Home Gia Đình CSQG Văn Chương Ngậm ngùi ngày tháng cũ

Ngậm ngùi ngày tháng cũ PDF Print E-mail
Tác Giả: Ngữ Quyên   
Thứ Sáu, 22 Tháng 7 Năm 2011 11:31

Tâm tình của một cựu SVSQ Khóa 3 về trường Mẹ, về Thầy, về bạn bè Đồng Môn...

Tạp bút
Ngậm ngùi ngày tháng cũ
Ngữ Quyên

Viết cho “những người đi qua đời tôi”, Niên trưởng,bạn cùng Khóa, những người tôi đã gặp ở những Khóa sau.Xin nhận đây  những ân tình chưa một lần tôi được nói.

Thầy Nguyễn Kim Phùng ,Cưu Tiểu Đoàn Trưởng SVSQ Khóa 3 Sĩ Quan CSQG, Cưu Trưởng Ty CSQG Châu Đốc, Cưu Dân Biểu Quốc Hội VNCH “rót” cho tôi một email chúc mừng khi hay tin tôi sắp sửa có một thay đổi mới trong cuộc đời “về chiều” của mình.Hình ảnh Quận Trưởng Nguyễn Kim Phùng, chiếc Corvette, dáng vóc cao lớn trong bộ Cảnh Phục Cảnh Sát Dã Chiến, chiếc bông cúc màu bạc nằm”xinh xắn trên mảnh vải nhung đen  ở vai  Ông làm chúng tôi thèm thuồng, ấy là chưa nói khuôn mặt, nước da bánh mật có lẽ cũng dễ làm cho những người đàn bà ghen tuông(?). Tôi còn nhớ ngày vào lớp đầu tiên của  Khóa học Ông là người dạy Chương 1 của Cảnh Sát Hình Sự. Là một Giảng Sư ở “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” cử chỉ thân thiện của Ông đã làm cho chúng tôi thấy dễ chịu ngay giữa Thầy và Trò nên “ngàn năm chưa dễ đã ai quên”, chỉ tiếc khi chúng tôi sắp sửa mãn Khóa học thì Ông đi nhận chức vụ mới là Trưởng Ty CSQG tại Châu Đốc. 40 năm sau tôi gặp lại Ông mà Ông vẫn còn nhận ra tôi, ấy là điều làm tôi nghi ngờ trí nhớ của Ông. Hôm kỹ niệm 40 năm thành lập Hoc Viện CSQG tôi đưa tay chào Ông theo “lối nhà binh” Ông nhìn tôi và đưa tay bắt, Ông nói “Cư Sumaco phải không?”, “dạ thưa Tiểu Đoàn Trưởng đúng rồi” tôi đáp lại rất cung kính. Gần 40 năm từ khi biết Ông ,đây là lần đầu tiên được Ông bắt tay, ngày ấy dễ gì!( ngày ấy thấy Ông hay Cán Bộ như La Văn Chung, Đinh Văn Hạp, Nguyễn Ngọc Thơ v.v.v thì một là né tránh từ xa và nếu xui xẻo gặp mặt đối mặt thì đưa tay chào  cho nhanh rồi “dzọt cho lẹ” kẻo mang họa). Bởi thế ấn tượng nễ sợ vẫn còn cho nên khi Thầy Nguyễn Kim Phùng đưa tay bắt tôi cảm tưởng như một ân huệ. Sau này mỗi dạo  gọi điện thoại thăm hỏi Thầy ngôn ngữ cung kính tôi vẫn giữ gìn trong lối xưng hô bởi vì tôi vẫn không muốn ra ngoài luật lệ “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Viết đến đây tôi lại nhớ đến Đại Đội Trưởng La Văn Chung hay Đinh Văn Hạp,Trần Quang An...những Niên Trưởng tôi có dịp được gặp lại ở Hoa Kỳ mặc dù họ đã thay đổi để “bình thường hóa lối xưng hô với tôi nhưng tôi thì không thay đổi được. Tôi nhớ có lần ĐĐT Đinh Văn Hạp dự tiệc nho nhỏ ở nhà tôi hay có lần tôi gặp ĐĐT La Văn Chung trong dịp Ông về Cali tham dự buổi họp mặt Khóa 3 của chúng tôi. Cứ mỗi lần trao đổi câu chuyện tôi lại cứ giữ lối xưng hô như những ngày tôi hãy còn là SVSQ trong Học Viện như là “Thưa ĐĐT đúng vậy ạ…”Tôi giữ mãi như thế như là một thèm muốn mình được bé lại chăng? Mới biết rằng những học trò của tôi bên Mỹ tôi có dịp gặp lại dù chúng đã đỗ đạt thành tài vẫn gọi tôi là thầy với những nét cung kính.
