main billboard

Lý Công Uẩn trưởng thành, đó là công lao của Vạn Hạnh. Lý Công Uẩn lên ngôi, có đóng góp không nhỏ của Vạn Hạnh.


tongiao su vanhanh    Pho tượng sư Lý Vạn Hạnh

Làng Dương Lôi trước kia có tên là hương Diên Uẩn (nay là xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh), cách Đình Bảng lkm về phía Đông Bắc. Nơi đây có cây gạo nổi tiếng sống hơn một ngàn tuổi. Có lẽ không có một cây đại thụ nào được sử sách nhắc đến nhiều như cây gạo này.

Nguồn gốc cây gạo làng Dương Lôi.

Đó là cây gạo do thiền sư La Quý An trồng vào năm 936 ở chùa Minh Châu. Sách Thiên Uyển tập anh viết: “Trước khi tịch, sư (tức La Quý An) gọi đệ tử là Thiển Ông đến bảo rằng:

Trước đây, Cao Biền đắp thành ở sông Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp ta có khí tượng vương giả bèn đào sông Điềm giang, đầm Phù Chẩn để cắt yểm long mạch, tất cả là 19 nơi. Ta đã sai Khúc Lãm đắp lại như cũ, lại trồng cây gạo ở chùa Minh Châu để trấn chỗ đất bị cắt long mạch, đời sau tất có bậc đế vương xuất hiện để vun trồng chính pháp của ta. Sau khi ta mất, người nên cho đắp đất, dựng nhiều bảo tháp, dùng thuật mà yểm tàng, không để cho người ngoài biết.

Nói xong, sư qua đời, thọ 85 tuổi.

Nguồn gốc việc trồng cây gạo ở làng Dương Lôi là như vậy, 73 năm sau (tức năm 1009), cây gạo bị sét đánh nhưng không chết. Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép: “Mùa đông, tháng 10, ngày Quý Sửu, Lý Công Uẩn tự lập làm vua. Trước đấy, ở hương Diên Uẩn (tên Lý Công Uẩn dịch ra nghĩa đen là: ông họ Lý người Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, có cây gạo bị sét đánh, người làng ấy xem kỹ dấu sét đánh thấy có chữ: Thụ căn điểu điểu/ mộc biểu thanh thanh/ hòa đao mộc lạc/ thập bát tử thành… (Gốc cây thăm thẳm, ngọn cây xanh xanh, cây hòa đao rụng, mười tám hạt thành…). Theo quan niệm dân gian và được sử sách ghi chép lại thì đây chính là điềm trời báo Lý Công Uẩn lên làm vua thay Lê Ngọa Triều. Bởi vì “hòa đao mộc lạc” thì chữ hoà ( ) + đao( ) + mộc ( ) ghép lại thành chữ Lê ( ) và “thập bát tử thành” thì thập ( ) + bát( ) +tử( ) ghép lại thành chữ Lý ( ). Lê “lạc” Lý “thành” ấy là nhà Le đổ, nhà Lý lên thay. Điều này ứng với việc Lê Ngọa Triều mất và Lý Công Uẩn lên thay sau đó (10 – 1009).

Cũng vì có cây gạo bị sét đánh mà làng này mang tên là Dương Lôi, lại có tên nữa là Đình Sấm

Những giai thoại xung quanh sự ra đời của Lý Công Uẩn

Lý Công Uẩn sinh ngày 12-2 Giáp Tuất (974), con bà Phạm Thị Ngà làm thủ hộ trong chùa với công việc hàng ngày là “quét nhà, gánh nước, tưới cây, giữ chùa” (cũng có sách chép bà là con nhang đệ tử trong vùng, hàng tháng ngày rằm, mồng một lên chùa thắp hương niệm Phật). ĐVSKTT chép: “Vua họ Lý, húy là Công Uẩn, người châu Cổ Pháp, Bắc Giang. Mẹ là họ Phạm đi chơi chùa Tiên Sơn, cùng với người thần giao cấu rồi có chửa, sinh ra vua vào ngày 12-2 Giáp Tuất. Vua sinh ra, mới 3 tuổi, mẹ ẵm đến nhà Lý Khánh Văn. Khánh Văn nuôi làm con, nhân đấy theo họ Lý”. Lại có sách chép rằng, một hôm bà nằm ở hiên chùa, ngủ quên, có nhà sư bước qua, cảm động mà thụ thai. Đây là những câu chuyện hoang đường để giải thích sự ra đời không bình thường (không có cha) của Lý Công Uẩn, chứ “thần nhân” nào mà “giao cấu” được với người đến mức có con và nếu chỉ “bước qua” thôi thì làm sao mà thụ thai được? Thật ra, người có “quan hệ” với bà Phạm Thị Ngà làm cho bà có thai là sư Lý Vạn Hạnh. Vạn Hạnh là một nhà sư có tiếng tăm, danh vọng lớn. Ông đã từng được mời làm cố vấn cho nhà vua dưới thời Tiền Lê. Vào năm sinh ra Lý Công Uẩn, ông khoảng 36 tuổi.

