Home Đời Sống Tôn Giáo Ơn Cứu Độ cho người ngoài Công Giáo và Lâm Bô (Chốn U Minh)

Ơn Cứu Độ cho người ngoài Công Giáo và Lâm Bô (Chốn U Minh) PDF Print E-mail
Tác Giả: Dr. Jeff Mirus / BTGH chuyển ngữ   
Thứ Hai, 22 Tháng 11 Năm 2010 13:07
Bình luận về Ơn Cứu độ cho người ngoài Công giáo
  Không phải là một ý tưởng mới, tôi thấy rằng Laudeturjc 1162 ghi nhận một điều tương tự trong thảo luận về những vấn nạn quanh ơn cứu độ của những hài nhi chưa được rửa tội và thuyết lâm bô (chốn u minh). Việc này đáng để chúng ta để tâm.

Trong bối cảnh này, lâm bô là một tình trạng của hạnh phúc tự nhiên đối với những trẻ chưa được rửa tội, vốn không thể phạm tội cá nhân. Thuyết này là, dù con người thiếu khả năng siêu nhiên để có Chúa trước khi được rửa tội và dù các trẻ em và những trẻ còn rất trẻ không thể đón nhận hồng ân siêu nhiên này qua phép rửa theo mong ước, nhưng sau khi chết chúng phải được hưởng một lượng tối đa hạnh phúc tự nhiên, song không phải là nhìn thấy Chúa - từ lâm bô.

alt
Mặc dù đây là một ý tưởng rất phổ biến trong các nhóm Công giáo trong một thời gian dài, nhưng nó chưa bao giờ đạt được bất cứ quy chế chính thức nào. Khi tốt nhất, thì đó vẫn chỉ là ý kiến thần học chung.

Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo hiện nay không đưa ra thuyết về lâm bô. Thay vào đó, nó gợi ý rằng chúng ta có thể hy vọng rằng Thiên Chúa có một cách, mà chúng ta không biết, để “hãy để trẻ nhỏ đến cùng Thầy” (x. GLHTCG 1261; Mt 19,14).
 Tương tự, cuộc nghiên cứu quan trọng gấn đây nhất của Vatican về vấn đề ơn cứu độ cho các trẻ nhỏ chưa rửa tội (văn kiện năm 2007 do Uỷ ban Thần học Quốc tế đưa ra: Hy vọng Ơn Cứu độ cho các trẻ nhỏ Chết mà chưa được rửa tội) kết luận rằng có đủ lý do để bãi bỏ khái niệm lâm bô.

Điều này hết sức thích đáng, không phải vì chúng ta biết rõ câu trả lời, mà chính là vì chúng ta không biết đích xác ơn cứu độ hoạt động ra sao đối với các trẻ nhỏ chưa rửa tội. Tình hình này cũng tương tự trong một số cách nào đó với vấn đề ơn cứu độ đối với những người lớn ở bên ngoài các giới hạn hữu hình và cấu trúc bí tích của Giáo Hội, nhưng có một số khác biệt.

Khi tôi nói đến các trẻ nhỏ và những người lớn, tất nhiên, tôi thực sự muốn nói tất cả những ai một mặt không có khả năng phạm tội cá nhân, và mặt khác tất cả những ai trưởng thành đủ để phạm tội cá nhân.
Quả thật, đây là sự khác biệt đầu tiên: dù không một người lớn có trí khôn nào có thể khẳng định mình vô tội, nhưng không cần phải bận tâm về số phận của những người lớn đã có trí khôn, vốn hoàn toàn không phạm tội. Điều đó, nếu bạn muốn, là mặt tối của vấn đề này.

Về mặt sáng, tuy vậy, những người lớn như thế có thể làm nhiều hơn là tội. Họ cũng có thể ước ao Thiên Chúa và Giáo Hội chính thức dạy một con đường cứu độ cho những người lớn ở bên ngoài cơ cấu hữu hình của Giáo Hội. Con đường này thường được gọi là rửa tội theo ước muốn.