Có lần tôi interview một ngưòi để làm việc trong Staff của tôi, Ông ta là một Cựu Luật Sư ở VietNam  bạn học của Quận Trưởng Hàm(Giảng Sư, thầy tôi) và hình như cũng là bạn của Cựu ĐT Trần  Minh Công . Vị Cựu Luật Sư này dường như là đã làm homework về background của tôi nên ở những giây phút đầu tiên khi chưa vào phần interview công việc( mà tôi là người hoàn toàn được quyết định mướn hay không,) Ông ta lại interview ngược lại tôi về “tôi là ai?” của trước năm 1975.  Ông ta “tấn công” tôi như là “Anh ngày xưa là học trò của “Thằng Hàm và Thằng Công “phải không?” tôi thấy lòng mình đau quay quắt khi mà tôi chưa đưọc hỏi gì về Ông ta cả để xem Ông ta có qualify cái công việc mà Ông ta ta muốn tìm thì Ông ta đã “búa “ tôi một “quả” như thế. Tôi bình tỉnh trả lời rất lễ độ “Dạ phải, tôi là học trò của Quận Trưởng Hàm và Đại Tá Công, rất hân hạnh được biết Ông”. Tôi không đủ can đảm để tiếp tục câu chuyện nữa rồi vì Ông ta là “bậc sư” của tôi, Ông ta đã vô tình Over qualify mình,như vậy tôi đành “bó tay.com” ấy là chưa nói Ông ta đã đạp đổ “Thần Tượng” của tôi ngày mới lớn.
Học Viện những ngày thuở ấy cứ mỗi buổi sáng nhìn thấy Khóa 1 Nhữ Đình Toán chạy xe ngang sân tập họp để đi làm với cấp bậc Biên Tập Viên trên đôi vai anh là mỗi lần tôi cứ mong sao cho thời gian ở đây trôi nhanh để ra trường. Viết đến đây tôi lại nhớ đến Khóa 1 Lê Thành Quang cũng là người inspire tôi nộp đơn thi vào Khóa Biên Tập Viên CSQG.Năm 1966 khi Lê Thành Quang về phép sau ngày lên Alpha, Quang “đã quá nổi” trong thị trấn nhỏ nhoi của tôi, hình ảnh một  thanh niên đánh bi da “rất nét”, một tay xì phé “rất cừ”.Nét thư sinh của Quang biến mất khi anh bước trên phố với bộ kaki vàng, điểm trên đôi vai với nhánh Alpha và cấp hiệu Biên Tập Viên. Giấc mơ thời mới lớn của tôi đã thành! Tôi chọn vào Học Viện CSQG thú thực một phần cũng để cho Mẹ tôi yên tâm vì tôi là con trai  một trong gia đình, những bạn cùng lớp với tôi học dở dang thì nộp đơn vào Trung Sĩ và thiếu may mắn đã tử trận.Hồi còn ở lớp đệ tam mỗi dạo đưa đám tang bạn mình là mỗi lần “sợi giây thần kinh can đảm của tôi” lại giảm đi.Không biết các bạn cùng Khóa với tôi nghĩ thế nào ở cái ngày cấp hiệu của Ngành CSQG bị đổi sang cấp bậc theo như quân đội ? Lạ quá , hơn 40 năm rồi mà tôi vẫn chưa quên ngày đáng ghét ấy. Có người thì cho rằng những Cố Vấn Hoa Kỳ muốn quân-đội-hóa cấp hiệu như là hệ thống cấp hiệu của Mỹ, có người thì cho rằng quân-đội-hóa để phù hợp với những Sĩ Quan Quân Đội biệt phái qua Ngành CSQG . Như “Thiếu Uý L Th “ biệt phái qua Ngành CSQG gặp Cố Biên Tập Viên Khóa 1 Lê Văn Phi ăn nói làm sao đây?. Chuyện cấp bậc  và chức vụ thời ấy tôi cho là “đầy những oái ăm”, một Ông cấp bằng “chứng chỉ Đệ Tứ” nghĩa là chưa đỗ bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp nộp đơn tình nguyện vào học lớp Sĩ Quan Đặc Biệt và ra trường với cấp bậc Thiếu Úy( gọi là Thiếu Úy Bảo An), sau này biệt phái qua Ngành CSQG làm chức vụ Trưởng Ty hay Phó Ty,thậm chí có Ông đi lính từ thời Tây biệt phái qua Ngành CSQG lại chỉ huy những người có cấp bằng cao hơn. Có lần tôi còn nhớ  đã viết một bài diễn văn cho một vị Giám đốc( vị Giám Đốc nầy ở Quân đội biệt phái sang Ngành