Sách Thiên nam ngữ lục chép: “Vào một đêm Phật đản, bà ngủ thiếp đi.

Tự nhiên thấy giấc hồn hoa
Ngỡ ai đã đến giao hòa cùng ai
Âm dương thăng giáng một hồi
Thủy Liêm mở động, ngọc lơi dề dề…
Khi cái thai đã rõ ràng, bà thưa với nhà sư:
Tôi nằm ngủ mát, tối thầy chạm chân…
Chẳng ngờ một tháng hay lòng có thai…

Nhà sư đã “chạm chân” hay “bước qua” đó là Lý Vạn Hạnh. Qua cách mô tả của Thiên nam ngữ lục, với những cụm từ như “giao hòa”, “âm dương thăng giáng”, “Thủy Liêm mở động”… ta thấy dù cách nói xa xôi bóng gió thì tác giả vẫn có ý đề cập đến một cuộc ân ái nam nữ đích thực. Bia “Lý gia linh thạch” cho ta hiểu một cách xác thực hơn: “Chùa Thiên Tâm chủ trì tăng viện là sư Vạn Hạnh người Cổ Pháp. Đặc biệt là phía Đông bên tả ngạn có bà Phạm Thị Ngà, quê ở Hoa Lâm, khi lên chùa đèn nhang thường thấy một vị thần nhân đứng cạnh cột chùa. Người dạy đi theo vào giữa “hang núi lấy của… Từ đó bà ngẫu nhiên thành ra có thai, sinh ra người con họ Lý” (bia “Lý gia linh thạch” chùa Tiêu, Tiên Sơn, Bắc Ninh). Vị “thần nhân thường đứng cạnh cột chùa” đó phải chăng chính là Vạn Hạnh, vị sư trụ trì chùa? Việc ông dẫn bà vào hang núi (nói trệch ra là để đi “lấy của”) thực ra là để có dịp gặp gỡ, ân ái ở nơi kín đáo hơn. Chúng tôi cho rằng điều này là hợp lý, bởi là một nhà sư trụ trì chùa, không lại đi làm chuyện ân ái nam nữ (mà quan niệm xưa cho là ô uế) ngay ở trong chùa!

Sau khi bà Phạm Thị Ngà có mang, bà bị đuổi ra khỏi chùa, phải đi khất thực (xin ăn). Chúng tôi cho rằng có thể đây là một sự bố trí của nhà sư Vạn Hạnh, cốt để bảo vệ uy tín và danh dự của mình. Chắc rằng ông đã đưa cho bà một số tiền, khuyên bà đi nơi khác sinh con để tránh tiếng cho ông. Chứ đối với một người phụ nữ bụng mang dạ chửa, mà cái thai chính là giọt máu của mình, thì ông càng không thể nhẫn tâm đuổi bà ra khỏi chùa, bắt phải đi khất thực.

Vai trò của sư Vạn Hạnh trong việc lên ngôi của Lý Công Uẩn.

Bà Phạm Thị Ngà sinh Lý Công Uẩn ở xóm Đường Sau (thuộc làng Dương Lôi). Thành ngữ ở đây có câu: “Nở Đường Sau, đau chùa Dặn” là ứng với sự kiện này. Khi con trai được ba tuổi, bà đem “gửi” nhà sư Lý Khánh Văn nuôi hộ. Đây lại là một việc làm đã được sư Vạn Hạnh bố trí, đạo diễn. Bà chưa thể “trả” con cho người cha đẻ của nó là sư Vạn Hạnh, vì sự ảnh hưởng đến uy tín của ông. Giao con cho Lý Khánh Văn, người em ruột của Vạn Hạnh nuôi cháu là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì Khánh Văn không có tình ý gì với bà Phạm Thị Ngà thì chẳng sợ lời đàm tiếu của thiên hạ. Em nuôi con cho anh, chú nuôi cháu ruột thì không gì bằng, mà lại che mắt thiên hạ dưới hình thức nhận con nuôi. Một điều hợp lý hơn nữa là để đứa trẻ được khai sinh mang họ Lý, họ của bố nó. Năm Lý Công Uẩn lên bảy tuổi thì Lý Khánh Văn đem “gửi” con nuôi cho Vạn Hạnh “nhờ” anh dạy dỗ. Đây lại là sự tính toán đạo diễn của Vạn Hạnh từ trước, từng bước để bố con được sum họp, để ông có dịp kèm cặp dạy dỗ nó lên người. Như vậy, bằng màn kịch anh dạy con “hộ” em,