Theo cách đó, Đức Piô XII, trong Tông thư Mystici Corporis Christi (Nhiệm Thể Chúa Kitô) đã giải thích rằng những người ở ngoài cấu trúc hữu hình của Giáo Hội có thể “có được một liên hệ nhất định với Mình Mầu Nhiệm của Đấng Cứu Chuộc” qua “một ước ao và khát khao vô thức” (inscio quodam desiderio ac voto).
Chính lời giáo huấn này đã dẫn các nhà thần học tới chỗ xem xét khả năng tư cách thành viên “thực sự” trong Giáo Hội cả nơi mà tư cách thành viên “chính thức” không có. (tất nhiên cũng có rửa tội bắng máu - tử vì đạo - nhưng chỉ áp dụng cho các Kitô hữu có niềm tin bị giết chết vì đức tin của họ trước khi được rửa tội).

Cả hai trường hợp này - trẻ nhỏ chưa được rửa tội và người lớn chưa được rửa tội, mà - như Công đồng Vatican II đã đặt nó trong Hiến chế Dei Verbum, “kiên tâm làm việc lành để tìm kiếnm ơn cứu độ” - cùng có chung sự việc chủ chốt là, ngay cả Giáo hội Công giáo không biết mọi sự về việc Thiên Chúa hành động thế nào để kéo mọi người đến với chính Người (x. Ga 12,32).
Những gì chúng ta với tư cách là tín hữu Công giáo không biết, là những gì chúng ta có thể gọi là cách bình thường, có chương trình và chắc chắn - và dứt khoát là con đường đễ dàng nhất - để lớn lên trong sự thánh thiện và kết hợp với Thiên Chúa và được thưởng cuộc sống đời đời. Nhưng Giáo Hội không biết đích xác, trong tất cả mọi chi tiết của vấn đề - Thiên Chúa làm thế nào để cứu thoát những ai không có cơ hội để tìm kiếm Người, hoặc những kẻ tìm kiếm Người một cách cần cù nhưng không thể - không phải do lỗi của riêng họ - đi theo con đường của Giáo Hội tới thiên đàng.

Hơn nữa, Giáo Hội rất ý thức về những hạn chế của mình ở đây. Không hiểu biết trọn vẹn Thiên Chúa làm điều đó ra sao, nhưng Giáo Hội biết, như lời Thánh Phaolô, rằng Thiên Chúa “mong ước mọi người được cứu thoát” (1 Tm 2,4) và vì thế không thể tưởng tượng được rằng Người sẽ nguyền ruả những ai không mắc tội cự tuyệt ơn cứu độ này. Vì lý do này, Giáo Hội có thể hy vọng ơn cứu rỗi cho những trẻ nhỏ chưa được rửa tội và Giáo Hội có thể tuyên bố không chút nghi ngờ rằng những ai “kiên trì làm việc lành phúc đức trong việc tìm kiếm ơn cứu độ” có thể nhận được bằng một cách mầu nhiệm nào đó và vì thế đạt được ơn cứu độ đời đời trong Chúa Kitô”.

KHÍA CẠNH CÔNG GIÁO VỀ ƠN CỨU ĐỘ
Nếu người ngoài Công giáo có thể được cứu thoát, thì còn quan trọng gì việc chúng ta trở  Công giáo hoặc hay vẫn giữ nguyên Công giáo, hoặc cố gắng làm cho người khác trở lại đạo Công giáo?

Sau khi theo dõi cuộc thảo luận của chúng tôi ở đây về khả năng ơn cứu độ cho những người ngoài Công giáo, một trong các độc giả gợi ý rằng sẽ rất ích lợi khi đề cập vấn đề này. Nếu một người có thể được cứu độ bất kể tôn giáo (hay không có đạo, thì tại sao chúng ta phải giữ mãi đức tin của chúng ta và cố tìm chia sẻ nó cho người khác?)

MỘT TÌNH TRẠNG TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN (CATCH - 22) NGUYÊN THUỶ
Dĩ nhiên là có một tình trạng tiến thoái lưỡng nan ở đây, vì một khi anh hiểu giá trị của Đạo Công giáo, thì câu hỏi này chấm dứt. Nó cũng có thể là tất cả đối với một người nào khác vẫn giữ nguyên là người ngoài Công giáo, nhưng một khi một người biết đạo Công giáo là gì, thì rõ ràng là việc bác bỏ nó tức là quay lưng lại với Thiên Chúa và Ơn quan phòng của Người.

