Tác giả Veith nói lính miền Nam kháng cự kiên cường nhưng thua vì Hoa Kỳ bỏ rơi
1. Trần Đức Thảo Và Cuốn Sách Mang Xuống Tuyền Đài Chưa In
Ngày 5/6/1946, trong buổi chiêu đãi “Phái bộ Hồ Chí Minh” vừa tới Paris để điều đình với Pháp, Trần Đức Thảo thân mật vồn vã chạy tới nắm tay ông Hồ một cách nồng nhiệt và nói : “ Tôi rất hân hạnh được gặp Cụ Chủ Tịch” và ông Hồ cũng vui vẻ đáp : “Chào chú Thảo”. Nghe vậy, Thảo rất cảm động, nghĩ rằng ông Hồ đã thân mật coi mình như đứa em trong gia đình.
Cuối bữa ăn, ông Hồ kêu gọi Việt kiều về nước tham gia kháng chiến. Thảo hăng hái xin được về ngay để phục vụ cách mạng và quê hương và khoe với ông Hồ rằng : “Tôi đã bỏ công nghiên cứu về chũ nghĩa Marx và cuộc Cách Mạng tháng 10 ở Nga và tôi rất mong được về nước cùng Cụ xây dựng thành công một mô hình cách mạng tốt đẹp cho quê hương ta”. Nghe Thảo nói ông Hồ chỉ mỉm cười nhạt. Tới lúc lần lượt bắt tay từ biệt mọi người thì ông Hồ bắt tay Thảo và nói : “Còn chú Thảo thì cách mạng cha cần tới chú lúc này đâu. Chú cứ ở Paris thì có lợi cho cách mạng và cho chú hơn”.
Bị từ chối như vậy, Trần Đức Thảo thấy bị chạm tự ái và cương quyết vận động với Đảng Cộng Sản Pháp để được về nước. Qua Đảng Cộng Sản Pháp có cả sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Liên Xô nữa, cuối cùng Thảo được về nước năm 1951 qua ngà Liên Xô. Tuy nhiên khi về tới Việt Nam thì Trần Đức Thảo lại bị ông Hồ và các đồng chí trong Đảng nghi là gián điệp do thực dân Pháp muốn cài vào hàng ngũ cách mạng.
Ngay từ buổi ban đầu đó Thảo bị đối xử như một “người có vấn đề” mặc dù ông không bị cộng sản triệt tiêu bằng bạo lực. Cũng như luật sư tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, triết gia thạc sĩ Trần Đức Thảo bị cộng sản cô lập và và gạt ra bên lề xã hội, bắt sống một cuộc sống vô gia cư vô địa sản trong suốt 40 năm liên tục.
Năm 1992 ông Thảo được chính quyền Hà Nội cho trở lại Paris bằng chiếc vé máy bay một chiều và cho trú ngụ tại nhà khách sứ quán, số 2 đường Le Verrier, quân 5 để tiện bề theo dõi. Lạc lõng giữa một thành phố đối với ông đã trở thành xa lạ., may sao ông làm quen được với nhà văn Tri Vũ- Phan Ngọc Khuê và giáo sư Canh, và họ trở nên thân thiết. Mối giao hảo này ông giữ được cho đến ngày ông mất vào tháng tư năm 1993.
Vào những ngày thứ bảy hoặc chủ nhật rảnh rỗi, tại những quán cà phê ấm cúng và tĩnh lặng của thủ đô nước Pháp, họ họp mặt và có đủ thì giờ để trao đổi với nhau về những chuyện liên quan đến Việt Nam. Trần Đức Thảo thổ lộ là ông đang viết một cuốn sách về đất nước và chế độ, nhưng tác phẫm chưa hoàn tất thì ông đã lìa đời. Rất may nhờ những băng ghi âm còn giữ lại, nhà văn Tri Vũ-Phan Ngọc Khuê đã soạn và viết ra một công trình lưu niệm mang tên : “Trần Đức Thảo : Những Lời Trăn Trối”.