CS), sau khi nộp bản thảo lên (cái mà hành chánh VietNam vẫn gọi là “Kính trình Thượng Cấp để xin đệ duyệt”) tôi bị gọi lên “xài xể”. Ông ta phê vào bản nháp của tôi là “viết đơn giản lại , tôi đã đọc thử nghe cồng kềnh quá…”, tôi đã sửa lại để khỏi bị phiền toái nhưng cho đến giờ này tôi vẫn nghĩ hoài không ra là tại sao có thể như vậy, ? Bố Mẹ tôi cho con đi học, thầy giáo tôi dạy tôi và chử nghĩa tôi thế đấy !sao mà chỉ có việc đọc những lời viết ấy mà cũng không hiểu nghĩa của nó nhi?  Một trường hợp khác : Bạn cùng Khóa với tôi ngày ấy đang học năm thứ ba trường Luật giữ chức vụ khiêm nhường trong Phòng Tư Pháp bị một Ông Trưởng Ty (từ Phủ Tổng Thống biệt phái qua Ngành CS, nghe đâu là “con nuôi” của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu “đì” cho đến khi phải xin đổi đi nơi khác. Hãy đừng nói tôi có mặc cảm quá khích với những Sĩ Quan Quân Đội biệt phái mà hãy cho tôi được quyền nói với bạn tâm tư tôi. Tại sao có những người như Cựu Đại Tá Trương B… lại chỉ huy và “sửa văn” của một người có học thức và chuyên ngành như những người có cấp bằng Cử Nhân xuất thân từ một trường Đại Học trong nước hoặc ở Úc Đại Lợi? Hãy nhớ rằng một Cựu Thẩm Phán của Hà Nội, Tây học, Viện Trưởng một Học Viện chuyên ngành, dưới Ông ta là những SVSQ có cấp bằng Tú Tài, Đại Học, những người “trí tuệ” có trường lớp hẳn hoi lại để một Ông Sĩ Quan lái máy bay làm xếp và xài xể một cách tệ hại như vậy? thậm chí không nể trọng. Những bậc thâm niên trong Ngành đã từng giữ những  chức vụ cao cấp nhất lại “được trân trọng”mời về làm việc ở “Phòng Nghiên Cứu và Pháp Chế” ngồi suốt ngày nhìn bình trà(hết vơi lại đầy)  va thượng cấp của những vị này  là một anh nhà binh  suốt ngày hát “ngoài kia súng nổ, đốt lửa đêm đen, tầm đạn thay tiếng em…”, nói tới trường hợp này có cả Cựu SVSQ Ng D T, một sinh viên năm thứ 3 Trường Luật cũng ngồi uống trà gần một năm, bây giờ anh đã là một Luật Sư tại Hoa Kỳ mà là Luật Sư đầu tiên của những người tỵ nạn .Tôi kính nể  và thành thật  cám ơn những Sĩ Quan Quân Đội biệt phái qua  CSQG  về ngành tình báo .Họ quả thật là những vị chỉ huy tốt, có công rất lớn lao với Ngành CSQG . Tuy nhiên có một điều duy nhất rất lấy làm đáng tiếc là các bạn Khóa tôi những Huỳnh Thanh Nhơn,Trần Xuân Nhường, Tạ Thành Lăng,Lê Thanh Phước,Bùi Văn Minh Tâm, Bùi Văn Minh Chánh v..v.. những niên trưởng tôi  Phan Quang Nghiệp, Phan Tấn Ngưu  v..v.. với bao nhiêu người khác làm việc trong Khối Đặc Biệt lại lâm vào vòng “tù tội mút chỉ”.Tôi chỉ ghi lại những “ người thật, việc thật” mà không có ý nghĩ chia rẽ và cũng xin  đừng vội “chụp mủ” bạn nhé vì hãy hiểu rằng lịch sử không thể nào thay đổi được. Viết đến đây tôi đưa bản nháp cho một bạn cùng Khóa đọc và hắn đã  bảo tôi hãy quên đi để tránh những “đụng chạm”. Tôi quan niệm có đối lập xây dựng thì sẽ  văn minh hơn, con người sẽ cải tiến hơn. Đất nước cho đến giờ này vẫn thế, những đứa bợ đở, hối lộ cấp trên là “ngồi mát ăn bát vàng” và chúng tổ chức có hệ thống( có dịp tôi sẽ mang chuyện này kể cho bạn nghe). Trở về với lời khuyên của người bạn là không nên bàn tới điều này, tôi vẫn tiếp tục viết vì tôi nghĩ rằng chỉ có dịp nầy tôi mới được nói  với anh  em, bạn