Home Đời Sống Tài Liệu Người Tù Của Nhà Nước: nhật ký mật của Triệu Tử Dương!

Người Tù Của Nhà Nước: nhật ký mật của Triệu Tử Dương! PDF Print E-mail
Tác Giả: trangdenonline   
Thứ Sáu, 22 Tháng 5 Năm 2009 00:58

Đây là một cuộc độc thoại dài trên ba mươi giờ,được ghi lại trên các băng cát-sết nhạc cũ dành cho trẻ con, những cuộc ghi âm lén lút vào khoảng đầu năm 2000,vào lúc đó,cựu tổng-bí-thư đảng cộng-sản Trung-Hoa,ông Triệu Tử Dương, đang ở trong tình trạng quản-thúc tại nhà.


Triệu Tử Dương với Sinh Viên tại Thiên An Môn
Ông này đã bị loại ra khỏi cơ quan quyền lực sau biến cố Thiên An Môn  hồi tháng năm1989 và bị quản thúc cho tới khi chết vào năm 2005. Chánh quyền Trung Hoa ngày nay đang muốn làm quên đi biến cố Thiên An Môn bi thảm này,một biến cố đã làm mất mặt nước Trung Hoa trên chánh trường quốc tế.

Nhưng,quyển tử hậu hồi ký của Triệu Tử Dương vừa mới xuất bản ở Mỹ với một ấn bản Hoa Ngữ luân lưu ở Hồng Kông đã làm chánh quyền Trung Quốc ở trong tình trạng "đỉa phải vôi".   Tác phẩm "Prisoner of the State:The Secret Journal of Zhao Ziyang (Người tù của nhà nước:nhật ký mật của Triệu Tử Dương)đã được phát hành ngày 19 tháng Năm trên thế giới,do nhà xuất bản Simon & Schuster .

Nếu biết rằng ngày 4 tháng sáu năm nay là kỷ niệm 20 năm biến cố Thiên An Môn,người ta có thể thấy được tầm tác-động của hồi ký này đối với chánh giới Trung Hoa!  

Trả lời qua điện thoại từ Hồng Kông,ông Jean Philippe Béja,nhân viên nghiên cứu của CEFC (Trung Tâm Nghiên Cứu Pháp Về Trung Hoa  Hiện Đại),đã cho biết:"Điều này rất quan trọng,vì đây là lần đầu tiên người ta có một luận văn trực tiếp từ một người diễn vai trò nền tảng của những biến cố này.Người ta chưa bao giờ thấy một nhà lãnh đạo cộng-sản trung-hoa kể một cách  trực tiếp về những việc đã xảy ra trong lòng chánh quyền,và nói một cách tự do về những đồng nghiệp của ông ta".   

Hai mươi năm sau cuộc thảm sát ở Thiên An Môn và 4 năm sau ngày chết,bằng cuốn hồi ký này,không những Triệu Tử Dương đã mở lại hồ sơ Thiên An Môn mà còn đưa ra một di chúc ngoại mộ về chính trị.!Người được mệnh danh là  "Gorbatchev của Trung Hoa" đã bị phe phái thủ cựu thanh trừng chỉ vì đã từ chối việc xử dụng quân lực bắn vào sinh viên đang tập hợp ở công trường Thiên An Môn vào ngày 3 tháng 6 năm 1989 .Lực lượng sinh viên đã tập hợp ở nơi đây từ hai tháng qua để đòi hỏi dân chủ hoá đất nước.  

Sau biến cố Thiên An Môn khiến hàng trăm sinh viên thiệt mạng,Triệu Tử Dương đã bị quản thúc tại nhà,một thứ nhà tù sang  trọng ,được canh giữ chặt chẽ cho đến lúc ông mất vào năm 2005,thọ 85 tuổi! Nhưng,vào lúc cuối đời,ông đã thành công trong việc cho lén lút ghi âm một tài liệu nói về thời gian hoạt động và những  kỳ vọng của ông qua khoảng 30 "cát-sét" đã được dấu diếm,ngụy trang và bí mật đưa ra khỏi nước Trung Hoa sau khi ông chết.

 Ông ta đã lợi dụng sự chễnh mãng của những người canh gác để dùng một máy ghi âm,xài lại các băng cát-sét nhạc dành cho trẻ con và các tuồng hát,để ghi lại hồi ký.Giọng nói của ông đã được BaoTong,cánh tay mặt của ông khi xưa -cũng bị quản thúc tại chỗ từ năm 1989 - xác nhận.Tài liệu đã được ghi lại và chuyển dịch sang anh ngữ trong sự bí mật hoàn toàn.