Công trình lưu niệm nói trên là một tài liệu rất quý báu cho lịch sử nước nhà. Hôm nay, những chích đoạn sau đây, lọc ra từ tài liệu quý hiếm đó có tham vọng mô tả được phần nào nội dung cuốn sách không bao giờ xuất bàn của triết gia Trần Đức Thảo. Đọc những chich đoạn tiếp theo, quý độc giả hãy coi như đang nghe Trân Đức Thảo diễn thuyết trên những diễn đàn quen thuộc ở ngoài đời.
Nội dung cuốn sách không bao giờ xuất bản
Trần đức Thảo nói (chích đoạn) : “Tôi sẽ xây dựng lâu đài bằng một cuốn sách. Marx cũng đã xây dựng một lâu đài như vậy, chỉ tiếc là có nhiều người khi từ lâu đài của Marx bước ra thì họ đã trở thành ác qủy. Cuốn sách của tôi là một món nợ mà tôi phải trả cho triết học, cho nhân loại và cho dân tộc. Tôi sẽ đặt nặng những vấn đề nhân bản, công lý và dân chủ bằng những cơ chế ưu tiên kiểm soát quyền lực để những ai từ đó đi ra thì sẽ không trở thành ác qủy.
Ác qủy ấy là ai ? Là gì ? Ác qủy ấy là đấu tranh giai cấp, là thứ cuồng tín của bạo lực và hận thù, là những khái niệm sai trái, độc ác trong đầu óc con người, thúc đẩy con người lao vào đam mê tìm thắng lợi bằng mọi thủ đoạn của tội ác để củng cố chế độ độc tài độc đảng. Những vinh quang của độc tài, độc đảng ấy đều chỉ là phù phiếm.
Chính trị và chiến tranh cách mạng là cơ hội thao túng của qủy. Qủy quậy trong đầu những người nắm quyền lực; qủy lộng hành vì không có cơ chế nào kiểm soát được nó. Bi kịch của chúng ta là qủy đã tạo ra niềm tin tất thắng khi nó tận dụng bạo lực và hận thù. Chính niềm tin tất thắng ấy đã đầy đọa con người và xóa đi tinh thần nhân bản trong chính sách.
Có lúc phải mở chiến tranh như để giành độc lập là đúng. Nhưng dùng con đường chiến tranh cách mạng một cách trường kỳ vô hạn để bành trướng chủ nghĩa, mưu tìm thế độc tôn cho ý thức hệ, cho đảng nắm độc quyền yêu nước, là sai. Là sai, vì đó là con đường của thảm họa và tội ác.
Những nhà lãnh đạo tài giỏi rút cuộc đều là những kẻ làm hỏng lịch sử. Những sự nghiệp dù là vinh quang thì cũng chỉ nhất thời, và di sản lâu dài của sự nghiệp ấy thì chỉ làm khổ dân. Sự nghiệp của Napoléon, của Hitler, của Stalin, của Mao Trạch Đông, của Hồ Chí Minh…trong thực chất chỉ là những sự nghiệp mang lại muôn vàn đau khổ cho dân, dù họ đã tạo ra những giờ phút vinh quang huy hoàng thoáng qua như tia chớp.
Di sản của Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Vịệt Nam là một di sản phong kiến kiểu mới, một đảng độc tài tham nhũng vô phương cứu chữa. Vậy mà những người cộng sản Việt Nam vẫn cứ có thái độ kiêu binh tự đắc, tưởng mình là thần thánh, là trí tuệ, là anh hùng. Đạo đức không phải là vấn đề được đặt ra trong chính trường. Nhưng những người lãnh đạo cộng sản ít học, vì không hiểu, cứ muốn gượng ép dạy dân về thứ “đạo đức Hồ Chí Minh”. Từ kinh nghiệm cực kỳ cơ hội của thời kỳ cộng sản, người dân rút ra bài học rằng muốn sống, muốn thành công như Bác Hồ thì phải sống muôn mặt, nghía là vừa nói đạo đức vừa dùng thủ đoạn gian xảo để thành đạt. Đó là lối “đạo đức thực tiễn” của cách mạng trong chế độ xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường.
