Cuộc đời những phụ nữ Việt lai Mỹ trên đất Hoa Kỳ |
Tác Giả: Phương Anh, phóng viên RFA | |||
Thứ Sáu, 18 Tháng 6 Năm 2010 12:06 | |||
Khi chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho con lai Mỹ tái định cư theo đạo luật Home Coming Act vào thập niên 1990, hàng trăm con lai Mỹ đã rời Việt Nam đến sinh sống rải rác ở khắp các tiểu bang trên đất Mỹ. Nhân viên trung tâm Good Shepherd Services tổ chức tiệc sinh nhật cho Sơ Christine Trương Mỹ Hạnh hôm 7/5/2010. Bị kỳ thị ở quê cha… Vào năm 1990, sơ Christine Trương Mỹ Hạnh, hiện là Giám Đốc Trung Tâm Giáo Dục Thanh Thiếu Niên và Gia Đình ở Atlanta, Georgia, tình cờ đến thăm các gia đình người bản xứ địa phương. Bà đã gặp một số thiếu nữ Việt lai Mỹ này, bà kể lại: “Khi ra đường, một số người thấy các em không nói được tiếng Mỹ thì nghĩ là các em người Mễ và kỳ thị. Vấn đề đó vẫn xảy ra hàng ngày cho đến ngày hôm nay./Sơ Mỹ Hạnh Khi ra đường, một số người thấy các em không nói được tiếng Mỹ thì nghĩ là các em người Mễ và kỳ thị. Vấn đề đó vẫn xảy ra hàng ngày cho đến ngày hôm nay. Các em gặp rất nhiều chuyện dở khóc dở cười, nhiều vấn đề lắm.” Theo lời Sơ Trương Mỹ Hạnh thì có lẽ vì đồng cảnh ngộ, cho nên họ thường lập gia đình với nhau, thế nhưng, một điều vô cùng khó khăn khi có con cái, họ không biết làm cách nào để dạy dỗ con mình. Bởi lẽ, họ chưa bao giờ được hưởng mái ấm hạnh phúc gia đình. Bà nói tiếp: Chị Nhung, một phụ nữ đến Mỹ từ năm 1992, nay đã có 3 mặt con tâm sự rằng hồi chị mới qua phải đi làm bằng xe đạp, sau này chị nhờ người bảo trợ mua xe cho chị. Nhưng điều khó khăn và buồn nhất là chị sống ở Mỹ mà không biết nói tiếng Mỹ, lại không có tiền nên con cái thiếu thốn hơn bạn bè cùng trang lứa. Chị tâm sự: “Mẹ em còn sống ở Việt Nam mà em không về thăm được vì không có tiền. Mình không đi học được, tiếng Anh không biết, đi làm cho các hãng xưởng cũng bị thiệt thòi, người ta không coi trọng mình.” …lẫn quê mẹ Sơ Mỹ Hạnh cùng các cháu thế hệ sau của con lai Mỹ đến học tại trung tâm Good Shepherd Services. Hình do Sơ Mỹ Hạnh cung cấp Riêng với chị Mỹ Tho, đã được nhập quốc tịch Mỹ nhờ vào nỗ lực của chính bản thân khi theo học lớp luyện thi Quốc Tịch do Sơ Mỹ Hạnh tổ chức, thì lại là trường hợp khá đặc biệt, vì ngay cả cái tên gọi cũng không có vì chẳng có đến một mẩu giấy tờ tùy thân. Khi nộp hồ sơ theo diện con lai, chị về quê để xin giấy khai sinh, ngang qua chợ Mỹ Tho nhiều lần, chị bèn lấy tên đó là tên của mình. Chị kể có nhiều người hỏi chị sao lấy tên Mỹ Tho, chị không biết nói làm sao. Chị rất mặc cảm. Chị tâm sự:“Hồi nhỏ, em đã bị kỳ thị rồi, em không được học. Cứ mỗi lần đi học thì bị chọi đá, chọc, bị chửi là đồ con lai, mày cút về Mỹ đi, không cho mày ở đây, bà ngoại và má nuôi em mới đưa em về quê trốn, sau này người ta mới đưa em lên thành phố ở.” Cũng như bao người con lai khác, nộp hồ sơ đi Mỹ cũng không phải là dễ dàng, vì chị chẳng có một ai, mà cũng chẳng có một đồng xu dính túi. Một người Việt ở Sóc Trăng đến nói chị lên thành phố để ông ta có thể giúp làm hồ sơ. Chị đồng ý đi theo, thế nhưng, chẳng bao lâu, sau khi đã hãm hiếp chị thì họ đi vượt biên và bỏ rơi chị ngay giữa lòng thành phố. Tứ cô vô thân, chị phải bươn chải, lang thang ngoài đường kiếm từng bữa ăn chờ ngày sinh nở. Một anh xe ôm thương tình đưa chị về nuôi và sau này nên duyên chồng vợ. Ngặt nỗi, anh cũng quá nghèo nên không đủ tiền lo lót. Chị kể: “Chỗ làm giấy tờ người ta đòi từ 3 đến 5 cây vàng, em không có tiền, em nhờ người ta viết đơn đại, đi được thì đi, không đi được thì thôi. Lúc đó, cứ mỗi tuần vào ngày thứ năm, em mượn xe đạp người ta em đi đến đường Nguyễn Du hay Nguyễn Trãi, ở đó có phỏng vấn con lai, em cứ lên hoài. “Em bị người Việt Nam hất hủi, khi dễ. Người ta không tiếp nhận mình, không coi mình là người Việt