Ngày 19.05,sách được phát hành ở Hoa Kỳ dưới nhan đề : Người Tù Của Nhà Nước: nhật ký mật của Triệu Tử Dương! Người có công tập hợp lại các tài liệu do Triệu Tử Dương phân tán chính là một nhân viên thân cận "cánh tay mặt" của ông ta,ông BaoTong hiện hảy còn ở trong tình trạng bị theo dõi.Người dịch là con của ông ta,Bao Pu,hiện ở Hong Kong.    

Nhửng "anh-tẹc-nốt" người Trung Hoa,theo như báo giới ở Hồng Kông, đã cho cho ghi lại "các tài liệu nói" của nhà lãnh đạo ngày trước này,Giới trẻ hiện nay không biết nhiều về Triệu Tử Dương! Hồi-ký này cũng đã làm hại nghiêm trọng đến huyền thoại Đặng Tiểu Bình (người lãnh đạo nước Trung Hoa từ 1976 đến 1997) như là một kiến trúc sư của cải cách.

Cuốn sách cũng đã chê trách sự hèn hạ và vô tài của Lý Bằng và Giang Trạch Dân,những người theo đuổi đường lối cứng rắn và kế nhiệm Triệu Tử Dương,và cuối cùng đã đưa ra lời kêu gọi thiết lập hệ thống dân chủ đại-nghị ở Trung Hoa.Việc này hãy còn chưa tạo ra những phản ứng chánh thức của Trung Hoa,nơi mà các nhắc nhở đến vị cố tổng-bí-thư này hãy còn là điều kiêng kị.

Nhưng tác phẩm này đã giúp cho những nhà tranh đấu dân chủ trong nước Trung Hoa,mặc dù bị ngược đãi nhưng vẫn rất tích cực hoạt động, tăng cường việc đòi hỏi cải tổ hệ thống chánh trị. 
  *Triệu Tử Dương là người theo đuổi đường lối thương thảo với sinh-viên,mà theo ông,những đòi hỏi của sinh viên là chánh đáng.

Triệu Tử Dương đã kể lại các  vận dụng mà Lý Bằng đã làm,trong lúc ông vắng mặt, để cho in trong Nhật Báo Nhân Dân bài xã luận nổi tiếng ngày 26 tháng tư,dán nhãn hiệu "gây rối chống đảng và chống xã hội chủ nghĩa" cho các cuộc tập hợp hoà bình tại công trường Thiên An Môn.Một bài xã luận khiến những người biểu tình trở thành quá khích.  

 Ngày 17 tháng năm,được mời đến nhà của Đặng Tiểu Bình,Triệu  Tử Dương,lúc đó là nhân vật số một của đảng Trung Cộng, nhận thấy họ Đặng đã tập hợp toàn bộ ủy ban thường vụ của bộ chính trị. Vị 'lão đồng chí (patriarche) quyết định việc thiết quân luật,điều này làm không thông qua một cuộc biểu quyết,vi phạm nghiêm trọng các thủ tục nội bộ của đảng.

"Sứ mạng lịch sử của tôi xem chừng đã chấm dứt...Tôi tự nhủ lúc đó là,bất chấp việc gì sẽ xảy ra,tôi sẽ không phải là vị tổng bí thư đã ra lệnh cho quân đội tấn công chống lại sinh viên" theo lời Triệu Tử Dương. các chi tiết của cuộc đấu tranh nội bộ giữa cánh cải cách và cánh bảo thủ chung quanh Đặng Tiểu Bình nhân biến cố Thiên An Môn năm 1989 phần lớn đã được hé lộ qua các tài liệu chánh thức,được bí mật chuyển ra nước ngoài và tập hợp trong tác phẩm Tiananmen Papers (hồ sơ Thiên An Môn)vào năm 2001,do một nhà sưu tập bí mật tự xưng là Zhang Liang.

Hồi ký của Triệu Tử Dương đã xác nhận các tài liệu này."Ngoài việc không có biểu quyết ngày 17 tháng năm-điều tự nó dẫu sao cũng đã là một sự vi phạm thủ tục-người ta còn thấy diễn tiến các biến cố trong nội bộ đảng.Điều đi xa hơn,chính là thấy được rõ việc Đặng Tiểu Bình rất lo sợ về tất cả những việc cải tổ chánh trị và ông ta có một sự kinh khiếp vô cùng về giải phóng trưởng giả.Trong lúc trước đó đã lâu,đã có việc luân lưu luận cứ là Đặng đã bị cánh Lý Bằng và bảo thủ đánh lừa và ông ta đã hành động tại vì thế.."  theo lời giải thích của ông Béja,người đã đề tựa và dịch ra pháp ngữ "Les Archives de Tianmen".  

