Home Đời Sống Y Học Cắt bao da quy đầu cho trẻ em trai có thật sự cần thiết?

Cắt bao da quy đầu cho trẻ em trai có thật sự cần thiết? PDF Print E-mail
Tác Giả: Hồng Quang   
Thứ Ba, 06 Tháng 4 Năm 2010 10:12

Nhưng theo ý kiến của bác sĩ Gifford-Jones ở Toronto thì đã đến lúc phải ‘chấm dứt chuyện tàn bạo này lại vì các hệ quả rắc rối liên quan tới nó sau này’.

Chắc chắn các bác sĩ khi khuyên cha mẹ cho con trai mới sinh hay vài tháng tuổi đi cắt bao da quy đầu đều nói “đó là công viêc hợp vệ sinh” và mang lại lợi ích lâu dài cho trẻ con.

Ngày nay trên thế giới vẫn còn nhiều trẻ em trai được cha mẹ cho phép cắt bao da quy đầu như thế (circumcision). Nhưng theo ý kiến của bác sĩ Gifford-Jones ở Toronto thì đã đến lúc phải ‘chấm dứt chuyện tàn bạo này lại vì các hệ quả rắc rối liên quan tới nó sau này’.

 
             Một trẻ em Thái Lan theo đạo Hồi bị cắt da quy đầu.
                                         Photo courtesy: Reuters
Bác sĩ Guy Madder, nhà giải phẫu thuộc bệnh viện Queen Elizabeth của Úc, đã viết trên báo Annals of Family Medicine là không có bằng chứng thuyết phục là cắt bao da quy đầu (BDQĐ) là sẽ làm giảm các nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, bệnh về đường tiểu hay ung thư dương vật.

Chính vài tôn giáo có áp lực tinh thần lên giáo dân phải thực hiện chuyện này và ngoài lý do tôn giáo, khó lòng cắt nghĩa tại sao lại phải cắt bỏ BDQĐ như thế cho trẻ em, trong lúc những mẩu chuyện về hệ lụy của việc này làm người ta phải sửng sốt.

Lớp da đầu dương vật là thuộc loại nhạy cảm nhất trên cơ thể người, nó bảo đảm cho khoái cảm sinh lý, cắt bỏ là 100% khoái cảm sinh lý sau này của bé trai sẽ bị giảm bớt trong sinh hoạt tình dục.

Có một vấn đề chẳng bao giờ được hai bên chống hay bênh vực cho việc cắt BDQĐ bàn đến, đó là ngày nay, việc dùng thuốc chống lại bệnh suy yếu sinh lý (erectile dysfunction-ED) đang gia tăng, ngay cả thanh niên cũng dùng thuốc này.

Vì thế, thật đáng tiếc nếu như các thanh niên này bị cha mẹ cho thực hiện cắt BDQĐ khi còn bé, vì khi lớp da ‘sensitive’ đó bị bỏ đi, có khi đó là nguyên nhân khiến sinh hoạt tình dục bị sức mẻ. Đó là chưa kể việc tiểu phẫu không phải lúc nào cũng diễn ra êm xuôi.

Báo chí y khoa trên toàn cầu có nhiều bài nói về các biến chứng do việc cắt bỏ BDQĐ gây nên. Lầm lẫn của con người bắt đầu từ cái kềm mổ để cắt bỏ lớp da. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ đã “hớt đi’ khá nhiều lớp da này, gây chấn thương, không phải chỉ cho đầu dương vật, mà cho cả hệ thống dẫn nước tiểu đi qua đầu dương vật.

Hậu quả lớn nhất của chấn thương này là có khi sau đó bác sĩ lại phải giải phẫu tiếp một phần đầu dương vật. Thường thì loại giải phẫu như thế sẽ khiến đường dẫn tiểu bị teo lại và việc đi tiểu không còn bình thường. Y khoa gọi chứng này là “urethral fistula”, tức là nước tiểu đã được thải bỏ không qua ống mở bình thường của thiên nhiên.

Việc chữa trị không dễ dàng và chỉ vì một tiểu phẫu nhỏ, đã gây hệ quả rắc rối lớn lao. Nhất là sau khi tiểu phẫu cắt BDQĐ, nếu có biến chứng fistula, có khi nhiều tuần hay nhiều tháng sau, bệnh mới bắt đầu bùng ra.

Một chuyện khó hiểu khác là trẻ con không hề được thử máu trước khi tiến hành cắt BDQĐ cho chúng. Và cũng không có việc gây tê cho các cháu. Có nhiều đứa la khóc dữ dội. Đây là chuyện bất bình thường vì có bao nhiêu thanh niên sau này được giải phẫu gì dó cho dương vật mà lại không yêu cầu gây tê đâu?

Ngày nay nhân loại cứ đi chỉ trích các nền văn hóa đã nhẫn tâm thực hiện chuyện giải phẫu tàn bạo này lên các em gái (female circumcision), nhưng các bác sĩ phương Tây vẫn tiếp tục thực hiện như thế cho hàng triệu trẻ con, mà không hề có ý kiến của chúng.

Vì thế có người cho là circumcision trong bất cứ trường hợp nào cũng là vi phạm Quyền Con Người đã ghi trong Hiến Chương của Liên Hiệp Quốc. Đã đến lúc nên bỏ hủ tục tai hại này được chăng?