hửu tôi,và tôi vẫn “ngoan cố” để nói với bạn tôi: “Ô hay, sao không được nói nhỉ? đừng bắt tao chết để mang theo những ấm ức của một sự thật, một sự thật đau lòng chưa ai nói hay viết đến. Tao nói để Thầy mình vui dù người không còn nữa, cho những ấm ức Người chưa được dịp nói và cho những ai trong cuộc hãy hổ thẹn một đời. Vâng tao muốn được viết lên cho các Cụ :”Thưa các bậc tiền bối trong Ngành CSQG bây giờ thì tâm hồn con đã yên ổn đã được nói những điều con thèm nói đến, những đìều mà các Cụ không thèm đếm xỉa đến, bây giờ thì con đã flush out những điều mà quý Thầy chưa hền chia xẽ với chúng con ”.Chừng nào bạn có thể giãi thích hợp lý rằng một Sĩ Quan làm nghề tình báo qua Ngành CSQG đảm nhiệm chức vụ Giám Đốc một Trung Tâm Huấn Luyện dạy chuyên môn về Tư Pháp, hành xử một chức năng là bảo đảm an ninh cho dân chúng, chừng nào bạn chứng minh cho tôi  một Sĩ Quan khác trong  Binh Chủng Người Nhái , Biệt Động Quân, Nhảy Dù, Pháo Binh lại là một Trưởng Ty CSQG ở Saigon mà mỗi lần nói đến Sĩ Quan CSQG là số đông những vũ nữ Saigon biết từ giọng nói đến thân thể kể cả người chỉ huy cao cấp nhất và chừng nào bạn  t giãi thích rất “make sense” với tôi là một Sĩ Quan Quân Nhu lại “trùm” Tâm Lý Chiến của Ngành CSQG là hợp lý  tôi sẽ  xin lỗi những gì tôi đã viết. Nhân đây tôi cũng xin hoàn toàn nghiêng mình kính cẩn và biết ơn những Sĩ Quan Quân Đội góp tay vun xới và cải thiện Ngành Cảnh Sát Dã Chiến. Vâng ấy là sự thật! một sự thật mà ai cũng nhìn thấy cả. Một Cựu Đại Đội Trưởng Cảnh Sát Dã Chiến cũng thụ huấn 9 tháng ở Trường Bộ Binh Thủ Đức như những Sĩ Quan Quân Đội còn gì. Viết đến đây tôi tiếc mãi, khi ra trường nhìn những sự thật đau long đó tôi ước ao những Niên Trưởng tôi một ngày nào sẽ dắt díu chúng tôi cải thiện được Ngành CSQG như giấc mơ của Cựu Viện Trưởng Đàm Trung Mộc, Trần Minh Công, như ước ao của Trần Quang An, Phan Trung Chánh, Nguyễn Kim Phùng, Trần An Bài v.v…
Ân tình những Cựu SVSQ các Khóa

Tình nghĩa của những Cựu SVSQ từ trường Mẹ đầy thắm thiết, từ những ngày trong tù cho đến khi đuợc thoát ra rồi gặp trở lại nhau ở Saigon” sau cái gọi là “tù cải tạo”. Tình nghĩa của những chia xẽ với nhau khi được ra hải ngoại. Mới nhất khi Khóa 3 Lê Văn Bảy qua đời tại Sacramento, Khóa 3 Nguyễn Hửu Đỉnh “Shout” một email đi lập tức sau đó gần 70 cựu SVSQ cùng Khóa đóng góp giúp đở gia đình đang gặp khó khăn trong việc mai tang.Từ Thái Lan Khóa 3 Lý Ký Hoàng “ra lệnh” cho tôi liên lạc   K3 Thái Văn Hòa rồi K3 Nguyễn Văn Lập đang vacation ở VietNam cũng yêu cầu “đóng góp cho tao mai mốt tao về rồi tính”, Trần Xuân Nhường , Tạ Thành Lăng , Võ Như Lăng từ Florida cũng thế. Lâm Văn Những, Ong Tỷ từ Texas cũng “lên đường”. Những K3 Đặng Thanh Thủy, Đào Văn Tín, Nguyễn Duy Tiếp, Nguyễn Ngọc Tiến, Đinh Banh,Võ Ngoc Mai, Nguyễn Ngọc Tuấn v..v.. cũng góp phần chia xẽ.Mưa gió lớn nhưng Phạm Văn Quyết đã không quản ngại Đại Diện cho Khóa 3 “ hành trình 8 giờ lái xe” từ Nam California phối hợp với anh em ở Bắc Cali với Thái Văn Hòa, Lê Văn Thụy, Nguyễn Văn Dương,Hứa VănQuang, Ngô Hiếu Chí đến thăm Lê Văn Bảy lần cuối. Tôi mường tượng những bươm bướm ngậm ngùi bay quanh vòng hoa đưa tiển một người bạn đã ra đi.
