Chứng ăn không tiêu |
Tác Giả: Quỳnh Như, phóng viên RFA | |||
Thứ Năm, 08 Tháng 4 Năm 2010 14:53 | |||
"Ăn không tiêu, no hơi" là những từ chỉ tình trạng khó chịu do cảm giác thức ăn không được tiêu hoá mà ứ đọng trong bao tử. Cảm giác này đôi khi kèm theo ợ hơi, nôn, nóng bụng... Hàm lượng axit amin trong hoa quả có tác dụng giải độc, dễ tiêu (Photo courtesy of yhocvietnam.net) Nguyên nhân Lý do đơn giản nhất khiến ăn không tiêu, hay có cảm giác khó tiêu là do chính những thức mà chúng ta ăn, về chất hay về lượng, như lời bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng, Chủ Tịch Hội Dinh Dưỡng Thực Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh: “Những thức ăn khó tiêu là những thức ăn chiên, quay, nướng; thức ăn động vật mà nướng cũng khó tiêu, và khi chúng ta ăn quá nhiều loại thực phẩm trong một lúc thì cũng khó tiêu. “Nếu chúng ta ăn tới 100% hoặc trên 100% khả năng tiêu thụ của chúng ta thì ngay cả đối với những thức ăn bình thường dễ tiêu hoá cũng trở thành khó tiêu. (BS Nguyễn Thị Kim Hưng ) Nếu ta ăn các loại thịt động vật và những loại hải sản khác nhau cùng lúc, như vậy cũng khó tiêu, ngoài ra, ăn với số lượng quá lớn cũng khó tiêu. Nếu chúng ta chỉ ăn khoảng 80% khả năng ăn của mình thôi, hoặc có nhiều người chỉ ăn đến khoảng 60%, 70% thôi, thì cơ thể có thể tiêu hoá được. Nếu chúng ta ăn tới 100% hoặc trên 100% khả năng tiêu thụ của chúng ta thì ngay cả đối với những thức ăn bình thường dễ tiêu hoá cũng trở thành khó tiêu.” Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hoá ấy, như ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, hay cơ thể gặp lúc suy yếu không đủ sức tiêu hoá thức ăn. Cũng không loại trừ trường hợp rối loạn chức năng vận động của dạ dầy, mật như dịch vị ít, hoặc mật không tiết ra đủ để tiêu hoá thức ăn. Hoặc đôi khi do giờ giấc ăn uống thất thường, ăn vội vã, không nhai kỹ, v.v… Và một điều ít ai ngờ tới, stress cũng có thể làm rối loạn quá trình tiêu hoá bình thường và gây ra chứng ăn không tiêu. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng cũng đưa ra một số lời khuyên khi cảm thấy ăn khó tiêu:“Nếu sau khi ăn thấy quá khó tiêu, tức là thức ăn trong dạ dầy không tiêu hoá được sẽ lên men và tạo thành một độc chất, và sẽ đầu độc chính chúng ta, cho nên chúng ta nên tìm mọi cách để cho ra bớt, đó là cách giải cứu ngay tức thời. Rồi kế đến là ở bữa kế tiếp có lẽ chúng ta không nên ăn tiếp, nếu nhịn ăn được thì càng tốt, còn nếu không thì nên ăn các thức ăn nhẹ.