Đẩy mạnh lý luận cho tới tận cùng của trải nghiệm càng thấy rõ Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ba chọn lựa với những hậu quả vô cùng trầm trọng. Đó là : 1/ chọn chủ nghĩa Mác Lê để xây dựng chế độ; 2/ chọn chiến tranh và xé bỏ hiệp định hòa bỉnh để bành trướng xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước; 3/ chọn Mao Trạch Đông và Trung Cộng làm đồng minh đồng chí.
Và như thế là xã hội sẽ loạn. Bởi cho tới nay, tuy tổ quốc đã sạch bóng quân thù nhưng cái nếp dùng thủ đoạn gian xảo độc ác vẫn tồn tại trong sinh hoạt của xã hội. Nhà cầm quyền vẫn dùng thủ đoạn gian xảo trí trá để tiếp túc hành hạ, đàn áp con dân vì bất đồng chính kiến. Càng sống lâu trong thứ hòa bình nuôi dưỡng căm thù và bạo lực như thế Đảng càng bị suy yếu đi, càng bị dân ghét bỏ. Còn lâu mới rũ bỏ được nếp sống thủ đoạn mà những người cộng sản đã tích cực triển khai trong chiến tranh.
Công việc của tôi phải là công việc của trí tụê, không thể dùng thủ đoạn mưu trí. Tôi không đi tìm chiến thắng, tôi đi tìm con đường đưa tới gần sự thật và công lý. Đạt tới sự thật và công lý mới là thắng lợi bền vững.
Ở nước ta, tình hình thù hận cho tới nay vẫn còn phức tạp và nặng nề lắm. Nhiều người cộng sản vẫn còn tin rằng họ chỉ có thể tồn tại nếu biết nhận diện kẻ thù. Nếu làm được như vậy, họ tin rằng kẻ thù nào họ cũng đánh thắng, nhưng họ không biết rằng có một thứ kẻ thù họ không bao giờ thắng nổi. Kẻ thù đó là tâm thức tự giam minh trong vòng thù hận, lúc nào cũng để cho con qủy thù hận ngự trị trong đầu. Ta có thể lấy trường hợp sau đây vừa làm thí du, vừa làm bài học.
Hoa Kỳ coi ý thức hệ cộng sản là kẻ thù. Nhưng Hoa Kỳ đã biết ngưng hành động tàn phá của chiến tranh đúng lúc. Dù còn dư sức mạnh để chiến thắng, nhưng Hoa Kỳ đã không tìm thắng lợi bằng cách tận diệt chế độ cộng sản ở Việt Nam. Hoa Kỳ đổi chiến lược là sẽ tìm chiến thắng trong hòa bình, khi VIệt Nam bước tới giai đoạn kiệt quệ về kinh tế. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ ép Việt Nam phải mở cửa mời Mỹ trở lại. Trí tụê khác với mưu trí là ở chỗ đó.
Trong nước hiện nay người ta vẫn tiếp tục gây oán nuôi thù và kể lể công lao chiến thắng. Kẻ nọ, người kia vẫn tiếp tục nhìn nhau như quốc gia và cộng sản. Còn kẻ thù vô cùng tham lam và độc ác đứng ngay trước mắt thì không ai nhìn thấy.
Trong chính quyền, đặc biệt là nhóm “công an”, vẫn dùng thủ đoạn chụp mũ vu oan để gây thêm kẻ thù trong dân chúng. Thù hận là do đó. Tội ác là do đó. Tình trạng này càng này càng bế tắc. Làm sao gỡ bỏ được gông cùm của sự chia rẽ, chia cắt. Đó là một thử thách cực kỳ nan giải. Tình trạng thực tại của đất nước đã mở tâm mở trí cho tôi để tôi biết phân biệt đâu là trí tụê, đâu là mưu trí. Thực tại đã định hướng cho tôi trở thành một người biết tôn trọng sự thật. Những gì tôi nói ra, viết ra chỉ là tiếng nói của lương tri.
Đánh giá lại tư tưởng của Marx
Trong cuốn sách tôi thẳng thắn đánh gía lại tư tưởng của Marx khi ông soạn ra phương pháp cách mạng “Đấu Tranh Giai Cấp”, khi ông dùng hận thù giai cấp để đánh gục tư bản và xây dựng một thế giới đại đồng không còn giai cấp bóc lột.
