Home Đời Sống Tài Liệu Lịch sử ngày Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ

Lịch sử ngày Lễ Tạ Ơn của Hoa Kỳ PDF Print E-mail
Tác Giả: Hoài Việt sưu tầm   
Thứ Năm, 25 Tháng 11 Năm 2010 08:27

Hầu hết những câu chuyện về Lễ Tạ Ơn khởi đầu bằng lễ kỷ niệm ngày thu hoạch của những người hành hương tới bắc châu Mỹ La-tin cùng với những người da đỏ khởi sự từ mùa thu năm 1621.

 Măc dù họ có một lễ hội ba ngày kỷ niệm vụ mùa thu hoạch tốt, và có những người da đỏ địa phương tham dự, buổi kỷ niệm tạ ơn đầu tiên này không phải là một ngày lễ, mà đơn giản chỉ là một buổi cùng nhau họp mặt hàn huyên. Nhưng đó chính là nguyên nhân dẫn đến buổi lễ Lễ Tạ Ơn long trọng hiện đại. Tuy nhiên Ngày Lễ Tạ Ơn có thể truy cập lại từ năm 1863 khi Tổng Thống Lincoln trở thành thổng thống đầu tiên tuyên bố Ngày Lễ Tạ Ơn. Và tiếp theo từ đó, ngày lễ được quy định luôn vào cuối tháng Mười Một hàng năm.


Tuy vậy, hầu hết các học sinh được dạy rằng ngày Lễ Tạ Ơn do các người hành hương và da đỏ khởi sự kỷ niệm ăn mừng kể từ năm 1621, chúng ta hãy tìm vào gần hơn những biến cố dẫn đến ngày lễ này và những gì đã sẩy ra vào những thế kỷ sau đó cuối cùng cho chúng ta một buổi lễ hiện đại ngày nay.


Những người hành hương, đã vượt biển tới quê hương này bằng tầu Mayflower, nguyên thủy họ là những thành viên của Giáo Hội Ly Khai Người Anh (Môn phái Thanh Giáo). Họ đã rời bỏ quê hương đầu tiên vượt biển đến Hòa Lan (The Netherlands) để tránh sự khủng bố tôn giáo. Những năm đầu tại đó, họ cảm thấy hạnh phúc vì được hưởng sự đối sử nhân nhượng tự do tín ngưỡng về tôn giáo nhiều hơn, nhưng sau đó họ cũng vỡ mộng vì đời sống của người Hà lan sống như vô tôn giáo. Để tìm kiếm đời sống đực tự do và tốt đẹp hơn, những người ly khai đã thương lượng với công ty cổ phần Luân Đôn tài trợ tài chánh cho một chuyến hành hương để họ tìm kiếm châu Mỹ.


Không phải tất cả những người hành trình trên tầu Mayflower là những người ly khai. Chỉ có vào khoảng một phần ba những người nguyên thủy đi tìm đất mới là những người ly khai, còn lại là những người được công Cổ Phần Luân Đôn mướn để bảo vệ những quyền lợi của công ty.


Những người hành hương đã đổ bộ lên định cư tại Plymounth Rock vào ngày 11 tháng 12 năm 1620. Đầu tiên họ đã phải chịu đựng một mùa đông giá rét thật tang thương, và đến đầu mùa thu kế tiếp đó, đã có 46 người trong số 102 nguyên thủy đến bằng Mayflower đã qua đời. Nhưng năm 1621 đã đem đến cho họ một mùa thu hoạch thật tốt đẹp, số người đi tìm đất mới còn lại quyết định tổ chúc một buổi lễ kỷ niệm thật linh đình, kéo dài cả ba ngày trong đó có cả sự tham gia của 91 người da đỏ đã giúp đỡ những người hành hương đi tìm đất mới sống sót trong năm đầu tiên này. Họ tin rằng những người hành hương còn lại không thể sống qua năm đầu nếu không có sự giúp đỡ của những thổ dân da đỏ tại đây. Ngày lễ này chỉ coi như là một ngày hội thu hoạch cổ truyền của người Anh hơn là một ngày lễ tạ ơn chính thức.


Thống Đốc William Bradford chọn một toán “bốn người bắn chim” thiện chiến săn vịt trời và ngỗng hoang để tổ chức, không chắc chắn có gà tây trong buổi lễ của họ hôm đó. Tuy nhiên chắc chắn có thịt hiêu, nai. Thuật ngữ Gà Tây (Turkey) người hành hương dùng có nghĩa bất cứ loại thịt gà hay thịt chim hoang dã nào mà họ săn được. Một sản phẩm hiện đại đặc biệt nữa luôn luôn cần có trong bàn tiệc Lễ Tạ Ơn đó là bánh nướng nhân bí ngô.


