Thẩm Thuý Hằng, một hoa hậu không chính thức nhưng toàn bộ người miền Nam không ai không gọi bà với danh xưng «Người Đẹp Bình Dương».
|
Thẩm Thuý Hằng |
Thẩm Thuý Hằng
Bà tên thật là Nguyễn Kim Phụng, sinh năm 1941, nguyên quán ở Hải Phòng. Theo gia đình và lớn lên ở An Giang đến năm 16 tuổi, bà vượt qua 2000 thí sinh trong một cuộc thi tuyển diễn viên điện ảnh do Hãng phim Mỹ Vân tổ chức.Thẩm Thúy Hằng là một ngôi sao sáng nhất của điện ảnh thương mại miền Nam Việt Nam giai đoạn cuối thập niên 1950 đến cuối thập niên 1970, bà tham gia rất nhiều bộ phim, trong đó nhiều phim hợp tác với Mỹ, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan,... Tên tuổi của bà không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn được biết tới tại các nước trong khu vực.Vai diễn đầu tiên của Thẩm Thúy Hằng là vai Tam Nương trong phim Người đẹp Bình Dương của đạo diễn Năm Châu năm 1958. Trong bộ phim này, cô diễn xuất bên cạnh nam diễn viên Nguyễn Đình Dần. Người đẹp Bình Dương đã đem tên tuổi của Thẩm Thúy Hằng đến với công chúng. Sau đó Thẩm Thúy Hằng tham gia rất nhiều bộ phim khác, lập kỷ lục là diễn viên đóng nhiều phim nhất của thập niên 1950, 1960.
Năm 1969, bà đứng ra thành lập nhóm làm phim riêng mang tên Thẩm Thúy Hằng. Đó chính là tiền thân của Vilifilms nổi tiếng ở Sài Gòn sau này. Bộ phim đầu tiên của bà trong vai trò chủ hãng là Chiều kỷ niệm. Đạo diễn phim là Lê Mộng Hoàng cùng các diễn viên: Năm Châu, Kim Cúc, Phùng Há, Thanh Tú, Huy Cường, Việt
|
Thẩm Thúy Hằng và La Thoại Tân |
Hùng, Ngọc Nuôi... Sự thành công rực rỡ của Chiều kỷ niệm làm tên tuổi của Thẩm Thúy Hằng thêm nổi tiếng. Cô tham dự nhiều liên hoan phim, xuất hiện tại Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Indonesia...
Không chỉ điện ảnh, Thẩm Thúy Hằng còn tham gia lĩnh vực sân khấu, đóng kịch và diễn cải lương. Ban Thẩm Thúy Hằng là một trong những ban kịch được yêu thích ở Sài Gòn thời gian đó. Trong vai trò trưởng ban, cô viết kịch bản, dàn dựng và đóng vai chính. Một số vở thành công như Người mẹ già, Suối tình, Đôi mắt bằng sứ... Trên sân khấu cải lương, Thẩm Thúy Hằng có vai vũ nữ Cẩm Lệ trong vở Bóng chim tăm cá của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga... Chồng bà là Nguyễn Xuân Oánh, từng làm Phó thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng Việt Nam Cộng hòa.
Nghệ danh Thẩm Thuý Hằng cũng là do chủ hãng phim Mỹ Vân đặt cho
(*) Năm 1958, với vai Tam Nương trong bộ phim Người Đẹp Bình Dương, bà được khán giả ái mộ gọi theo tựa phim và gần như trở thành biệt danh. Suốt thời trước năm 1975, có thể nói bà được xem là mẫu của nhan sắc miền Nam và cũng hiếm có phụ nữ xinh đẹp nào đóng phim nhiều hơn bà.
(*) Theo tôi được biết,trong 1 lần trả lời phỏng vấn.Bà trả lời bà chọn nghệ danh nầy là để nhớ đến người thầy dạy học cuả bà :nhà văn Thẩm Thệ Hà. Tam sao thất bổn chăng ? (Batrợn)
Thanh Nga
|
Thanh Nga |
Cũng mang phận ‘hồng nhan đoản mệnh’, cái tên Thanh Nga cho đến tận ngày nay vẫn đi vào huyền thoại và sống mãi trong lòng những người từng biết đến và mến mộ.