Vài ngày sau đó,Triệu Tử Dương đến công trường Thiên An Môn,kêu gọi họ rời khỏi nơi này và tìm cách cho họ biết là quân đội sẽ bắn vào họ.Nhưng ông ta đã thất bại.«Đêm 3 tháng sáu,trong lúc tôi đang ngồi trong sân cùng với gia đình,tôi đã nghe những tràng đạn nổ dữ dội.Thảm cảnh thực sự làm thế giới xúc động này đã không tránh được và rõ ràng đã xảy ra"

*Người ta cũng thấy được một Triệu Tử Dương có một khao khát dân chủ hoá nhiệt thành,nôn nóng trong việc áp đặt một nền tự do báo chí và đa đảng.. «Chính hệ thống đại nghị Âu Châu đã có nhiều sinh khí hơn.Hệ thống này mới là là hệ thống tốt nhất.Nó phản ảnh sự dân chủ và tương ứng với các đòi hỏi của một xã hội tân tiến",bộc bạch của một người con địa chủ đã gia nhập đàn thanh niên cộng sản năm 1932. 

  «Gorbatchev Trung Hoa,Thủ Tướng chánh phủ từ 1983 đến 1987,nhân vật số một của đảng CSTH cho đến lúc bị thất sủng,Triệu Tử Dương đã chống lại các đồng chí cựu trào trong đảng đã luôn luôn thọc gậy bánh xe mỗi khi ông muốn tự do hoá kinh tế.Theo Triệu Tử Dương, «Nếu như một nước muốn tân tiến hoá,nó không thể chỉ hài lòng về việc theo một nền kinh tế thị trường,nó còn cũng phải theo một hệ thống chánh trị dân chủ đại nghị.Nếu không được thế,đất nước này sẽ không có khả năng có được một nền kinh tế thị trường lành mạnh và tân tiến,và cũng chẳng có thể trở thành một xã hội tân tiến điều khiển bởi một Nhà Nước pháp trị"  

*Trong những điều kể về giai đoạn cởi mở kinh tế,Triệu Tử Dương,người đã đưa ra các cải cách đầu tiên trong lãnh thổ Tứ Xuyên trước khi được Đặng Tiểu Bình chỉ định làm Thủ Tướng vào năm 1980,đã "tháo gỡ bù loong" cho cái huyền thoại 'tiểu tài công' của Đặng Tiểu Bình,người được coi là kiến trúc sư của cải cách kinh tế!  

Mặc dù thừa nhận rằng nếu không có ông này thì không thể cải cách được,theo ông,Đặng Tiểu Bình chĩ giữ vai trò "bố già",làm trọng tài cho các luồng tư tưởng dị biệt trong đảng,trong khi chính Triệu Tử Dương mới là người áp đặt việc giải thể việc tập thể hoá và đặt các cải cách then chốt cho kinh tế thị trường.  

 Bị đẩy vào chỗ bị lịch sử quên lãng,ngày nay,bằng "tử hậu hồi ky" (hay 'ngoại mộ hồi ký),Triệu Tử Dương,người đã từng là nhân vật số một của đảng,đã làm vang lên vấn đề cải cách chánh trị,một vấn đề mà nhà cầm quyền hiện tại đã giữ một sự yên lặng nặng nề từ nhiều năm qua. Các suy tư của Triệu Tử Dương về dân chủ và về sự cần thiết vô cùng cho nước Trung Hoa phải có một nền "dân chủ đại nghị"nếu như nước này muốn có "một nền kinh tế thị trường lành mạnh".

Nếu không được như thế,nước này sẽ phải đối diện cũng như ở nhiều nước khác "việc mua bán quyền lực,một sự tham nhũng lớn dần và một sự phân cực xã hội giữa người giàu và kẻ nghèo" .  Nói theo kiểu cộng sản thì Triệu Tử Dương "đã có những tư tưởng phản động".Chẳng biết những tư tưởng này đã đến khi ông đang còn  là vị tổng bí thư hay chỉ đến với ông qua những suy tư sau biến cố Thiên An Môn.Điều này thực khó mà biết!   

 Le Monde 16.5.09 Tiananmen : le brûlot posthume de Zhao Ziyang  Brice Pedroletti;  Mémoires d’outre-tombe du «Gorbatchev chinois» Par Philippe Grangereau