Nhưng ngày lễ Tạ Ơn này đã không được tái tổ chức trong năm kế tiếp. Cho mãi đến tháng 6 năm 1676 một ngày lễ Tạ Ơn khác mới được công bố. Vào ngày 20 tháng 6 năm đó, hội đồng quản trị của Charlestown, Massachussetts đã triệu tập buổi họp để quyết định nghiên cứu thiết lập một ngày nhất định để tỏ rõ tạ ơn về những kết quả tốt đẹp của cộng đồng đã thu hoặch được. Hội đồng đã bỏ phiếu quyết định tuyệt đối chỉ định ông Edward Rawson, thư ký Hội Đồng tuyên bố ngày 29 tháng 6 là ngày lễ Tạ Ơn. Điều đáng để ý là lễ kỷ niệm tạ ơn này dường như không kể những người da đỏ, họ coi buổi lễ kỷ niệm Tạ Ơn có nghĩa đối với những người hành hương đi tìm đất mới là đã tới bến bờ tự do và cũng đã chiến thắng những thổ dân ngoại đạo.


Một trăm năm sau, vào tháng Mười năm 1777 tất cả 13 thuộc địa đã tham gia kỷ niệm Lễ Tạ Ơn. Cũng để lễ kỷ niệm sự chiến thắng ái quốc mà họ đã chiến thắng Anh Quốc tại Saratoga. Nhưng ý đó chỉ có tính cách một lần.


Năm 1789, Georger Washington đã tuyên bố Ngày Lễ Tạ Ơn của quốc gia, tuy nhiên bị một số chống đối, bởi có sự bất hòa trong các thuộc địa, nhiều người trong số những người hành hương không ưng thuận cho ngày đó là ngày của toàn quôc. Đến tổng thống Thomas Jefferson cũng chống đối tư tưởng dành một ngày cho Lễ Tạ Ơn.


Sau cùng chủ bút một tạp chi là bà Sarah Josepha Hale đã cố gắng đưa đến điều mà chúng ta ghi nhận như là Lễ Tạ Ơn. Bà Hale đã viết nhiều bài xã luận bênh vực mục đích của bà trên tờ tạp chí Boston Ladies và sau đó, trong cuốn sách Godey’s Lady’. Sau 40 năm, qua những bài xã luận vận động và các thư gửi đến các thống đốc và tổng thống, sự vận động của bà Hale đã trở thành sự thực, đến năm 1863 tổng thông Lincoln đã công bố ngày Thứ Năm cuối của tháng Mười Một là ngày Lễ Tạ Ơn chính thức của quốc gia Hoa Kỳ.


Các tổng thống sau tổng thống Lincoln đều đã công nhận ngày Lễ Tạ Ơn. Tuy ngày cử hành đã có thay đổi đôi lần, gần nhất là tổng thống Franklin Roosevelt đã đề nghị cử hành sớm hơn một tuần để tạo thời gian mua sắm mùa Giáng Sinh dài hơn. Công chúng đã ồn ào phản đối chống lại quyết định này, hai năm sau đó tổng thống đã phải dời ngày lễ Tạ Ơn lại như cũ. Đến năm 1941, lễ Tạ Ơn đã được quốc hội phê chuẩn ngày Thứ Năm tuần thứ tư của tháng Mười Một là Ngày lễ Tạ Ơn chính thức hợp pháp.

 

               Tạ Ơn Trời

 
Nhớ ơn đâu phải một ngày thôi
Luôn mãi từng giây suốt cả đời
Ca tụng không gian tràn vẻ đẹp
Ngời khen trái đất rực màu tươi
Càn khôn, kiến tạo thành như ý
Nhân loại, yêu thương tạc giống Người
Lánh nạn bình an nhờ biển thánh
Rừng nhu dẫn đến tạ ơn Trời.


***

Rừng nhu đãi ngộ đội ơn Trời
Ghi tạc muôn đời chẳng phút lơi
Bản xứ nào quên cầu chúc phúc
Tình người xây đắp mãi thêm tươi
Trần ai mặc khách khôn trau mặt
Đất thánh cây non sớm nảy chồi
Chân lý yêu thương cùng thực hiện
Thanh bình tràn ngập khắp nơi nơi.


Hoài Việt Nguyễn Vĩnh Tường