răng, cả đám mới hỏi ông ta: Chú Ba nghe hỏi thì rất lấy làm hả hê mà trả lời: Cả bọn nhao nhao lên: Hỏi sao thì hỏi, chú ba cứ im lặng uống bia ăn thịt. Ngừng một lúc, ông chỉ vào con chó và nói tiếp:"Đây nhé, nói có sách, mách có chứng nhé, thịt chó đóng hộp đường hoàng nhé. Tôi mua ở Siêu thị chứ đâu! Vào Siêu thị, ngắm trên kệ cuả họ đủ loại thịt chó hết á! Nào Vằn, nào Vện, nào Cộc, nào Mực, nào Đốm . . . chó nào cũng có. Sướng thật. Xứ văn mình có khác, thịt chó đóng hộp dán nhãn đường hoàng. Chẳng bù với xứ mình, bầy đầy cả ra đường, chỗ thì đầu chó, chỗ thì đuôi chó, dơ dáy bẩn thỉu"
Thế là tin thịt chó đóng hộp bán đầy các siêu thị cuả Úc được truyền tai truyền miệng lan đi một cách nhanh chóng. Cứ mỗi chiều Thứ Sáu, phe ta ra supermarket khuân hết hộp thịt chó này tới hộp thịt chó khác, ai đến trễ là chỉ có nước . . . ăn thịt bò hoặc thịt heo, thịt gà mà thôi. Làm cho cho đến một ngày không đẹp trời một tí nào, tôi và chú Ba đi dạo chơi, sẵn đi ngang super market, bọn tôi ghé vào mua vài hộp thịt chó để tối nay cùng nhau thưởng thức. Khi đi qua nhà một ông già, ông ta có nuôi một con chó rất là dễ thương mà ngày nào chúng tôi đi ngang, con chó cũng chạy ra sủa vài tiếng . . . làm quen. Ông chủ nhà đang đứng trước nhà chơi dỡn với con chó, thấy tụi tôi đi ngang, ông vui vẻ hỏi chúng tôi: Câu chào hỏi này thì tôi hiểu, nên dễ dàng trả lời ông. Khi ông nhìn thấy trên tay chúng tôi có cầm mấy hộp thịt chó, ông lại hỏi: Ông nói nhiều quá, chúng tôi đâu có hiểu nổi ông nói cái gì? Nghe ông hỏi “How many?” chúng tôi cứ tưởng ông hỏi hôm nay chúng tôi nhậu mấy đứa? Nên tôi cũng vui vẻ vửa đưa tay ra làm hiệu vừa nói trả lời ông: Ông Tây già trợn mắt nhìn chúng tôi ra vẻ thật là ngạc nhiên: Đương nhiên là chúng tôi không hiểu ông ta nói cái gì rồi. Ông già nhìn mặt chúng tôi, biết ngay là chúng tôi không hiểu, nên ông mới nói chúng tôi chờ ông một lát, rồi chạy vào trong nhà. Một lúc sau, ông chạy ra, tay cầm cái lon thịt chó giống như của chúng tôi, chỉ vào hình con chó trên hộp mà hỏi lại: Hai đứa chúng tôi khoái chí gật đầu, nhưng ông già thì lại lắc đầu, rồi ông mở hộp múc ra một ít thịt để vào cái chén dưới đất. Con chó thấy vậy, vẫy đuôi vui vẻ chạy lại ăn một lèo hết cả dĩa. Ăn xong, con chó còn liếm môi ra vẻ thích thú lắm. Hai đứa chúng tôi nhìn nhau: Trong khi chúng tôi còn đang là thắc mắc, nghi ngờ, thì ông Tây già vừa xoa đầu con chó vừa nói với chúng tôi: Câu này thì tôi hiểu, và người bạn đi theo cũng hiểu, chúng tôi ngẩn tò te nhìn nhau: Hai thằng buồn bã chào ông Tây già, giấu bao thịt chó vào trong áo, bước đi nặng chĩu về nhà. Hai thằng vào trong phòng đóng kín cửa lại, châu đầu đọc kỹ những hàng chữ tiếng Anh: Hai đứa cứ thộn mặt ra mà ngắm cái hộp thịt chó. Cả năm trời nay xơi biết bao nhiêu . . . thịt chó rồi. Ngày hôm sau, hai đứa tôi bưng nguyên túi thịt chó đem cho ông Tây già.
|