Vì thế, những ai hiểu đức tin của minh - nhưng một lúc nào đó lại ước ao đức tin ở trong một tình trạng khác - đã loại bỏ bằng chính am hiểu ý thức của mình bất cứ “hy vọng” nào họ có thể đã có được thế khác! Nếu bạn là một tín hữu Công giáo tốt bị cám dỗ bởi một cách kiếm tiền đáng ngờ, bằng một sự lăng nhăng lãng mạn mà bạn không có quyền, bằng một ước ao rằng những nguyên nhân bác ái khác nhau sẽ đơn thuần để mặc bạn một mình (à hèm!) hoặc bởi viễn cảnh nằm trên giường sáng Chúa Nhật sau khi đã liên hoan tiệc tùng suốt chiều và đêm thứ bảy - xin lỗi - nhưng như câu châm ngôn: gậy ông đập lưng ông!

Trong tiếng Anh bình dân dễ hiểu, bạn bị thổi tung bởi chính quả bom của minh và bạn biết rõ điều đó. Rút cuộc bạn không quan tâm trừ phi bạn thực sự bị một cơn khủng hoảng cá nhân, vì bạn đã hiểu rằng Giáo hội Công giáo đem đến cho sự tròn đầy của những gì Thiên Chúa Cha đã sắp sẵn trong Chúa Kitô để cứu độ chúng ta và rằng, vì thế, Giáo Hội không còn nghi ngờ gì nữa là con đường dễ dàng nhất và chắc chắn nhất để đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu.

Cuối cùng, khi biết rõ điều này rồi, bạn cũng biết rõ hai điều khác. Thứ nhất, bạn biết rằng nếu bạn quay lưng lại với Giáo Hội, thì bạn đang loại bỏ Thiên Chúa và Điều Lành mà bạn biết, là điều làm cho ơn cứu độ không thể có được trong bất cứ bối cảnh nào. Thứ đến, bạn biết rằng bạn có một hồng ân tuyệt vời vô giá mà, nếu bạn thật sự quan tâm đến bất kỳ người nào ngoài bạn, bạn sẽ muốn chia sẻ cho tha nhân.

LẬT NGƯỢC TOÀN BỘ SỰ VIỆC SANG MẶT PHẢI
Giờ đây, tóm lại khi đó là toàn bộ câu trả lời, có những cách để diễn tả nó còn phong phú hơn nhiều. Một trong những vấn nạn ngăn không để chúng ta diễn đạt sự phong phú này, là vì chúng ta bận tâm với vấn đề ơn cứu độ bản thân.

Tôi nhớ lại các Kitô hữu phái Phúc Âm thường có thói quen bước lại gần tôi thời còn ở trung học và hỏi tôi liệu tôi có được cứu thoát hay không. Quả thật, suốt từ khi các chia rẽ giáo phái nổi lên ở thế kỷ 16, ngay cả các tín hữu Công giáo cũng nghĩ nhiều về Đức Tin của mình về vấn đề ơn cứu độ, hơn là trước đó.

Trong thượng bán thế kỷ 20, sự bận tâm lo lắng với vấn đề ơn cứu độ hết sức thường xuyên giữ vũ đài trung tâm trong đời sống Công giáo bình thường. Do vậy, người ta thường nói - gồm cả từ những nhà thần học như là Joseph Ratzinger - rằng có một xu hướng văn hoá mạnh mẽ trong các tín hữu Công giáo thời bấy giờ sống đức tin căn cứ theo quy tắc luật lệ. Cứ cho tôi các quy tắc luật lệ, hãy nói với tôi cái khung tối thiểu các điều tôi phải làm để được lên Thiên Đàng. Ồ, và hãy cho tôi biết những gì cần đến để vào Luyện Ngục nữa!

Tuy nhiên, sự tập chú gần như tuyệt đối này vào vấn đề ơn cứu độ trên thực tế nhìn vào đức tin từ một mục đích sai lầm, xác định nó quá nhiều dưới dạng một kết quả tự kỷ trung tâm. Tôi không có ý muốn nói rằng sự cứu độ cá nhân là không quan trọng.
Chắc chắn Chúa Giêsu đã nói về điểu đó. Nhưng nghĩ về tôn giáo trước hết dưới dạng ơn cứu độ cá nhân là một ý tưởng chủ yếu của Tin Lành. Một học giả tôn giáo có tên là Paul Hacker đã biến vấn nạn này thành một cuốn sách hết sức sâu sắc về Cải cách Tin Lành, có tựa đề Cái Tôi trong Đức Tin. Người tín đồ Tin Lành nghiêm túc này muốn biết có phải một người chấp nhận Chúa Giêsu Kitô làm Đấng cứu độ bản thân ông chăng.
 Theo nghĩa rộng, mục đích của tôn giáo đối với người Tin Lành là đạt đến ơn cứu độ. Mục đích chủ yếu và phong phú hơn nhiều đối với người Công giáo, tuy vậy, luôn luôn là để làm vinh danh Thiên Chúa.