Thanh Nga tên thật là Nguyễn Thị Nga, theo đạo Phật, pháp danh Diệu Minh, sinh ngày 31/7/1942 tại Tây Ninh. Mẹ là bà Nguyễn Thị Thơ sau là bầu gánh đoàn cải lương Thanh Minh Thanh Nga (Trước đó do Năm Nghĩa chồng bà Thơ), còn cha là ông Hội đồng Lợi một địa chủ ở Mỹ Tho. Nên Thanh Nga cùng mẹ khác cha với Bảo Quốc (những người sau Thanh Nga đều là con của ông Năm Nghĩa).
Cô là một nghệ sỹ cải lương nổi tiếng, có sắc đẹp dịu dàng, lộng lẫy, quyến rũ cùng lối ca diễn truyền cảm đặc biệt. Cô được mệnh danh là “nữ hoàng sân khấu” của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.
Thanh Nga là vợ của thiếu tá Mẫn bên Quân Cảnh Tư Pháp trước khi lấy Phạm Duy Lân còn gọi là Đổng Lân (nguyên là Đổng Lý Văn phòng Bộ Thông Tin Chiêu Hồi thời Tổng trưởng Hoàng Đức Nhã). Theo tài liệu của Tổng cục Cảnh sát, Thành Được có một thời yêu say đắm Thanh Nga nhưng không được yêu lại (dù có vợ là nữ nghệ sĩ Út Bạch Lan). Ông vẫn đeo đuổi và dùng cả thế lực ngoài đời để lôi kéo người đẹp trên sân khấu về với mình, không công khai.
Ngoài Thành Được, Thanh Nga còn có một người chồng cũ tên là Nguyễn Minh Mẫn như đã nói. Ông Mẫn thương Thanh Nga lúc bà đã sáng chói trên sân khấu cải lương. Ngoài đời, Thanh Nga duyên dáng và có sức thu hút. Tuy ông Mẫn không phải là nghệ sĩ, nhưng ông có tâm hồn tài tử. Nhưng do vung tiền tiêu pha tới mức thâm lạm công quỹ nên ông Mẫn phải ngồi tù. Cưới Thanh Nga rồi tan vỡ.
|
Sau này, Thanh Nga kết hôn với ông Phạm Duy Lân, tức Hà Duy, sinh năm 1923. Đêm 26.11.1978, diễn xong vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga ở rạp hát Cao Đồng Hưng, nữ nghệ sĩ Thanh Nga bước lên chiếc xe hiệu Volkswagen sơn màu xám nhạt. Chiếc xe này đưa bà ra đi vĩnh viễn vào lúc hơn 23h khuya hôm ấy, sau phát súng quái ác của một kẻ lạ mặt nhắm vào bà.
Viên đạn bắn trúng ngực trái, chưa xuyên ra sau lưng, nhưng đủ kết liễu sinh mệnh của bà năm 36 tuổi. Hàng vạn khán giả Sài Gòn, giới nghệ sĩ cải lương rơi nhiều nước mắt nhất, để khóc một tài hoa từng làm rạng rỡ nền vọng cổ nói chung.
Theo lời một nữ nghệ sĩ thân thiết với bà, Thanh Nga là người tin số mệnh và đa cảm. Bà và ông Lân không sinh cùng ngày, nhưng chết cùng giờ, thậm chí cách nhau chỉ vài phút, cùng một chỗ, một tình cảnh và một hung thủ lạ mặt, cứ y như ứng với câu thơ tiền định: Anh và em sống giữa cõi mây này. Chẳng có lúc nào chẳng nhớ nhau. Như mây bay mãi, bay bay mãi. Sinh chẳng cùng năm – nguyện chết cùng ngày…
|
Thanh Nga và Thành Được |
|
Thanh Nga và chồng |
|