Tôi mang ơn người bạn quá cố K3 Đỗ Văn Ngon đã cho tôi được đến Hoa Kỳ 36 năm nay .Tôi cám ơn Trịnh Thành Luân đã giúp đở Ngon về mặt tài chánh trong những ngày Ngon bị câu lưu ở Chí Hòa bởi vì những người cao cấp trong chính phủ thời ấy mang Đỗ Văn Ngon làm “con chốt” sang song trong  ván bài “Còi hụ Long An”.Tôi chịu ơn của Trần Hoàng Nam, Phạm Văn Quyết, Hồ Công Tú,Nguyễn Ngọc Tiến, Dương Quang Trí những ngày tôi nằm ở Bệnh Viện Fountain Valley, California đã săn sóc, thăm viếng tôi.Từ Germany “Tuấn Hai Viên” gọi về VietNam bắt buộc tôi phải ở trong căn biệt thự mà nó mới xây mà Bố Mẹ đã để lại. Tuấn rất thương bạn bè nên thường offer chỗ ở cho bạn hoàn toán fre e nếu có bạn nào về VN, riêng tôi Tuấn sợ tôi về VietNam sẽ  “nhẹ dạ” , người ta sẽ bắt cóc tôi . Tôi cũng khó quên Nguyễn Duy Tiếp hay Ong Tỷ hay Cao Hoàng Vân, Nguyễn Ngọc Tiến, Phạm Văn Quyết và những người bạn than thương khác  đã thổi sức vào tôi những tháng năm tôi lao đao nhất ở xứ người.Cám ơn con gà đi bộ , con cá tươi Miền Tây mà Lê Quang Phúc tiếp tôi ở Quận Ô Môn, Cần Thơ khi tôi đi tìm thăm Phúc sau 43 năm không gặp nhau.Tôi quý Vợ Chồng Võ Ngọc Mai và Nguyễn Ngọc Đa từ nơi tiểu bang xa xôi ấy cứ phải lo cho tôi sẽ phải cô độc mãi. Với tôi Nguyễn Ngọc Tuấn kể như “thoát nợ” khi hắn bắn “một quả” email báo tin cho bạn hửu rằng tôi như “Đại Bàng mõi cánh”( chữ nghĩa của người anh hùng Pleiku), Ông này theo dõi đời tôi đến “khó chịu”.Những ân tình của tôi ơi, một ngày nào tôi có ra đi quanh mộ phần tôi sẽ là những vòng hoa “tình yêu muôn thuở”.
Những tình nghĩa ấy đã có từ ngày Khóa 1 ra trường mà những trái tim tâm huyết là các Niên Trưởng tôi như là Cựu SVSQ Nhữ Đình Toán. Toán đã thành lập Hội Ái Hửu Cựu SVSQ Học Viện CSQG bên cạnh Nguyễn Văn Trai(đang ở Houston) Đinh Văn Hạp(San Jose) Hồ Đắc Biên(San Diego, CA) Nguyễn Năng Thỏa(đang ở Washington DC)v.. v..Khi tôi ra trường cũng “nhập cuộc”. Công lao của Cựu SVSQ Nhữ Đình Toán (người sang lập) đến giờ này ít ai nhớ đến. Ngày ấy, Toán cũng bận rộn công việc nhưng vì yêu và nhớ bạn hửu anh đã một mình tự thâu thập bài vở , đánh máy, đi in và Đặc San Đa Năng của Hội Ái Hửu Cựu SVSQ Học Viện CSQG có từ năm 1967, cái tên Đa Năng là do Nhữ Đình Toán đặt ra và Hội Ái Hửu gợi ý và thiết tha của Cố Viện Trưởng Đàm Trung Mộc.

