Đọc Bài Thơ “Nguyên Tiêu” Của Hồ Chí Minh |
Tác Giả: Trần Văn Giang | |
Thứ Ba, 21 Tháng 12 Năm 2010 09:14 | |
À há! Bác đã “đỡ nhẹ” ý tất cả 4 câu của 4 thi sĩ khác nhau thành ra bài “number ONE” của Bác! Quỷnh nhất là các cháu “đỉnh cao trí tuệ” XHCN của Bác đã quá mau mắn nâng bi Bác triệt để trong việc xếp hạng bài thơ “của” Bác đứng đầu (lại number One!) trong danh sách 100 bài thơ “hay nhất” của thế kỷ 20 (?) Nên biết thêm, “Quốc Tử Giám” (còn gọi là Văn Miếu), không những là một di tích lịch sử và văn hoá cổ kính của Việt Nam mà còn là một trường đại học cổ đầu tiên ở vùng Đông Nam Á, được xây dựng từ năm Canh Tuất 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) tại kinh thành Thăng Long. Ngày nay, chính quyền Hà Nội đã lập tại đây “Trung tâm hoạt động văn hoá - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám” để ngòai việc phát huy tác dụng của di tích còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội (!) Cái cơ sở oai nghi như vậy đã đúc kết danh sách 100 bài thơ hay, mà lại hay nhất của thế kỷ 20 mới ly kỳ, tất phải là chuyện đứng đắn. Thật vẻ vang cho những thi nhân có bài thơ được tuyển chọn vào danh sách “cấp cao” này. Tuy nhiên, khi nhìn vào danh sách này, bài đứng hạng số 1 (number ONE) là bài “Nguyên Tiêu” (có nghĩa là “Rằm Tháng Giêng”) tác giả là Hồ Chí Minh (?) Nhà cháu vốn dĩ bị dị ứng với cái tên HCM; và mỗi lần thấy cái tên này ở đâu là nhà cháu chẳng đặng đừng nghĩ ngay đến câu nói bất hủ, chân lý muôn thuở “…hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm;” Nhà cháu đã phải dành một chút thì giở để… “nhìn kỹ những gì cộng sản làm.” Kết quả mà nhà cháu thu lượm được cũng thú vị không kém. Nhà cháu kính trình sau đây để các bác có máu thơ thẩn trong người thưởng lãm. Nhân tiện đây, nhà cháu cũng mạn phép nói trước là khi các bác đọc các dòng chữ viết ở phía dưới đây có nhiều Hán(g) tự, thì xin các bác hiểu là trình độ chữ Hán(g) của nhà cháu nếu gọi là “ăn đong” thì cũng còn qúa đáng! Nó còn tệ hại hơn thế nữa! Trình độ của nhà cháu chưa qua hết trang đầu của “Tam Tự Kinh” (“Thiên là trời, Địa là đất, Tồn là còn…!”) Mặc dù là nhà cháu đã có cái may mắn được chính phủ VNCH gởi đi tu nghiệp ở Đài Loan (năm 1974). Nhà cháu đã vội vã học cấp tốc một ít chữ Hán để sinh tồn (“survival Chinese”) trong một thời gian ngắn cấp bách trước khi xuất dương. Nhưng phải thành thật mà nói, nhà cháu, lúc đó (1974), vẽ (không biết viết!) được khỏang gần 300 mặt chữ Hán và xem như tạm đủ để đi ra chợ tầu (cũng nên biết trong giờ học ở Đài Loan, thầy giáo chỉ dậy bằng Anh ngữ thôi! No Chino por favor!) mua “bánh tiu,” “dầu cháo quẩy,” “xì dầu,” “hủ tíu...” Ngoài giờ học, nếu nhà cháu có dạo phố buổi chiều để thăm dân tầu cho biết sự tình; hoặc tham gia vào buổi tối các chương trình trao đổi văn hóa (không phải để trả thù hận gì cả!) dân tộc