Với những kinh nghiệm lịch sử tôi đã trải qua và những di sản thảm khốc đã được chứng kiến, tôi đã giải mã Marx, Lenin. Mao, Hồ… để chỉ ra rằng ý thức cách mạng đã sai từ gốc, nghĩa là từ Marx.
Tôi đã nói rõ cuộc Cách Mạng tháng 10 của Liên Xô đã dựng lên môt hệ thống chính trị chuyên quyền, đàn áp, giam hãm, kìm kẹp con người. Hệ thống chính trị ấy lại còn bóc lột giai cấp lao động gấp bội phần so với sự bóc lột của giai cấp tư bản. Và quyền lực chuyên chính trong hệ thống chính trị đó không cho phép công nông phản đối sự bóc lột ấy.
Các mô hình thế giới đại đồng của Marx chưa hề thấy ở đâu trong lịch sử. Nó chỉ là một ảo tưởng, một mong ước sẽ có trong tương lai. Marx đã mang cái tương lai ảo ấy, đặt nó trước hiện tại để dùng nó như một nền tảng lý luận siêu hình. Thật đúng là thứ biện chứng không có một chút gì là duy vật sử quan nữa.
Lấy lý thuyết hận thù giai cấp làm động lực cách mạng thì không cần lý luận sâu xa, chỉ cần nghe qua, bất cứ người dân cùng khổ nào cũng thấy là đúng. Để rồi họ trở thành cuồng tín đến mức sùng bái ý thức hệ đó như một thánh kinh, một tôn giáo, và sẵn sàng hy sinh cho nó, vì nó.
Thế nhưng ngày nay thì ai cũng đã thấy kết quả tồi tệ nó mang lại. Kết quả đó là trong công cuộc đấu tranh giai cấp con người không hề được giai phóng. Đau đớn hơn hết là con người lao động vẫn còn bị bóc lột. Thành phần công nông vẫn là thành phần bị thiệt thòi nhất. Và cuộc cách mạng “long trời lở đất” của cộng sản đã lộ ra cái bản chất vừa ngu tín vừa cuồng tín.
Trong thực tại của xã hội chủ nghĩa mới vẫn còn giai cấp bóc lột. Đó là giai cấp “tư bản đỏ”, phát sinh từ tinh thần vô sản vùng lên đấu tranh cướp chính quyền. Đồng thời nó cũng trở thành một “nhà nước chuyên chính”, tham lam sở hữu toàn bộ đất đai, toàn bộ tư liệu sản xuất, toàn bộ guồng máy quản lý xã hội, để độc quyền lũng đọan nền kinh tế quốc gia.
Giai cấp “tư bản đỏ” tự do chia chác tài sản tập thể của xã hội cho gia đình, họ hàng, đồng chí, đảng viên bằng chữ ký của quyền lực trong tay họ. Và Marx không ngờ rằng giai cấp “tư bản đỏ” lại ra đời ngay trong xã hội xã hội chủ nghĩa như thế.
Trong chế độ vô sản này có một ông chủ lớn nhất, sở hữu tất cả từ vật chất đến tinh thần. Đó là Đảng Cộng Sản. Đảng đứng trên hết mọi quyền lực, trên cả công lý. Đảng tự tuyên xưng Đảng lả “nhân dân”. Chống lại Đảng là chống lại “nhân dân”. Hai tử “nhân dân” là nhãn hiệu độc quyền của nhà nước cộng sản. Đó là một hiện tượng kinh khủng mà Marx không thể tiên liệu. Chính Marx đã là thủ phạm gây ra mọi sai lầm và tội ác.
Ngày nay các lãnh tụ cộng sản thật ra là những nhà đại tư sản. Họ dẫm lên chủ nghĩa tập thể để sống, nhưng họ lại bắt dân tôn thờ chủ nghĩa ấy. Phát động hận thù giai cấp là đẩy lùi con người về với bản năng muông thú. Lý thuyết “đấu tranh giai cấp” ấy thực tế là một sự phản tiến bộ, phản văn minh, phản văn hóa.
