Home Lịch Sử VN Khảo Cứu Hòa ước Nhâm Tuất 1862

Hòa ước Nhâm Tuất 1862 PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Sáu, 04 Tháng 6 Năm 2010 10:09
Hiệp ước Nhâm Tuất hay còn gọi là hoà ước Nhâm Tuất là hiệp ước ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp với đại diện của Pháp là Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là Guttiere sau khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

 
 Hình chụp tại Paris năm 1863
nhân dịp ông cầm đầu sứ bộ
sang Pháp để xin chuộc lại 3
tỉnh miền Đông Nam Kỳ
Đây là hiệp ước đầu tiên của triều Nguyễn ký với nước ngoài và mở đầu cho sự đô hộ của Pháp ở Việt Nam. Sau khi ký, Phan Thanh Giản bị cách chức, còn Lâm Duy Hiệp bị truy tước phẩm hàm.
 
Nguyên nhân khiến triều đình phải ký kết hiệp ước là bởi lúc đó ở ngoài Bắc Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường, đánh phá ở mặt Quảng Yên và Hải Dương rất nguy cấp, lại có Nguyễn Văn Thịnh, tục gọi là Cai Tổng Vàng, quấy nhiễu ở Bắc Ninh mà trong Nam Kỳ thì lại mất thêm hai tỉnh nữa. Triều đình do lo ngại bèn sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Gia Định giảng hòa.[1]
 
      Trước những tranh cãi về vấn đề đối phó với quân Pháp, vua Tự Đức đã nói:[2]
Nếu kháng chiến với người Pháp là 1 việc khó thì ký hòa ước với họ lại là việc khó gấp trăm lần
 
Nội dung

Hiệp ước gồm 12 điều khoản với nội dung chủ yếu như sau: triều đình Huế giao cho Pháp ba tỉnh miền Đông (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn; Pháp, Tây Ban Nha được tự do truyền giáo ở Việt Nam và buôn bán ở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên; các thương thuyền và chiến thuyền của Pháp được tự do hoạt động trên sông Cửu Long tới Campuchia; triều đình Huế phải trả chiến phí (280 vạn lạng bạc tương đương 4 triệu đô la Mỹ) cho Pháp và Tây Ban Nha; Pháp sẽ phải trả tỉnh Vĩnh Long nếu triều đình Huế chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở tỉnh Gia Định và Định Tường.(sách giáo khoa Lịch Sử 11)[cần dẫn nguồn]
Hiệp ước được ký trên chiến hạm Duperré của Pháp đậu trên sông Sài Gòn. Cũng có ý kiến cho rằng trên chiến hạm Duperré chỉ là trao đổi uỷ nhiệm thư, còn việc ký được thực hiện tại Trường Thi (nay là Nhà Văn hoá Thanh niên, số 4 Phạm Ngọc Thạch quận 1).[cần dẫn nguồn]
 
   
 
 Chân dung Phan Thanh Giản
Hậu quả

Theo các khoản Hiệp ước ký xong thì triều đình Huế thực thi chính sách chủ hòa với Pháp, nhượng bộ về quân sự, giao thương lẫn tôn giáo. Tuy nhiên trong dân chúng đa số vẫn còn muốn kháng Pháp, nên mới có câu rằng Phan Lâm mại quốc, triều đình khi dân, tức là trách nhà vua không nghĩ đến lòng dân (mà để) Phan (Thanh Giản) và Lâm (Duy Hiệp) bán nước.[cần dẫn nguồn]
 
.
  
 Tượng Phan Thanh Giản trong đền
thờ ông ở Bảo Thạnh
         Mộ Phan Thanh Giản
  
      Khu mộ Phan Thanh Giản
 Đình Thần Phan Thanh Giản
tại chân núi Ba Thê