Nay ngay khi chúng ta nói điều này, chúng ta lập tức hiểu rằng điều này là đúng, nhưng chúng ta thường hay quên biết mấy! Và một khi chúng ta nhớ lại rằng điều đó là đúng, thì bất ngờ chúng ta bắt đầu nhìn vào tôn giáo từ mục đích đúng và lần nữa, chúng ta lật toàn bộ sự việc sang mặt phải.

Tận thâm tâm, Đạo Công giáo không phải là về tôi, hoặc chí ít thoạt tiên không phải là như thế. Đạo Công giáo là về Thiên Chúa. Và sau đó, là về tương quan giữa tôi với Thiên Chúa, tương quan giữa bạn với Thiên Chúa và tương quan giữa mọi con người với Thiên Chúa.

VINH QUANG - TÌNH YÊU - ÂN SỦNG  
Thiên Chúa là hữu thể thần khiết, vô thuỷ vô chung, Đấng độc nhất mà bản thể là hiện hữu, Đấng duy nhất có thể tự xưng một cách chính xác “Ta là Đấng Tự Hữu” (Xh 3,14).
Người vượt qua và trên chúng ta xa vời đến nỗi âu trả lời thích hợp duy nhất của chúng ta, là “Vinh danh!”. Người cũng là Đấng tạo dựng mọi sự đang hiện hữu, tất cả những điều này hoàn toàn và trọn vẹn thuộc vào Người. Lần nữa, “Vinh Danh Thuộc về Chúa!” và Người là Ba Ngôi của tình yêu rực cháy, qua chính bản thể Người bị thúc ép chính Người chia sẻ tình yêu với người khác, mà Người đã tạo dựng chỉ để được yêu thương, để biết thế nào là ở trong tình yêu. Một lần nữa: “Vinh danh!”. 

Cuối cùng, để lôi kéo chúng ta vào trong cơn mê tình yêu, Người đã biến mình nên hiện diện với chúng ta qua Lời Nhập Thể, Chúa Giêsu Kitô. Và sau khi Chúa Giêsu Kitô đi vào thế gian này, dạy dỗ chúng ta mọi điều chúng ta cần để biết về Chúa Cha, thiết lập Giáo Hội của Người và chuẩn bị cho hành vi vâng phục cuối cùng với Thánh ý Chúa Cha, Người nói gì với Chúa Cha về mục đích của Người và mục đích của các môn đệ Người? Người nói đó là tất cả vì vinh quang của Thiên Chúa.

Hãy đọc Phúc Âm Thánh Gioan:
“Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm. Vậy, lạy Cha, giờ đây, xin Cha tôn vinh con bên Cha: xin ban cho con vinh quang mà con vẫn được hưởng bên Cha trước khi có thế gian. Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha. Giờ đây, họ biết rằng tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha, vì con đã ban cho họ lời mà Cha đã ban cho con; họ đã nhận những lời ấy, họ biết thật rằng con đã từ Cha mà đến, và họ đã tin là Cha đã sai con.

Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì của con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của con; và con được tôn vinh nơi họ”.

MỘT DỤNG CỤ HỢP NHẤT
Muốn làm vinh danh Thiên Chúa, chúng ta phải giữ mọi lời Người phán, tới chừng mực mà chúng ta biết được Lời ấy. Và nếu chúng ta được chúc lành như thế để biết tất cả những Lời của Người qua Người Con duy nhất được sinh ra, thì chúng ta phải đi theo và sống trong chính Lời của chính Thiên Chúa. Đây không phải là một đòi hỏi cho bằng là một hồng ân.