Nam. Người ta chỉ coi mình là một đứa con lai bị bỏ rơi, không có cha và xem thường mình./Chị Mỹ Tho .Tới một bữa tình cờ có một ông Mỹ từ Bangkok qua, có cả một cô người Việt Nam. Em nói là em có đăng ký diện con lai, nhưng không ai gửi giấy tờ cho em hết và ổng coi lại trong computer, nói là em đã có giấy mời rồi, mà người ta không đưa cho em hay sao?” Và chính nhờ sự liều lĩnh và kiên trì này mà cả gia đình của chị gồm hai vợ chồng và 3 con đã đến định cư vào năm 1993. Đó là trường hợp của Mỹ Tho, còn riêng với chị Duyên, cùng chồng và 5 con đến Mỹ vào năm 2000 thì còn cơ cực hơn. Cả cuộc đời, chị bị bán cho hết người này sang người khác để trừ nợ, mãi cho tới khi chị lập gia đình. Chị kể ngày trước chị ở dưới quê không có tiền, không có người thân vì mẹ chết, không được học hành, không có giấy tờ tùy thân. “Đến khi gặp ông xã em bây giờ mới làm đại, ai dè đâu đến năm 2000 thì Mỹ kêu.” Chị nhớ lại “hồi đó ở dưới quê, em học đến lớp hai, con của “Cách Mạng” tụi nó “quýnh” hoài, em đâu có học được, em ở trong đồng khô cỏ cháy mà, bị chửi là “đồ đế quốc Mỹ”. Chửi quá bà ngoại đâu có dám cho em đi học nữa. Lớn lên thì đời của em cứ bị bán, người này bán cho người kia, bà ngoại nuôi bán đứt em bao nhiêu giạ lúa, cho em làm mướn làm thuê, trả nợ cho người ta. Nhưng mà bán để làm ruộng thôi, chứ không phải là làm tầm bậy, tầm bạ. Cuộc đời em còn hên được cái đó!” “Tôi là ai?” Các phụ nữ lai Mỹ trong một bữa tiệc gây quĩ cho Good Shepherd Services. Hình do Sơ Mỹ Hạnh cung cấp. Có thể nói, đa số những phụ nữ, hay nói đúng hơn là các bà mẹ Việt lai Mỹ đều có một quá khứ thật đau lòng. Khi có chương trình con lai thì họ coi như được đổi đời, và tất cả đều hy vọng vào một ngày mai tươi sáng. Giờ đây, bao năm sống trên quê hương của cha mình, nhưng vì không được học hành, không được dậy dỗ nên họ vẫn đang đối mặt với biết bao khó khăn và trở ngại. Điều đáng quí hơn cả là họ vẫn cố gắng dạy dỗ con mình theo phong tục tập quán của Việt Nam, như lời Sơ Mỹ Hạnh là họ “vẫn tiếp tục sống như những bà mẹ Việt Nam. Họ rất chịu khó, cần cù làm việc. Có nhiều em vẫn cố gắng giúp nuôi mẹ hay bà nội, bà ngoại còn sống ở Việt Nam. Các em thích gặp gỡ nhau, và giúp đỡ nhau tận tình lắm, không bao giờ các em oán thù cha của họ. Đó là điều mà mình học được nơi các em. Bài học về lòng tha thứ và quảng đại.” Chị Nhung thì vẫn cảm thấy khó khăn và lạc lõng, vì “sống ở đây chủ yếu là tiếng Anh thôi, mình không biết là thua. Em ít có đi đâu lắm. Nếu cho em về Việt Nam, chắc em về lại, sau này con cái lớn chắc em cũng về VN sống, còn bây giờ thì không nói gì trước được.” “Cuộc đời của em sao khổ quá, em không biết cha là ai, mẹ thì chết, em cũng không biết em là ai …Mỹ hay Việt, là nước nào em cũng không biết…/Chị Duyên Riêng với chị Mỹ Tho thì chị nhận mình là người Mỹ vì “em bị người Việt Nam hất hủi, khi dễ. Người ta không tiếp nhận mình, không coi mình là người Việt Nam. Người ta chỉ coi mình là một đứa con lai bị bỏ rơi, không có cha và xem thường mình. Như bao người khác, người ta là người Việt Nam thì rất là hân hạnh, nhưng em thì khác. Dù đất Mỹ này không công nhận em là một đứa con, nhưng em vẫn hân hạnh nhận Mỹ là đất nước của em. Em không biết nếu em còn ở Việt Nam thì sẽ như thế nào, em có còn sống được hay không…” Dù sống ở Việt Nam trước kia hay trên đất Hoa Kỳ hiện nay, hầu như vẫn chưa ai tìm được câu trả lời thoả đáng, cho câu hỏi “tôi là ai?” như chị Duyên tâm sự: Em nói em con lai thôi, mình nửa Việt, nửa Mỹ không biết làm sao nữa, em thì cũng không ăn học nhiều. Mình cầu xin cho 5 đứa con mình cuộc sống được yên tịnh, không như cuộc đời của mẹ nó. Cuộc đời của em sao khổ quá, em không biết cha là ai, mẹ thì chết, em cũng không biết em là ai …Mỹ hay Việt, là nước nào em cũng không biết…(khóc)
|