Qua hiểu biết về vận động của “sự kiện thời gian hóa” ( mouvement de la temporisation ) tôi sẽ sọan ra một cuốn sách để cho thấy con người và xã hội đã biến thái tồi tệ như thế nào trong ý thức đấu tranh giai cấp.
Sự thực ở nước ta ngày nay, người ta không phải đang áp dụng chính sách “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà là đang thi hành một thứ “xã hội chủ nghĩa theo định hướng kinh tế thị trường”. Đây là một thứ tư bản mới rất tàn nhẫn, nhưng nó vẫn ở trong lý luận của chủ nghĩa xã hội.
Ở Mỹ không có thứ tư bản chủ nghĩa mới man rợ này. Vì ở đó dân có quyền của dân. Dân được phép phê phán, thay đổi đảng cai trị bằng lá phiếu. Còn ở Việt Nam thì lá phiếu chỉ là trò đùa dân chủ của Đảng Cộng Sản để tô đẹp bề ngoài cho chế độ. Về mặt kinh tế, sự đứng dậy ngoạn mục của Trung Quốc và Việt Nam cũng là do việc thành phần tư bản, tư sản đỏ vùng lên cấu kết với tư bản man rợ nước ngoài để tung hoành. Vì thế nó đã phát triển rất nhanh, rất ngoạn mục, nhưng cũng vô cùng tại hại.
Chân lý phát triển ở Trung Quốc và Việt Nam ngày nay là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà người dân lao động phải trả gía : thợ thuyền bị bóc lột với đồng lương rẻ mạt, nông dân bị bóc lột với hành động cướp đất đuổi nhà. Nhà nước “tư bản đỏ” bóc lột bầng cách tận thu lợi nhuận cho chính mình mà không lo gì cho đời sống khổ cực của đám dân nghèo ở nông thôn hoặc ở vùng sâu, vùng xa.
Sự sai lầm của Marx là dẹp bỏ giai cấp mà vẫn còn giai cấp. Dẹp bỏ giai cấp bóc lột này thì lại mọc ra thứ giai cấp khác tàn nhẫn hơn, kinh khủng hơn bao giờ hết. Sự bùng phát đó của “tư bản đỏ” là một tội hình của Đảng, nhưng Đảng thì bất trị, vì không có một cơ chế nào hoặc một đạo luật nào trừng trị được Đảng. Đó là cái gốc của xã hội chủ nghĩa, cái ý thức thô bạo của đấu tranh giai cấp.
Cuốn sách của tôi mới chỉ giải quyết xong vấn đề tư tưởng. Theo tôi thì vấn đề cơ bản và lớn nhất hiện nay là phải biết thay thế triệt để cái chế độ hiện hữu. Bởi những cái cũ đó đều mang trong nó bản chất sai lầm, dối trá, gian xảo, giấu giếm. Những tội lỗi đó đều là những tội ác của “đấu tranh giai cấp” mà Marx đã đề ra và phổ biến.
Cuốn sách này là món nợ tôi phải trả cho triết học, cho dân tộc. Tôi phải gấp rút hoàn thành cuốn sách này. Có lẽ đây là cơ hội duy nhất và cuối cùng để tôi chuộc tội trước moi người. Không làm được việc này thì chết cũng không thề yên nghỉ”. ( Hết chích ).
* * *
Tin triết gia Trần Đức Thảo chọn tự do và cái chết đột ngột
Đầu tháng 4/1993, tin triết gia Trần Đức Thảo chuẩn bị họp báo để chính thức tuyên bố chọn tự do, được loan truyền khắp Paris, thủ đô nước Pháp. Nghe tin này nhà văn Trí Vũ-Phan Ngọc Khuê gọi điện thoại thông báo cho một số bạn bè thân hữu. Một lát sau một người bạn gọi lại : “Này ông ơi ! Tin ấy làm cho tôi suy nghĩ và đâm lo cho ông ta. Nếu ông thân với Trần Đức Thảo thì bảo ông ta “zọt” ngay cho lẹ. Nguy lắm đấy ! Phải thúc ông ta ra thoát nơi ấy ngay đi kẻo quá trễ mà nguy đến tính mạng đấy. Với những con người của chế độ ấy thì không thể coi thường”. Phan Ngọc Khuê trả lời : “Không đến nỗi như vậy đâu. Nhưng mà tôi sẽ cố gắng tìm ông ta để nói rõ sự lo lắng của anh”.
