Home CĐ Việt Xây Dựng CĐ Việt Thông dịch viên hữu thệ tòa án - Một nghề đầy hứa hẹn

Thông dịch viên hữu thệ tòa án - Một nghề đầy hứa hẹn PDF Print E-mail
Tác Giả: Linh Nguyễn   
Chúa Nhật, 03 Tháng 6 Năm 2012 03:28

“Nghề thông dịch viên hữu thệ tòa án hiện nay là nhu cầu rất lớn tại Hoa Kỳ, nhưng số thông dịch viên người Việt thi đậu bằng này lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay,”

Khóa luyện thi Thông Dịch Viên Tòa Án
Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012: Khai giảng Khóa Luyện Thi Thomas Vũ

Thông dịch viên hữu thệ tòa án - Một nghề đầy hứa hẹn

Ðậu ở California được quyền hành nghề tại 42 tiểu bang khác

 
“Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” là câu nói chúng ta thường nghe để nhấn mạnh sự quan trọng của kiến thức chuyên môn vượt trội thường giúp một người thành công trong nghề nghiệp của mình.

Nhu cầu cần thông dịch viên tiếng Việt

         Ông Thomas Vũ trong một lớp học luyện thi thông dịch.

“Nghề thông dịch viên hữu thệ tòa án hiện nay là nhu cầu rất lớn tại Hoa Kỳ, nhưng số thông dịch viên người Việt thi đậu bằng này lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay,” lời ông Thomas Vũ, thông dịch viên với 35 năm kinh nghiệm tại các tòa án tiểu bang và liên bang, và là người thầy với giấc mơ đào tạo thế hệ tiếp nối, qua các lớp thông dịch viên của ông trong cộng đồng người Việt từ những năm qua. Ông cho biết hiện nay chỉ có 7 người Việt là nhân viên thông dịch hữu thệ tòa án tại Orange County và San Diego County, miền Nam California. Trong đó có hai người do chính ông đào tạo.

Ngày khai giảng khóa mới

Ông cho biết khóa luyện thi kế tiếp sẽ khai giảng lúc 1 giờ trưa Thứ Bảy, ngày 14 Tháng Bảy sắp tới tại thành phố Fountain Valley. Học viên cần liên lạc điện thoại (714) 926-8031 càng sớm càng tốt để thi khảo sát Anh văn và tiếng Việt. Khóa học sẽ kéo dài một năm và học từ 1-4 giờ chiều mỗi Thứ Bảy và Chủ Nhật.

“Phải đậu thi viết thì mới thi vấn đáp được,” ông cho biết. “Vì thế, trước hết, tôi mở lớp luyện thi viết để học viên đậu, rồi mới tập trung vào vấn đáp.”
“Tôi bảo đảm, những ai học lớp này, không bỏ học, có học bài đàng hoàng, chắc chắn sẽ đậu. Không đậu tôi cho học lại miễn phí,” ông Thomas Vũ khẳng định.
“Nếu thi đậu và hội đủ điều kiện về sưu tra lý lịch, cơ hội được tòa mướn sẽ rất là cao!” ông Thomas Vũ tươi cười nói với đầy vẻ tự tin.

Tin vui

Ông tiết lộ một tin vui để nhiều người trong cộng đồng từ nay nếu ai quan tâm tìm hiểu và có lòng học hỏi theo đuổi nghề thông dịch viên hữu thệ tòa án đầy hứa hẹn:
“Trước đây tiểu bang California không công nhận bằng thông dịch viên của các tiểu bang khác chứng nhận, nhưng nay California đã trở thành một tiểu bang thành viên của Liên Hội Các Tiểu Bang Thành Viên (Consortium Member States), vì thế có một thay đổi quan trọng xảy ra.” (Xin tham khảo danh sách các tiểu bang chứng nhận bằng thông dịch tại địa chỉ www.ncsc.org).

Ông chậm rãi giải thích:
“Ðó là, California đã đồng ý chỉ cho những người đã đậu thi viết và đậu tất cả ba phần (sight, consecutive và simultaneous) trong cùng một lần (all in one session) của kỳ thi vấn đáp do một trong 42 tiểu bang thành viên tổ chức kỳ thi, tên của những người này sẽ được liệt kê vào danh sách được hành nghề tại California, mà không cần phải thi lại ở California.”

“Thầy hiền như bụt và hướng dẫn học viên với trên 30 năm kinh nghiệm trong ngành thông dịch.”

“Như thế có nghĩa rằng những người thi rớt vấn đáp ở California, nay có thể đi qua một trong 42 tiểu bang trong danh sách Liên Hội Các Tiểu Bang Thành Viên để thi cả ba phần của bài thi vấn đáp trong cùng một lần, ngõ hầu hội đủ điều kiện lấy bằng hành nghề ở California như đã đề cập ở trên.”

Nói một cách khác, những thông dịch viên có bằng do một trong 42 tiểu bang nói trên cấp, chỉ có thể được hành nghề ở California, nếu họ đã đậu tất cả ba phần (sight, consecutive và simultaneous) của kỳ thi vấn đáp trong cùng một lần, như đã nói ở trên. Trong khi đó, nếu thông dịch viên có bằng của California là đương nhiên được chấp thuận hành nghề tại 42 tiểu bang thành viên của Liên Hội.

Như thế, từ nay chúng ta có thêm được một cánh cửa mở ra để lấy được bằng thông dịch viên hữu thệ của California, một cơ hội rất quý cho nghề nghiệp trong tương lai.

Cũng theo ông Thomas Vũ, với kinh nghiệm bản thân 35 năm làm việc tại các tòa án tiểu bang, liên bang và Bộ Tư Pháp California, “nghề thông dịch viên là một nghề có nhu cầu rất cao hiện nay và có nhiều cơ hội làm việc với chính quyền tiểu bang và liên bang.”