Năm 1975 khi gặp lại K6 Nguyễn Doãn Hưng và Ngọc Lan cùng với Nguyễn Văn Mỹ từ Canada qua chơi đã làm tôi nhớ lại những cậu SVSQ trẻ , Khóa đầu tiên ra trường với cấp bậc Thiếu Úy.Gặp nhau chuyện trò vui vẻ. Ngày ấy tôi còn độc thân nên Hưng và Ngọc Lan thường “thương hại “ tôi ,  thỉnh thoảng tôi đến nhà Hưng va Ngọc Lan ăn cơm tối, gần gủi và than thiết, dần dần “tôi xin” Hưng đừng gọi tôi là Đại Úy trước cai tên của tôi nữa vì Ngọc Lan có phải là Cựu SVSQ của Khóa  6 đâu ma Lan cũng gọi tôi như lối xưng hô của Hưng.Khóa 6 Nguyễn Doãn Hưng lam cho tôi nể phục khi đứng ra tổ chức Đại Hội 40 năm Học Viện va Đại Hội đã thành công ngoài sức tưởng tượng của cac Cựu SVSQ. Phải nhìn nhận Thầy Trần Quang An, Niên trưởng Phan Tấn Ngưu, Nguyễn Ngọc Thụy, Phan Quang Nghiệp, Nguyễn Văn Lợi(K2), Đinh văn Hạp v..v… những bạn tôi Thái Văn Hoà, Phạm Văn Quyết đã làm một đòn bẩy mạnh mẻ, không phân biệt tuổi tác , cấp bậc để cùng với K6 Nguyễn Doãn Hưng đưa một công việc chung đi đến hoàn mỹ như thế. Xin được ca ngợi những tấm lòng vàng đầy thiết tha của những người xuất thân từ trường Mẹ.
Tôi đến San Jose trong ngày kỹ niệm 42 năm Khóa 3 , bên cạnh những con chim đầu đàn Thái Văn Hòa, Lê Văn Thụy, Nguyễn Văn Dương. Lê Mạnh Hùng v..v.. thì tôi gặp được những anh em Khóa 6 và những anh  em Khóa khác.   Có những người tôi không nhớ tên nhưng nguyên bàn tiệc hôm ấy của Khóa 6 lam tôi cảm động vô cùng, những anh em đã đến chia vui cùng chúng tôi rất than thiếtvà chân tình. Đậm nét nhất là Khóa 8 Hà Đình Huy (Duy Văn) đã hết long với KHóa 3, cho mươn hội trường báo Đời Mới (mà anh là ông chủ). Duy Văn và người đẹp của anh là Nữ Ca Sĩ Tuyết Nga đã đóng góp chương trình văn nghệ  ây cũng là  môt yêu tố đưa đến thành công bên cạnh sự sôt sắng của Dư Quang Nê “. “ Tôi thầm hiểu điều giao cảm đó đã đến từ tình nghĩa huynh đệ của những người xuất thân từ một mái trường . Tôi cũng xin được nhắc đến những Khóa Sĩ Quan của Học Viện CSQG , nếu  nói sai với những thông tin tôi có thì xin các Niên Trưởng Nhữ Đình Toán, Đinh Văn Hạp, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Ngọc Thụy, Nguyẽn Văn Trai v..v…những vị Thầy của tôi Nguyễn Kim Phùng, Trần Minh Công, Phan Trung Chánh , Phạm Công Bạch, La Văn Chung, Trần Quang Nam chỉ dạy cho.
 
Khóa 1 năm 1966 thi tuyển vào Học Viện CSQG cũng được mở rộng nhưng không thu hút cho lắm bởi vì ít ai biết đến để nộp đơn thi và ngày ấy chưa có lệnh Tổng Động Viên,  cũng như  không ai mường tượng được “hoa mộng” của một Sĩ Quan Cảnh Sát.
Khóa 2 rồi cũng thế, thi tuyển lấy một ít ở ngoài vào và bổ sung là những người ở trong tổ chức Lực Lượng Thanh Niên Quốc Gia của Ông Hồ Văn Nhi. Có người thì cho tôi biết là của Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ (Tôi quá nhân nhượng để còn gọi một người như thế!).