Phan Ngọc Khuê không tin, nhưng mối lo lắng của người bạn ông đã trở thành sự thật. Tối hôm 23/4/1993 tại nhà khách của sứ quán Việt Nam, số 2 Le Verrier, quận 5, triết gia Trần Đức Thảo bỗng nhiên thượng thổ hạ tả như bị trúng độc. Bác sĩ cấp cứu đưa ông vào bệnh viên đa khoa Les Broussais. Ông nằm bất tỉnh, ngu li bì.
Đến khoảng 5 giờ 30 sáng ngày 24/4/1993, bác sĩ trực phòng hồi sinh của bệnh viện ghi nhận bệnh nhân Trần Đức Thảo đã trút hơi thở cuối cùng và bệnh viện đang làm thủ tục để đưa người quá cố xuống nhà xác.
Thế là “cuốn sách” ấp ủ suốt cả một đời người sẽ không bao giờ được xuất bản. Triết gia Trần Đức Thảo phải ôm xuống tuyền đài một mối hận không bao giờ tiêu tan được.
Nguyễn Cao Quyền
Tháng 7 năm 2014
nguồn: http://www.vietthuc.org
2. 'Tháng Tư Đen'
Mang tên 'Tháng Tư Đen', sách dày gần 600 trang của tác giả George Veith vẽ lại bức tranh hãi hùng của những trận chiến cuối cùng với sự thiệt mạng của 100.000 lính Nam Việt Nam.
Lính miền Nam bắn quân miền Bắc ở Cai Lậy dọc quốc lộ 4
Tác giả Veith nói lính miền Nam kháng cự kiên cường nhưng thua vì Hoa Kỳ bỏ rơi
Bản thân Hà Nội ước tính họ mất 6.000 bộ đội chỉ trong vài ngày cuối tháng Tư năm 1975, theo điểm sách 'Tháng Tư Đen' trên báo Wall Street Journal của chuyên gia tư vấn quốc phòng Mark Moyar, người cũng là tác giả cuốn 'Thắng lợi Bỏ lỡ: Cuộc chiến Việt Nam, 1954-1965'.
Moyar đánh giá 'Tháng Tư Đen' đã xuất sắc "điền vào khoảng trống lịch sử" của giai đoạn 1973-1975 khi Hoa Kỳ đã rút quân và Cuộc chiến Việt Nam không còn là mối quan tâm hàng đầu của các phóng viên Hoa Kỳ, khiến các tài liệu tham chiếu bằng tiếng Anh để viết về giai đoạn này không có nhiều.
Tác giả Veith đã dùng tới các sử liệu từ phía Việt Nam bao gồm của cả miền Bắc và các cuộc phỏng vấn của ông với các tướng lĩnh Nam Việt Nam trong quá trình nghiên cứu để viết sách.
Ông Veith nhận xét thất bại trong tháng Tư năm 1975 không phải do sự lúng túng của chính quyền miền Nam và càng không phải do sự yếu kém trên chiến trường của lực lượng Việt Nam Cộng hòa.
Theo ông, lực lượng Nam Việt Nam bao gồm nhiều chỉ huy từng đẩy lùi cuộc tấn công của miền Bắc hồi năm 1972 và đã có những trận đánh thành công nhưng ít được biết tới trong giai đoạn 1973-1975.
Một số trận đánh trong đó quân miền Nam kháng cự kiên cường được nhắc tới xảy ra trong tháng Ba và tháng Tư năm 1975 như các trận Mỏ Tàu và Núi Bồng ở mạn bắc, Bến Cầu và Chơn Thành ở miền trung cũng như trận Cần Thơ và Long An ở miền nam.