Hãy nhớ rằng phận sự chủ yếu của Ngôi Lời trong lịch sử là để hoà giải chúng ta với Chúa Cha hoặc, như tôi đã nói trên đây, để đem chúng ta vào một sự kết hợp xuất thần tình yêu với Người. Coi nó như một gánh nặng hoặc cân nhắc nó dưới dạng một loạt những đòi hỏi, tức là hoàn toan bỏ qua giá trị này. Nhưng chúng ta không thể đuổi kịp trong một niềm hạnh phúc tình yêu vô biên chỉ bằng việc dâng tình yêu tự nhiên và hữu hạn của chúng ta.
 Vì vậy, một nét đặc trưng chủ yếu trong kế hoạch của Thiên Chúa chính là Người thậm chí phải chia sẻ sự sống thần linh của Người với chúng ta, không chỉ bằng yêu thương chúng ta, mà còn lam cho chúng ta có thể yêu mến lại Người với chính tình yêu siêu nhiên của Người, nay trở thành tình yêu của riêng chúng ta nhờ ân sủng.

Sau hết, chúng ta đang có một nơi nào đó trong việc trả lời câu hỏi của chúng ta về việc tại sao chúng ta phải trở thành ngưòi Công giáo hoặc giữ mình mãi là người Công giáo hoặc đem tha nhân về với Đạo Công giáo.

Để đáp lại Thiên Chúa như Người hằng ước mong, bằng cách lôi kéo vào một sự hiệp nhất tình yêu với Người, chúng ta cần mọi trợ giúp mà chúng ta có thể có được: toàn bộ sự hiểu biết về chính Người mà Người đã cung cấp cho chúng ta; toàn bộ sự dìu dắt Người đã ban. Những điều này đến với con người qua Chúa Kitô và Thần Khí Người đang hoạt động trong và qua Giáo hội Công giáo - Giáo Hội mà Chúa Kitô đã sáng lập và trao cho Phêrô và Nhóm 12, những nhà lãnh đạo Giáo Hội mà về họ Người đã nói một cách rất rõ ràng: “Ai nghe các con là nghe Thầy” (Lc 10,16).

Giáo hội Công giáo là một dụng cụ hiệp nhất với Thiên Chúa thật sự. Những cơ cấu và hàng giáo phẩm thánh của Giáo Hội, đức tin và giáo huấn bảo đảm bất khả ngộ của Giáo Hội, đời sống bí tích hoặc ân sủng của Giáo Hội và chính các thành viên của nó - những người tội lỗi với tất cả mọi lỗi lầm của họ - cũng là nhiệm thể của Chúa Kitô, nơi Người hiện diện trên trần gian và là nguồn và cũng là nơi chứa mọi ân sủng cho mọi người, kể cả những người còn ở ngoài các biên giới hữu hình của Giáo Hội.

Để hưởng hồng ân tình yêu cứu độ của Thiên Chúa một cách tròn đầy, để được liên kết tròn đầy nhất với Người, và để nhờ đó tôn vinh Người hết sức hết lòng như Người mong muốn được tôn vinh, chúng ta phải tham dự mạnh mẽ vào Giáo Hội và phải chia sẻ hồng ân bao la này với tha nhân chừng nào có thể, bởi vì chúng ta sẽ là rất đáng trách và còn hơn là đáng bị kết án, nếu chúng ta nhất nhất thoả mãn với bất cứ sự gì khác không nhiều bằng tất cả những gì Chúa đã ban - như thể là hắt hủi những quà tặng của Người yêu chúng ta.

NƯỚC THIÊN CHÚA
Tiêu chuẩn thoả mãn cố chấp này cũng áp dụng cho tất cả mọi người và giáo huấn về ơn cứu độ của Giáo Hội cả bên trong lẫn bên ngoài hệ thống bí tích của Giáo Hội tuỳ thuộc vào chính điều này. Chúng ta không được ngoảnh mặt đi với bất cứ Sự Thiện nào mà chúng ta biết và phải luôn cố nghiêm túc nhiệt tình tìm để biết nhiều hơn về Sự Thiện và cuối cùng biết Tác Giả của tất cả những gì là tốt lành.

