Home Đời Sống Tài Liệu Sinh viên đại học coi trọng nhân cách hơn sex

Sinh viên đại học coi trọng nhân cách hơn sex PDF Print E-mail
Tác Giả: Lê Tâm   
Thứ Bảy, 15 Tháng 1 Năm 2011 19:49

 Phần lớn các sinh viên coi sự tự đánh giá tốt về khả năng và nhân cách của mình (self-esteem)

Theo kết qủa một cuộc nghiên cứu mới đây về điều các sinh viên coi là quan trọng thì phần lớn các sinh viên coi sự tự đánh giá tốt về khả năng và nhân cách của mình (self-esteem), còn quý giá hơn cả hành động tính dục (sex), ăn món ăn ngon, uống rượu, đi chơi với bạn, hay ngay cả việc lãnh lương.

Hình minh họa

“Các sinh viên đại học ưa thích các hoạt động tính dục, thích ăn uống-bất cứ nơi nào có đồ ăn free là họ có mặt,” theo lời Giáo Sư Brad Bushman, ngành tâm lý tại đại học Ohio State University, “nhưng họ lại xem việc coi trọng bản thân của mình cao hơn cả.”

Tuy nhiên, khi kết quả của hai cuộc nghiên cứu được xét trên phương diện giới tính, thì việc coi trọng bản thân lại không phải lúc nào cũng đứng hàng đầu.

Các nam sinh viên coi việc này đứng cao hơn mọi hoạt động khác, nhưng trong số các nữ sinh viên thì việc có được những điều nâng cao ‘self-esteem’, như có điểm tốt hay được khen ngợi, cũng ngang hàng với tiền bạc và bạn bè.

Trong cuộc nghiên cứu đầu tiên, Giáo Sư Bushman hỏi 130 sinh viên đại học University of Michigan nghĩ về các món ăn ưa thích, hoạt động tính dục và các kinh nghiệm giúp nâng cao ‘self-esteem’.

 Rồi sau đó họ phải đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 5 về sự ưa thích của họ, qua các câu hỏi như “Sẽ sung sướng thế nào nếu ăn (món ăn đó), làm chuyện đó (sex) hay có được điều đó (self-esteem)?”

Trong cuộc nghiên cứu thứ nhì, có 152 sinh viên được yêu cầu đánh giá về sự ‘muốn’ có và ‘thích’ có cùng sự sung sướng trong những hoạt động nêu ra trong cuộc nghiên cứu lần thứ nhất, so sánh thêm với việc nhận tiền lương, gặp bạn thân hay uống rượu.

Nói chung, những người tham dự đều cho hay ‘thích’ các hoạt động này hơn là ‘muốn’ có hoặc ‘cần’ có, vốn là điều bình thường, theo các nhà nghiên cứu.

Tuy nhiên sự khác biệt giữa ‘thích’ và ‘muốn’ có trong lãnh vực ‘self-esteem’ được thấy là ít nhất. Ðây là một điều quan trọng vì theo các kết quả nghiên cứu về sự nghiện ngập cho thấy người nghiện thường ‘muốn’ có điều họ mong mỏi hơn là ‘thích’ có, theo Giáo Sư Bushman.

Giáo Sư Bushman nói rằng người Mỹ thường nghĩ rằng việc gia tăng “self-esteem” là phương cách giải quyết nhiều vấn đề xã hội như trẻ vị thành niên mang thai hay nghiện ma túy.

Nhưng theo ông “đây là sự suy nghĩ ngược hướng.” Vì theo ông một hành động được coi là tốt phải xảy ra trước-chứ không phải sau khi có được sự khuyến khích để tự đánh giá cao về khả năng hay nhân cách của cá nhân.

Một nhà nghiên cứu khác, Giáo Sư Jennifer Crocker tại đại học Ohio State University, cho rằng “khi người ta đánh giá cao ‘self-esteem’, người ta có thể tránh làm một số việc như công nhận sự sai trái của mình.”