Đó cũng là một cách để giúp cho cơ thể có thời gian để thải những độc chất mà nó đã nhận vào, đồng thời để phục hồi những tổn thương do những bữa ăn quá nặng nề đối với cơ thể. Ví dụ như: uống nước cháo gạo rang chẳng hạn, và có thể chúng ta chỉ uống nước tinh khiết thôi, hoặc uống nước trái cây. Nói chung nên ăn các bữa sau nhẹ thôi, cho đến khi nào chúng ta cảm thấy đói thực sự. Một cơn đói thật sự là khi chúng ta cảm thấy đói với cảm giác dễ chịu, còn nếu chúng ta đói mà cảm thấy khó chịu, đó không phải là đói thật sự, mà đó là cái đói người ta gọi là đói tâm lý. Tức là do chúng ta lâu nay quen tới bữa thì ăn, hoặc là khi nhìn thấy thức ăn thì thích ăn, hoặc là nghĩ đến thức ăn thì tự nhiên là thèm ăn, muốn ăn, nhưng không phải thực sự cơ thể cần ăn. Khi cơ thể thực sự cần ăn thì không có cảm giác khó chịu, bực bội, mà chỉ có cảm giác đói thôi. Thì khi có cảm giác đói thực sự, chúng ta ăn là tốt nhất, nó phù hợp đối với hoạt động của men tiêu hoá của chúng ta. Lúc đó các men tiêu hoá mới tiết ra đầy đủ để tiêu hoá thức ăn.” Những bài thuốc đông y Thạc sĩ Trần Văn Trễ, Trưởng Khoa Dược, Viện Y Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, gừng có công dụng sát trùng, và điều trị các bệnh tiêu hoá. Khi ăn uống chậm tiêu, hoặc bị đầy hơi có thể dùng gừng giã ra, hòa nước uống, gừng sẽ có tác dụng giảm đau tức thì và làm ổn định nhu động ruột. “Một cơn đói thật sự là khi chúng ta cảm thấy đói với cảm giác dễ chịu, còn nếu chúng ta đói mà cảm thấy khó chịu, đó không phải là đói thật sự, đó là cái đói mà người ta gọi là đói tâm lý. (BS Nguyễn Thị Kim Hưng ) Kế đến là quả bưởi, có chứa các thành phần như đường, sắt, các loại vitamin (C, B1, B2), tinh dầu,... và vỏ bưởi có chất glucôxit. Với những thành phần này, quả bưởi có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh như: ăn không tiêu, chướng bụng, buồn nôn, ho có nhiều đờm, giải độc, hạ lượng đường trong máu... Để chữa triệu chứng ăn khó tiêu có thể dùng vỏ bưởi, rửa sạch, cắt nhỏ thành sợi rồi cho đường vào ngâm, khoảng 2 tuần thi có thể lấy nước đó uống. Hoặc dùng vài quả bưởi bỏ vỏ và hạt, ép lấy nước. Cho thêm ít mật ong, đường, nước gừng tươi vào nước bưởi đó rồi đem đun nhỏ lửa đến khi nước sền sệt là được. Mỗi ngày uống 2 lần bằng một thìa cà phê pha với nước ấm khi bị trướng bụng, buồn nôn. Chúng ta cũng có thể cho thêm vào nước bưởi vài gam trần bì, tức là vỏ quýt. Củ sắn dây cũng được dùng trong việc chữa trị các chứng rối loạn tiêu hóa và đứng đầu trong các loại bột trị chứng này. Ở phương Đông, từ 2000 năm trước sắn dây thuộc họ đậu, đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trong củ cà rốt có protein, lipid, carbonhydrat, một số vitamin B, C, E, tiền vitamin A ... Photo of giadinhonline.vn Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột. Theo giáo sư Dhamananda, Viện trưởng Viện nghiên cứu Y học Cổ truyền ở tiểu bang Oregan, thì bột sắn dây chứa hàm lượng cao chất plavonodit, là một hoạt chất tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Do đó giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột. Nếu thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá như: đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, hãy lưu ý nhiều hơn đến sức khoẻ của bạn. Hãy giữ trong tủ thuốc gia đình một số thuốc thông dụng, nhất là Oresol rất hữu ích trong những trường hợp bị tiêu chảy mất nước. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, các chuyên gia Dinh dưỡng đưa ra vài lời khuyên vô cùng đơn giản, là nên uống nhiều nước trong khi ăn, hoặc sau bữa ăn để giúp ruột dễ vận chuyển thức ăn. Đặc biệt khi ăn nhiều chất đạm, hoặc chất béo thì cơ thể cần nhiều nước hơn bình thường. Uống nhiều nước còn giúp tránh táo bón. Nếu bạn thích uống nước trái cây ép thì lại càng tốt ,vì nó vừa cung cấp các vitamin cần thiết, lại vừa giúp hệ tiêu hoá vận hành tốt hơn, dễ tiêu hoá thức ăn. Việc luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên hàng ngày cũng có tác động tốt đối với hệ tiêu hoá, tuần hoàn, giúp tiêu hao năng lượng, và do đó bữa ăn sẽ trở nên ngon miệng hơn.
|