Bởi vì người Công giáo có may mắn được tham dự một cách phong phú hơn bất kỳ ai khác vào sự hiểu biết này và vào ân được lớn lên trong sự liên kết với Đấng Duy Nhất có thể thực sự được gọi là “Tốt Lành” (x. Mc 10,18; Lc 18,19), cho nên người Công giáo có được những phúc lành không thể so sánh được, những phúc lành họ được ràng buộc vào. Hãy nhớ dụ ngôn những nén bạc! (x. Mt 25).

Cho đến nay, chúng ta đã xem xét vấn đề này từ quan điểm cá nhân, vốn cũng đủ giá trị, nhưng cũng cần phải mở rộng vấn đề hết tầm mức của nó và cuối cùng tới những trời mới và đất mới đã được chính Chúa Kitô hứa ban cho chúng ta (x. 2 Pr 3), vì Đức Chúa chúng ta đã đến để khai trương Nước Thiên Chúa, mà ngày nay qua Giáo Hội, như hạt cải trong dụ ngôn, đang lớn lên trong tâm hồn con người. Nước Thiên Chúa chắc chắn có một chiều kích xã hội, một sự phun trào tình yêu cho tha nhân mà chúng ta chia sẻ với Thiên Chúa. Quả thật, từ khi Giáo Hội thờ phương và lớn lên như một cộng đồng, thì mỗi thành viên của Giáo Hội là thành phần của một cộng đồng tình yêu thương, một cộng đồng lan rộng tới tất cả mọi người trong mọi nhu cầu, cả về tự nhiên lẫn siêu nhiên.

Triều đại của Thiên Chúa đã bắt đầu trong Chúa Kitô: “Nếu bởi Thần Khí Thiên Chúa mà Ta xua đuổi ma quỷ, thì Nước Thiên Chúa đã đến trên anh em” (Mt 12,28). Nó trở thành hiện diện mỗi khi chúng ta chia sẻ Tình Yêu Thiên Chúa mà chúng ta đã được nhận lãnh, tôn vinh Người bằng việc giữ Lời Người, bằng việc sống trong Chúa Kitô, do vậy, là làm theo thánh ý Người.

 Những người trong chúng ta ở Tây phương lại bắt đầu nhìn thấy, với sự suy giảm ảnh hưởng của Kitô giáo, những gì chúng ta từng coi là hiển nhiên: sự suy giảm lớn lao trong sự quan tâm thật tình đến nhau và sự sai lầm to lớn trong những nỗ lực con người mong làm cho mọi sự nên tốt đẹp hơn. Trong những nơi khác mà chúng ta trở nên Kitô hữu đông đúc thời kỳ đầu, người ta có thể nhìn thấy điều này từ phía đối nghịch: Được bao nhiêu sự tương trợ nhau hơn và được bao nhiêu những nỗ lực con người để làm cho tốt hơn dưới ảnh hưởng của Chúa Kitô!

Nước Thiên Chúa đấu tranh chống lại bóng tối, tất nhiên, và thường tỏ ra trộn lẫn với nó. Nhưng trong chừng mực mà tín hữu Công giáo trở nên tốt hơn và đông đúc hơn, và trong chừng mực họ làm cho trật tự xã hội tốt hơn với giáo huấn Công giáo và tình yêu của Chúa Kitô, cũng thế, Nước Thiên Chúa thấm nhập vào thế giới này rộng hơn và sâu xa hơn trong cả những chiều kích tự nhiên lẫn siêu nhiên. Nhờ ân sủng, dù không thay thế bản tính, nhưng nó luôn hoàn chỉnh bản tính.

CHIA SẺ NHỮNG ĐAU KHỔ CỦA CHÚA KITÔ
Vấn đề mở rộng Nước Thiên Chúa này đem tới tới một điểm cuối cùng. Thiên Chúa mong được tôn vinh bằng việc kết hợp tình yêu với bạn và tôi và Người cũng ước ao được tôn vinh qua sự kết hợp này với mọi linh hồn. Chính vì lý do này mà Người đã làm cho Hội Thánh của người thành một nơi chứa ân sủng và vì lý do này, Người cũng đã ttao cho Hội Thánh nhiệm vụ truyền giáo: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20).

 Đó là một tiếng kèn gọi để biến những người trở lại đạo - trong chừng mực chúng ta có thể, vì vinh danh Thiên Chúa - thành một tiến trình vinh danh vốn cũng bao hàm kết quả nhỏ khác, ơn cứu độ bản thân.

