Tư duy... ‘đống đất’! |
Tác Giả: Alf.Gia Bảo | |||
Thứ Ba, 12 Tháng 1 Năm 2010 08:09 | |||
Ụ đất giữa đường ở Đồng Chiêm: Tái lập ‘ngăn sông cấm chợ'? Tối nay đọc bản tin “Anh Nguyễn Hữu Vinh bị tấn công thương tích trầm trọng” tôi vừa cảm thương cho người bạn đồng đạo đầy nhiệt huyết của chúng ta, vừa suy nghĩ về cái… đống đất. Bởi vì nó, mà hai ‘thầy trò’ Lm.Nguyễn Văn Liên, Phó xứ Đồng Chiêm và anh Vinh khi chở nhau đi thăm Đồng Chiêm đã đụng đầu phải, để rồi từ đó nảy sinh tai nạn. Danh sách nạn nhân của vụ Đồng Chiêm như vậy lại thêm dài. Máu của những giáo dân chỉ vì phạm phải cái tội muốn làm chứng cho Chúa, cho sự thật mà đã phải đổ thêm bởi những trận đòn của hàng chục công an, quần chúng tự phát (?). Anh Nguyễn Hữu Vinh bị đánh trọng thương Tái lập ‘ngăn sông cấm chợ'? Hình ảnh về những đống đất ngăn đường vào Đồng Chiêm được các hãng thông tấn AP, AFP cùng nhiều báo nước ngoài nói đến mấy ngày qua, bỗng làm tôi nhớ lại vô số những trạm gác liên tỉnh được ‘quân cách mạng’ dựng lên khắp miền Nam sau 1975, và được đặt cho cái tên nghe rất oai: ‘trạm kiểm soát liên ngành’! bao gồm công an, quân đội, thuế vụ và cả dân quân du kích cùng tham gia mà với mọi ‘bác tài’, bọn chúng không khác gì những ‘hung thần quốc lộ’. Bất cứ xe đò nào đi ngang qua, ngày cũng như đêm đều phải dừng lại cho bọn chúng leo lên xe tha hồ lùng sục, lục soát. Không chỉ những bao hành lý mà còn có quyền ‘sờ nắn’ cả người hành khách nếu muốn. Ụ đất giữa đường ở Đồng Chiêm Bởi suy cho cùng, tuy khác nhau về cách làm, tên gọi nhưng cái mục đích nằm đằng sau những lô cốt xưa và đống đất Đồng Chiêm hiện nay thì vẫn hoàn toàn không có gì thay đổi. Vẫn còn đó cái ‘ý chí’ rừng rú độc đoán và áp đặt: ai sống ở đâu phải ở yên đấy để dễ bề kiểm soát. Những quyền tự do căn bản của người dân, từ đi lại cho đến việc làm ăn mua bán, giao thương, trao đổi thông tin v.v… đều bị ‘ngăn sông cấm chợ’. Nếu cần họ sẽ xẻ rãnh đào mương, cần sơ sơ thì cho vài xe đất đến đổ giữa đường! Hai ụ đất giữa đường ở Đồng Chiêm Tóm lại, nếu ngày xưa họ muốn biến cả nước thành những lô cốt của cái tiền đồn Đông Nam Á của phe XHCN. Nay XHCN chết rồi, nhìn tới lui chỉ còn thấy ‘nhân dân’ là kẻ thù lớn nhất vì đòi hỏi dân chủ chống độc đảng khởi xướng khắp nơi, nên họ đang muốn biến mọi người thành những đống đất bất di bất dịch! Ngày xưa chính quyền kiểm soát để làm gì? tại sao phải kiểm soát chặt chẽ người dân chúng quá mức như vậy, trong khi hàng năm cứ đến ngày 30/4/1975 nhà cầm quyền lại tổ chức ăn mừng ‘miền Nam được giải phóng’ hết sức rầm rộ!? để rồi hậu quả ra sao thì như chúng ta đều đã biết. Hàng ngàn, vạn những lô cốt liên tỉnh đã ‘có công’ rất lớn trong việc kiệt quệ hóa đất nước, vì chúng là công cụ quan trọng trong việc thực thi chính sách ngăn sống cấm chợ khắc nghiệt một thời. ‘Trạm kiểm soát liên ngành’ ở Đồng Chiêm! Miền Nam trước 1975, mặc dù chiến tranh nhưng kinh tế chưa bao giờ bị suy kiệt trầm trọng, dân tình khốn đốn như sau ngày đất nước được hòa bình. Nghịch lý này lịch sử thế giới từ cổ chí kim có lẽ chưa có xứ sở nào lại bị lâm vào tình cảnh ‘dở khóc dở cười’ như ở VN, Cambốt, Lào dưới thời XHCN những năm 70-80s.CSVN đã giải phóng gì cho dân chúng miền Nam, hay khi nhìn vào thực tế ‘kinh tế thị trường’ đang đè chết ‘XHCN’ khắp nơi chúng ta phải nói ngược, chính cuộc sống dân chúng miền Nam đã mở mắt cho các ‘đồng chí giải phóng’ họ nhưng sau đó đã phải ‘lạc đường’ giữa một Sàigòn tiếng là bị bọn Mỹ áp bức mà sao cuộc sống của họ lại quá thênh thang? Đây mới thật sự là câu hỏi đang rất cần được ‘giải phóng’ bởi sinh mạng của hàng triệu người vì cuộc chiến ‘giải phóng dân tộc’ do Hà Nội phát động trước đây Nhà cầm quyền khẩn cấp dựng "cổng chào" đón khách hành hương Đồng Chiêm! Mặc dù đã hơn ba thập niên đã trôi qua, đã có thêm không biết bao nhiêu là bài học đắt giá từ thực tế khác dạy cho những ông đầy tớ ‘đỉnh cao trí tuệ’ trong đảng Csvn, nhưng xem ra họ vẫn chưa thể thuộc bài.!Đắp mô đường vào Đồng Chiêm để làm gì, tịch thu máy chụp hình của anh Vinh có ích gì trong khi những hình ảnh tệ hại gây ra bởi công an đã bay khắp thế giới này? Kiểu suy nghĩ và hành động thiển cận ấy nên gọi là gì, nếu chẳng phải là lối tư duy… ‘đống đất’?
|