Phần thưởng nghề nghiệp

Ông nói: “Ðây là một nghề đầy thích thú và thử thách, bù lại, thông dịch viên tại tòa mới ra trường được trả lương rất cao, khoảng hơn $100,000 tính chung với các gói quyền lợi khi được thâu nhận. Lại nữa, nếu là nhân viên tiểu bang, chúng ta không phải đóng tiền SSI nhưng lại được bỏ vào quỹ pension dành khi hưu trí!”

Ðể được đãi ngộ xứng đáng như thế, ông Thomas Vũ giải thích: “Ðể trở thành thông dịch viên, thí sinh cần phải có trình độ học vấn tối thiểu hai năm đại học, có kiến thức về hệ thống lập pháp, phải thông thạo hai ngôn ngữ Anh-Việt và đậu kỳ thi khảo sát khả năng dịch thuật, gồm: Phần thi viết và Phần thi nói.”

Ông nói tiếp: “Ít nhất là 92% những người đã thi đậu và có bằng hành nghề đều khẳng định rằng họ đã phải trải qua một chương trình huấn luyện thông dịch chuyên môn.”

Cũng theo ông, khó nhất là phần thi nói (Oral test), gồm ba phần: Dịch theo văn bản (sight), Nối đuôi (consecutive) và song hành (simultaneous).

Quan điểm về phía người thầy là như thế, xin lắng nghe những học trò đã từng học lớp luyện thi của ông.

Nhận xét của học viên

Hai học trò của ông Thomas Vũ đậu vấn đáp là anh Lưu Ngọc Bảo và cô Anh Ðào Nguyễn. Cả hai hiện làm thông dịch viên hữu thệ cho tòa West Justice Center, Westminster. Ngoài ra, một số học trò khác của ông, đã đậu bằng viết, đang làm việc ở các tòa khác với vai trò thông dịch viên tạm có điều kiện (provisional interpreter), theo ông cho biết.

Cô Adrienne Trunk, người Việt, hiện là thông dịch viên tạm tại Harbor Justice Center và North Justice Center: “Cách dạy của thầy, qua những vụ án, làm cho lớp học rất sinh động.”

Anh Kiệt Huỳnh, đậu thi viết, thông dịch viên tạm tại West Justice Center nhận xét: “Thầy sử dụng từ rất chính xác.”

Cô Nancy Nguyễn, Garden Grove, một học viên lớp thi viết, kể: “Tôi có một người bạn đã học thầy rồi, giới thiệu cho tôi. Phải nói là thầy dạy rất tận tâm, dùng những ví dụ đời sống ở ngoài. Thầy biết điểm nào quan trọng, tập trung đúng vào đó và dạy rất kỹ lưỡng.”

Một học viên khác có chồng là người Nhật, chị Như Sada, bay từ Atlanta qua Orange County để học: “Thật sự mà nói, tôi làm thông dịch viên cũng lâu năm rồi, dù không chính thức, tức là vừa làm vừa học, nhưng phải nói rất khó tìm được người như thầy. Ai cũng giấu nghề, riêng thầy thì không. Thầy tận tình chia sẻ tất cả kinh nghiệm của thầy.”

Anh Bình Phạm, học lớp thi viết, tin tưởng nói: “Sau khi thấy nhiều bạn đậu với số điểm cao. Tôi rất tin tưởng.”

Cô Katie Nguyễn, cư dân Camarillo ở Ventura County, phía Bắc Los Angeles, một học trò khác của ông Thomas Vũ, vừa đậu thi viết Tháng Chín năm ngoái, với số điểm 90/100, sau ba tháng học.

Cách dạy của ông khiến học trò nhớ từng chữ qua hàng trăm câu chuyện có thật mà thầy của cô đã trải qua.

“Ví dụ, khi giải thích về một từ nào đó trong luật, thầy kể một câu chuyện, hoặc một vụ án có thật, rất hấp dẫn, làm tôi không thể nào quên từ đó được. Không hiểu thầy lấy ở đâu ra nhiều ví dụ như thế,” cô Katie kể.

“Với kinh nghiệm hơn 30 năm của mình, thầy dạy rất tận tình, chia sẻ với học trò kiến thức chuyên môn, thực sự trong nghề và môi trường tòa án thực sự. Ai được học với thầy cũng cảm thấy tự hào,” cô Katie kể. “Mỗi lần có học trò thi đậu thầy mừng còn hơn trúng số.”

Một người khác, anh Peter Nguyễn, nói: “Thầy Thomas Vũ có kiến thức về thông dịch rất rộng, rất lưu loát tiếng Anh và tiếng Việt, nhưng lại rất khiêm nhường. Tôi gọi thầy là 'guru' (bậc thầy) ngành thông dịch.”

Bí quyết để thi đậu

Bằng lời lẽ rất chân thành, ông Thomas Vũ tâm sự: “Ðậu hay rớt còn tùy mỗi cá nhân. Tuy nhiên, muốn thi đậu phải quyết tâm, chịu khó học hỏi, tập luyện, và được hướng dẫn chu đáo. Ðừng kiêu căng và đừng quên nghề thông dịch viên là nghề đầy thử thách và không giới hạn tuổi tác. Thời gian sẽ đem lại sự chín chắn, như rượu vang để càng lâu, càng ngon. Nếu vội học chỉ để ra kiếm tiền thì không nên học!”

Ông Thomas Vũ làm thông dịch viên tiếng Việt cho tòa Central Justice Center, Santa Ana, từ năm 1977, từng dạy thông dịch cho Ðại Học Cal State Fullerton và đang dạy các khóa luyện thông dịch tiếng Việt trong cộng đồng.