'Giết hại dân thường'
Theo bài Bấmđiểm sách của chuyên gia Moyar, "[Ông] Veith đã minh chứng thuyết phục rằng lý do gốc rễ của sự thất bại ở miền Nam là việc cắt giảm trợ giúp của Quốc hội Hoa Kỳ trong năm 1974 khi viện trợ quân sự giảm gần một nửa.
"Khi cuộc tấn công của quân Bắc Việt bắt đầu trong tháng Ba năm 1975, sự thiếu hụt nhiên liệu máy bay và phụ tùng không cho phép quân đội chở lính tiếp viện bằng đường không nhằm củng cố biên giới miền tây trải dài 900 dặm (gần 1.500km).
Trực thăng trong Cuộc chiến Việt Nam
Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ tới gần nửa dẫn tới thiếu hụt nhiên liệu và phụ tùng máy bay ở miền Nam
"Bởi vậy Bắc Việt được tự do để tập trung các cuộc tấn công với số quân lớn vào các thành phố và thị trấn trọng yếu.
Ông Veith nói sự thiếu hụt không quân cũng làm cho miền Nam không thể cho máy bay ném bom lực lượng miền Bắc ngay cả khi họ biết những nơi đối thủ tập trung đông quân.
Ngoài ra việc dân thường di tản với số lượng lớn cũng ảnh hưởng đến khả năng triển khai và di chuyển quân của Nam Việt Nam.
Ông Veith nói việc Bắc Việt Nam giết hại những người không cầm súng ở Huế năm 1968 và dọc Quốc lộ 1 năm 1972 khiến người dân phát hoảng và họ đã tràn ra các ngả đường khi quân miền Nam rút đi.
Việc tắc nghẽn đường và cầu khi dân thường di tản làm cho một số đơn vị chiến đấu của VNCH không rút kịp và bị lực lượng miền Bắc tiêu diệt.
Một trong những ví dụ ông Veith đưa ra và được chuyên gia Moyar dẫn lại là đợt rút quân của Nam Việt Nam để cố thủ ở Đà Nẵng.
Hơn một triệu dân thường đã kéo về thành phố này để hòa vào số dân gần nửa triệu cũng đang hoảng loạn ở trong thành phố.
Số lượng dân cư lớn như vậy khiến cho việc điều phối xe quân sự và lực lượng tác chiến gặp khó khăn.
'Trả giá nhân mạng'
Theo các con số từ sách 'Tháng Tư Đen' được cây viết Moyar trích dẫn, Nam Việt Nam có tới hơn 760.000 binh sĩ nhưng chỉ tập hợp được 110.000 ở Sài Gòn trong trận đánh cuối cùng.
Hoa Kỳ trong khi đó không giữ lời hứa mà Tổng thống Nixon đưa ra hồi tháng Giêng năm 1973 rằng không lực Hoa Kỳ sẽ đập tan lực lượng Bắc Việt nếu họ vi phạm hiệp định hòa bình khi đó đang chuẩn bị được ký kết ở Paris.
Bản thân ông Nixon đã không còn cầm quyền hồi năm 1975 sau vụ bê bối Watergate trong khi Quốc hội Hoa Kỳ dùng một nghị quyết được thông qua trong năm 1973 để buộc Tổng thống Gerald Ford không ném bom miền Bắc.
Trong phần kết thúc bài điểm cuốn 'Tháng Tư Đen', chuyên gia quốc phòng Moyar nói cuốn sách là lời nhắc nhở Hoa Kỳ về cái giá phải trả bằng nhân mạng khi rời bỏ một đồng minh.
Hơn nửa triệu người bỏ mạng khi trốn chạy sau ngày 30/4/1975
Ông nói 100.000 lính Nam Việt Nam, những người từng sát cánh với Hoa Kỳ trong các trận đánh cuối cùng, đã bỏ mạng, bị hành quyết tức thì hay chết vì bị hành hạ trong các trại "cải tạo" khổng lồ.
Hơn nửa triệu người Nam Việt Nam cũng bỏ mạng trên biển khi bỏ trốn chế độ cộng sản.
Nguồn: BBC