Lý Công Uẩn được về với người bố đích thực của mình!

Trong thời gian Lý Công Uẩn ở với sư Vạn Hạnh, nhà sư đã cố gắng tạo ra hình ảnh một cậu bé siêu phàm trong con mắt mọi người. Những giai thoại về Lý Công Uẩn ra đời vào chính thời gian này. Ví dụ như giai thoại Lý Công Uẩn lau tượng, ông có thể hô cho tượng duỗi tay chân ra để lau được dễ dàng, xong lại hô cho tượng co chân tay lại như tư thế bình thường. Hay chuyện Lý Công Uẩn viết vào lưng tượng dòng chữ “Đồ lưu viễn xứ” (đày đi phương xa) không ai có thể lau được, chỉ có Lý Công Uẩn mới lau sạch. Trong môi trường thâm nghiêm huyền bí của nhà chùa, sư Vạn Hạnh càng dễ sáng tác, thêu dệt những câu chuyện siêu phàm về Lý Công Uẩn. Những câu chuyện đó lại rất dễ truyền bá đi xa vì hàng tháng, các con nhang đệ tử khắp vùng về chùa thắp hương niệm Phật. Họ sẽ mang những câu chuyện đó đi khắp mọi miền. Cũng chính sư Vạn Hạnh thường bảo với mọi người: “Đứa bé này không phải người thường, lớn lên có thể phò nguy gỡ rối, làm minh chủ trong thiên hạ”. Đây chính là những bước gây ảnh hưởng, tạo tiền đề chuẩn bị cho con đường ra làm quan sau này của Lý Công Uẩn. Sau đó, với cương vị là cố vấn của triều Lê, ông đưa Lý Công Uẩn vào đội quân bảo vệ nhà vua, để có dịp gần vua, gần các quan to, làm quen với nếp sống trong triều đình. Từ đây, Lý Công Uẩn thăng dần lên đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ, một chức quan to trong hàng võ. Song song với việc đó, sư Vạn Hạnh cũng dọn đường dư luận để đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua một cách an toàn khi gặp dịp. Sự kiện sét đánh vào cây gạo làng Dương Lôi là một cơ hội. Sét đánh cây gạo, đó là sự việc bình thường (sét thường hay đánh vào cây cao). Nhưng sét đánh chỉ thành đường ngoằn ngoèo trên cây (do nứt nẻ) chứ làm sao thành chữ, mà lại thành một bài thơ dài như thế được? Tác giả của bài thơ, tức những câu sấm đó không ai khác là sư Vạn Hạnh! Quả thật, sau đó Lý Công Uẩn đã lên thay nhà Lê một cách an toàn êm đẹp. ĐVSKTT chép: khi Lý Công Uẩn lên điện, “trăm quan đều lạy rạp dưới sân, trong ngoài đều hô vạn tuế, vang dậy cả trong triều”.

Lý Công Uẩn trưởng thành, đó là công lao của Vạn Hạnh. Lý Công Uẩn lên ngôi, có đóng góp không nhỏ của Vạn Hạnh. Nếu không phải con đẻ của mình thì hiếm có ai lại tận tâm, tận lực như thế được!

Sư Vạn Hạnh mất năm 1018, thọ ngoài 80 tuổi.

Trở lại câu chuyện cây gạo làng Dương Lôi. Sau khi bị sét đánh, cây gạo không chết. Nó còn sống thêm gần… 1000 năm nữa! Đến năm 1966, trong một trận bão lớn đổ bộ vào miền Bắc nước ta, cây gạo do già yếu quá đã bị đổ. Tính ra, cây gạo sống được 1.030 năm (936 – 1966). Tại vị trí cây gạo lịch sử năm xưa, bây giờ người ta đã trồng thay vào đó là một cây đa. Cây đa có tám cành, tượng trưng cho tám đời vua nhà Lý…