Khóa 3 được tổ chức thi tuyển rộng rãi trên 4 Vùng Chiến Thuật, gặp vào lúc chiến trường VIetNam ở vào giai đoạn khó khăn nhất và Lệnh Tổng Động Viên sắp đươc ban hành, ấy là vào khoảng tháng 4 năm 1967. Mọi thanh niên đổ xô đi nạp đơn và con số của cả 4 Vùng Chiến Thuật lên đến hơn 15 ngàn tuyển sinh, những người có bằng Tú Tài 1 và 2 fill up cho 300 người la Thẩm Sát Viên và 200 cho Biên Tập Viên. Cuộc thi tuyển được khảo sát và chấm điểm bởi Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Đặc biệt của Khóa 3 có một số SVSQ đang làm việc trong Ngành CSQG họ “ chưa vào Ngạch chính thức” nên đi học để được hợp thức hóa và họ cũng phải thụ huấn chương trình như những người tân tuyển. Họ được một quy chế tương đối dễ chịu hơn là chỉ buổi sang đến Học Viện để được huấn luyện và buổi chiều về nhà. Những SVSQ ngoại trú này đã giúp cho những tân SVSQ Khóa 3 các thực phẩm đầy đủ vì họ đuợc ra ngoài mỗi ngày. Trong số những cựu SVSQ “ngoại trú” này là bạn củ và cùng lớp với Cố Đại Đội Trưởng Nguyễn Ngọc Thơ,Cố ĐĐT Quách Trung Chánh, ĐĐT La Văn Chung hay Quận Trưởng Phan Trung Chánh, Nguyễn Bá Hàm, Nguyễn Kim Phùng như là La Thanh Nhàn, “Thủ Khoa Khóa 3” Nguỳễn Bá Trạc, Nguyễn Khương Hửu v..v..Có những Cựu SVSQ Ngoại Trú này đã giúp cho những SVSQ tân tuyển nhiều kinh nghiệm trong những lớp học chuỳên môn.
Tất cả 3 Khóa nói trên được huấn luyện tại Trai Lê Văn Duyệt ( trong Khu Quân Trấn, bên cạnh Trường Quân Nhu).
Khóa 4 Sĩ Quan CSQG là một cải thiện tốt đẹp đến “cầu kỳ”, mỗi lần nhắc đến bạn tôi vẫn thường đùa là những “Thượng Sĩ Già”. Phần đông những SVSQ Khóa 4 là Cựu nhân viên ở trong Ngành lâu năm họ đủ đìều kiện để theo học khóa này, có người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng và theo học Khóa Sĩ Quan để được xác định cấp bậc hiện tại của mình.
Khóa 5 cùng chung một chương trình như Khóa 4 nhưng phần đông là những Cựu SVSQ của Khóa 1, 2 và 3.
Cả 2 Khóa 4 va 5 ra trường đều được mang cấp bậc củ la Thẩm Sát Viên hay Biên Tập Viên, hai Khóa này thì Hoc Viện CSQG không còn ở Trại Lê Văn Duyệt nữa mà là ở Cơ Sở mới bên cạnh Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Khi Khóa 6 được “mở rộng” thì chiến trường “đầy cam go” hơn, Khóa này đìều kiện thi tuyển ứng viên phải có it nhất là Tú Tài 2 và cũng phải qua một kỳ thi tuyển đầy khó khăn như Khóa 3. Khi ra trường sẽ mang cấp bậc Thiếu Úy ( tôi chẵng ưa thích mấy kiểu này).Nếu tôi không lầm thì “cấp trên” ngày ấy tuyển chọn nghành nghề cho từng Khóa một, như là Khóa 1 va 2 khi ra trường đi nhận chức vụ đồng đều các nghành chuyên môn khác nhau,Khóa 3 thì thuộc về Cảnh Sát Đặc Biệt (Trưởng F chẵng hạn). Khóa 4 và 5 thì về nhiệm sở củ của mình. Khóa 6 thì làm Trưởng Cuộc vì thế Khóa 6 là Khóa chịu nhiều gian nan, thử thách nhất vì nắm ngay chức vụ chỉ huy khi ra trường.
Các Khóa sau đó như là Khóa 7, 8, 9 ,10 cũng ở trong trường hợp như Khóa 6. Riêng Khóa 11 thì đoạn phim đang quay đành bỏ dở (tôi nhớ đã gặp Đại Tá Trần Minh Công ở Bộ Tư Lệnh CSQG  ngày 28 tháng 5 năm 1975 khi ĐT Công vàThiếu Tá Liên Đoàn Trưởng SVSQ Ngô Bá Phước đưa các Đại Đội SVSQ Khóa 11 rút về Saigon?). Nếu tôi không lầm thì hình như Khóa 7 có một số nhân viên trong Ngành được đặc biệt đi học Khóa này để lên Sĩ Quan. ”Vì nhu cầu chiến trường” (đóng cái ngoặc kép với chút mĩa mai) , các Khóa sau này phải qua một giai đoạn thụ huấn tại Trung tâm Huấn Luyện Xây Dựng Nông Thôn trước khi qua 3 tháng ở Trung Tâm Huấn Luyện Rạch Dừa (Vũng Tàu), sau đó những SVSQ này mới trở về Hoc Viện CSQG ở Thủ Đức học về chuyên môn.Tương tự với Khóa 1, 2 và 3 cũng qua một thời gian 3 tháng học quân sự ở Trường Bộ Binh Thủ Đức  rồi mới về Học Viện CSQG học về chuyên môn.