Nhưng có một mô thức tham gia vào công việc Chúa Giêsu sâu xa hơn là việc truyền giáo. Thánh Phaolô diễn tả nó theo cách này: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Chúa Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1,24).

Bằng một cử chỉ hạ mình hầu như không thể tin nổi, Thiên Chúa làm cho chúng ta trở thành những người chung phần với Chúa Kitô trong việc làm đúng như những gì chính Chúa Kitô làm Người khẳng định lể hiến tế cao cả của Người sẽ làm: “Khi nào ta được nâng lên khỏi mặt đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng Ta” (Ga 12,32).

Đây là, nếu bạn muốn, một sụ mở rộng gây ngạc nhiên của dụ ngôn các nén bạc. Quả thật, ai được cho bao nhiêu, thì sẽ được trông đợi lại bấy nhiêu. Chúng ta, người Công giáo, được đặc ân - đúng vậy, được đặc ân - trở nên kết hợp mật thiết với Chúa Kitô, để mỗi chúng ta có thể làm nổi bật trong đời sống của riêng chúng ta chính những đau khổ của Người vì lợi ích của Giáo Hội. Hãy lưu ý rằng mặt kia của đồng tiền rất quý này là việc kêu gọi hết sức cao giúp mở rộng quyền lực cứu độ của Chúa Kitô. 

Nhờ vì là người Công giáo, chúng ta có được sự chia sẻ trách nhiệm thiêng liêng đối với tất cả anh chị em chúng ta, cả bên trong lẫn bên ngoài những biên giới hữu hình của Giáo hội Công giáo. Chúng ta được kêu gọi để sửa chữa tội lỗi, để được ơn tha thứ và để làm tăng dòng chảy ân sủng cho tất cả những ai - bất cứ trong hoàn cảnh nào - đang hoặc phải đấu tranh để biết và để theo điều lành vốn phải dẫn tới Thiên Chúa qua Chúa Kitô.

 Bằng sự thánh thiện của riêng chúng ta, vốn là sự kết hợp sâu xa với Thiên Chúa qua sự lấy ân sủng làm của riêng mình một cách hiệu quả, chúng ta được mời gọi - không đúng, chúng ta thực tế được trông đợi - củng cố và tăng cường những cách thế mầu nhiệm trong đó Thánh Linh tuôn trào từ Chúa Kitô và Hội Thánh Người, đụng đến tâm hồn của mỗi người và mọi người trong biến cố không ngừng đem tất cả mọi người trọng họ lại gần hơn với Cha họ ở trên trời.

Trên hết mọi sự, chúng ta được kêu gọi làm điều này bằng việc chúng ta tôn vinh Chúa Kitô trong Hội Thánh, qua đó chúng ta dâng mọi sự chúng ta có cho Người và cùng với Người, dâng cho Chúa Cha vì lợi ích các linh hồn. Thánh Phaolô đã mô tả phương pháp của Thiên Chúa như thế nào?

Với các thánh của Người, Thánh Phaolô nói: “Người đã muốn cho họ được biết mầu nhiệm này phong phú và hiển hách biết bao giữa các dân ngoại: đó chính là Chúa Kitô đang ở giữa anh em, Đấng ban cho chúng ta niềm hy vọng đạt tới vinh quang” (Cl 1,27). “Đó là Chúa Kitô mà chúng ta rao giảng - Thánh Phaolô nói tiếp - khi khuyên bảo mỗi người và dạy dỗ mỗi người với tất cả sự khôn ngoan, để giúp mỗi người nên hoàn thiện trong Chúa Kitô” (Cl 1,28).

Được làm người Công giáo là vinh quang của chúng ta, vinh quang có được nhờ Thiên Chúa và một hồng ân tiềm tàng không gì so sánh được cho mọi người nam, nữ và trẻ nhỏ mà Thiên Chúa gọi là con trai, con gái và bạn hữu.
Ở đây, chúng ta khám phá vinh quang trên vinh quang. Rốt cuộc, đó là lý do vì sao chúng ta trở thành tín hữu Công giáo, vẫn giữ mình là người Công giáo và làm tất cả những gì chúng ta có thể làm để lôi kéo tha nhân theo Đạo Công giáo.

Nguyên tác: Salvation for non-Catholics and Limbo.
The Catholic Side of Salvation
(CWNews 11 & 12.08.2010)