với các thím xẩm thơ mộng; hoặc thỉnh thỏang đánh cầu lông; hoặc vật tự do với các thím trong các “tea house” (“phònh trà”) thì nhà cháu cũng chỉ dùng “sức lao động” nhiều hơn là “cỏong!” Nói cách khác là dùng “tay chân đỡ cho mồm miệng!” Nhìn lại đã 33-34 đã năm trôi qua rồi còn gì! Ngay đến công phu võ nghệ mà không luyện tập một vài tháng thôi đã mai một rồi, nói chi đến 33-34 năm ròng! Nhưng cũng còn may là bác Biu Gết (Bill Gates) của đế quôc tư bản làm ra cái “Uynh đô” (Windows) có sẵn “khả năng” “Cắt và Dán” (“Cut and Paste”). Thế là nhà cháu cứ ngồi gãi… trán, tà tà “cắt và dán” cho thành bài ra này. Thế mà các bác xem thóang qua cũng khó mà biết là thật hay gỉa; kỳ công hay là “chôm chỉa” đấy nhỉ. Trước tiên, các bác và cháu hãy cùng nhau đọc bài “Nguyên Tiêu” cái đã: Nguyên Tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, (Hồ Chí Minh – 1948) Rằm tháng riêng (Người dịch: Văn nô Xuân Thủy) Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Bản dịch nôm của Thiềng Đức Tháng giêng trăng sáng tỏ đêm rằm Bản dịch nôm của Hòang Tâm Trăng sáng vừa tròn rằm tháng giêng, Nếu chỉ đọc bài thơ “Đường” thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán ở trên thôi, đừng nhìn vào tên tác giả (HCM), các bác nhận thấy ngay từ cách dùng chữ cho đến âm hưởng hình như là của một thi sĩ Trung Hoa đời “Đường” như Lý Bạch, Đỗ Mục, Lý Thương Ẩn… nào đó, thật là tuyệt vời! Bây giờ thử mở một lô Đường thi ra đọc lại xem sao! Voilà! Đường mật đâu chưa thấy, nhà cháu đã khám phá ra một hũ tương… sau khi đã “nhìn kỹ những gì cộng sản làm!” À há! Bác đã “đỡ nhẹ” ý tất cả 4 câu của 4 thi sĩ khác nhau thành ra bài “number ONE” của Bác! Nếu Bác chịu khó khiêm nhường một tí (hình như bộ phận “khiêm nhường” trong người Bác đã được gỡ ra lâu lắm rồi thì phải!?) Bác cứ việc thong thả đề vào xuất xứ (hoặc đề là “lấy ý”) của từng câu, thì bài này không có vấn đề; tuy nhiên Bác cứ im lim lỉm – tương tự như các bài khác mà Bác đã từng “chôm” nguyên văn (ví dụ như việc “chôm” một số bài, có người nói là Bác “chôm” nguyên con cả tập – xin đọc thêm các bài sưu khảo của các ông Đặng Tiến và GS Lê Hữu Mục, trong tập thơ “Nhật Ký Trong Tù” - “Ngục Trung Nhật Ký”- của một người bạn tù khác bị nhốt chung vời Bác ở Quảng tây (?) Trung Hoa năm 1942-43 (?)) - rồi để tên mình vào tỉnh bơ con sáo sậu!!! Quỷnh nhất là các cháu “đỉnh cao trí tuệ” XHCN của Bác đã quá mau mắn nâng bi Bác triệt để trong việc xếp hạng bài thơ “của” Bác đứng đầu (lại number One!) trong danh sách 100 bài thơ “hay nhất” của thế kỷ 20 (?) Xin tất cả các bác “Quốc Tử Giám” cho nhà cháu nhờ tí!!! Xem ra, Bác đã “chôm” ý của từng câu một, lần lượt như sau: Câu 1: Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên, (trích từ bài “Ngư Ca Tử Kỳ 5” của Trương Chí Hòa [xem Bài 1 ở dưới]) Câu 2: Nguyệt quang như thủy thủy như thiên (trích từ bài “Giang Lâu Thư Hoài” của Triệu Hỗ [xem Bài 2 ở dưới]) Câu 3: Yên ba thâm xứ hữu ngư châu (trích từ bài "Thú Nhàn” của Cao Bá Quát [xem Bài 3 ở dưới]) Câu 4: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền (trích từ bài “Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương Kế [xem Bài 4 ở dưới]) Nhà cháu xin chép lại 4 câu bị “chôm” ở trên một lần nữa vào thành một bài (có cái tựa mới toanh mà cháu vừa mới “chôm” lại của Bác!) để các bác dễ đọc: Tiêu Nguyên Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên, Đồng thời xin các bác nhìn lại bài “Nguyên Yiêu” của “Người” mà so sánh: Nguyên Tiêu Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Tiện đây, nhà cháu xin mời đồng chí “xưng thỉ” văn hay chữ tốt (nếu còn sống; hay hậu duệ của đồng chí cũng đặng!) dịch nôm lại 4 câu bị “chôm” mà nhà cháu vừa mí gom lại ở trên xem nó ra nàm thao! Sau đây, nhà cháu xin mạn phép “cắt và dán” lại từng bài o-ri-gin (nguyên thủy) một (gồm cả bản chữ Hán và bản dịch nôm) của mỗi tác gỉa để các bác thơ thẩn rộng đường tham luận: Bài 1 - Ngư Ca Tử Kỳ 5 (của Trương Chí Hoà – Thi sĩ Trung Hoa) Ngư Ca Tử Kỳ 5 Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên, Ngư Ca Tử Kỳ 5 (Người dịch: Điệp Luyến Hoa) Hồ trong cỏ mượt bóng trăng đầy, Bài 2 - Giang Lâu Thư Hoài (Triệu Hỗ - Thi sĩ Trung Hoa) Giang lâu thư hoài (Người dịch: Lý Tứ) Hoài cảm lên lầu đứng lẻ loi Bản dịch nôm của Tản Đà Lên gác bên sông một ngậm ngùi, Bài 3- Phong Kiều Dạ Bạc (của Trương Kế - Thi sĩ Trung Hoa) Phong Kiều Dạ Bạc Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên, Nửa Đêm Đậu Bến Phong Kiều (Người dịch: Hạt Cát) Quạ kêu sương lạnh trăng tà. Bài 4 – Thú Nhàn (của thi sĩ Cao Bá Quát) Thế sự thăng trầm quân mạc vấn Lời kết Thiệt hết ý kiến! Ban tuyển lựa của “Quốc Tử Giám” chắc chắn phải gồm những cây cổ thụ của nền thi văn Hà thành làm sao có thể họ lại không nhìn thấy những sự “chôm chỉa” giữa ban ngày ban mặt này! Lại đem bài này ra ánh sáng để thi nhân bêu riếu Bác! Hay là các bác này vì mải “liên hoan” qúa chừng độ, ăn nhằm phải một mẻ “lông lợn rừng” thành ra bị lẫn cả lũ rồi? Chỉ có giời mới biết! Nhưmg phải công nhận một điều là Bác HCM “vô vàn kính yêu” thật “kiệt suất” tài tình đã phát minh ra cái thuật “Cắt và Dán” tạm gọi là “Uynh đô 48” (1948). Cho mãi đến khoảng gần 40 năm sau, vào đầu thập niên ‘90 bác Biu Gết mới làm ra “Uyng đô 95” (1995) với cùng kỹ thuật “Cắt và Dán.” Bác Biu Gết đã hốt bạc (tỷ) nhờ cái “Uynh đô” này. Bác Biu Gết nay đã là người giầu nhất thế giới rồi. Nếu biết điều một tí thì bác Biu nên trả lệ phí (“royalty”) cho hâu duệ của Bác HCM (đảng CSVN); tượng trưng vài tỷ đô la cũng được rồi! Ít hay nhiều thì cũng đỡ khổ cho dân tộc Việt Nam; có nó ($$$), các bác lãnh đạo nhà nước anh hùng đỡ phải xếp hàng sang “rước Mĩ kíu nước!” cho toát mồ hôi trán.
|