Khóa 6 , những ân tình còn đó
Khóa 6 cho tôi những ấn tượng đẹp về tình nghĩa cũ của các Cựu SVDSQ với nhau , họ là tôi của những ngày tháng vài năm trước đây bởi vậy những sinh hoạt của họ cho tôi sự gần gủi. Khi đến San Jose tham dự 43 năm Khóa 3 điểu ấy rõ nét hơn, họ nhận ra tôi nhất là K6 Trần Xuân Thái, anh ta giữ tôi 2 ngày ở đó làm schedules của tôi hỏng mất. 43 năm Khóa 3 cộng cho tôi ân tình của Khóa 6. Hôm ấy tôi có Trần Xuân Thái, Dư Quang Nê, Nguyễn Hải Sơn, Huỳnh vănTâm, Nguyễn Bạch Túc v.v.( và còn ai nữa sao trời không cho tôi nhớ ?).  Vài tháng sau đó K6 Nguyễn Doãn Hưng tổ chức Hội Ngộ bỏ túi tại căn nhà anh ở Laguna Hills, Nam California nhân dịp Nguyễn Hải Sơn, Trần Xuân Thái và Hồng ‘tiếu ngạo Nam Cali”. Tôi và Phạm Văn Quyết được mời. Hôm ấy anh em Khóa 6 đến khá đông ,tôi chỉ đủ nhớ như là (Mệ) Nguyễn Vĩnh Phiên và cô gái Huế “tuyệt vời” Trà Thythy của một góc đời Phiên, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Hải Sơn , vợ chồng Trần Xuân Thái. Hôm ấy cũng có mặt Lương Thoại Quang, nhà thơ Đoàn Công Thìn, Võ Hửu Phước, Nguyễn Thành Be, Trần Trọng Bảo, Huỳnh Công Chánh, Lê Thành Sơn và Thống Khóa 7 cùng người đẹp của anh  v..v.. .Những ân tình dễ thương vô cùng ấy như ghi dấu mãi trong tôi,bạn có hiểu rằng cuộc vui không bao giờ lập lại. Trần Trọng Bảo ngất ngưỡng ngâm những đọạn thơ tình của Đoàn Công Thìn (Ông Khóa 6 Thìn này đào hoa bởi Ông ta có những bước nhảy International Ball Dance). Trần Xuân Thái thỉnh thoảng hát nghêu ngao “dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời…”. Bửa tiệc có lần đã nhắc đến Dư Quang Nê. Khóa 6 Nguyễn Doãn Hưng đã góp công để tổ chức 40 năm Hội Ngộ Học viện CSQG ở Orange County California(2006). Năm năm sau (2011) Khóa 6 Dư Quang Nê ở “hàng tuyến đầu” bỏ bao nhiêu công sức bên cạnh Khóa 6 Nguyễn Bạch Túc và những anh em khác để lo cho “Ngày Hội Ngộ 45 năm Học Viện CSQG” .Các bạn nghĩ gì khi mà tâm sức và thì  giờ của những Cựu SVSQ các Khóa sau  họ đã bỏ ra để tổ  chức một “event” lớn lao như thế này ?  Tôi chơi vơi niềm vui với tình nghĩa Khoá 6  ,những ngày với nhau ở Trung Tâm Huấn Luyện CSQG ngụ nơi thành phố miền biển thơ mộng ấy. Cám ơn nhé Khóa 6 Nguyễn Doãn Hưng và Ngọc Lan  hôm ấy với những món ăn ngon đủ ba miền, cám ơn những nhiệt tình của các “cô dâu” Khóa 6 và đặc biệt cám ơn Trà Thythy cô gái Huế yêu người “con trai trong Hoàng Thành” đã cho tôi thêm những giây phút để kéo dài cuộc vui.
Em yêu dấu,
Đã 6 giờ chiều, giờ ấy mặt trời sắp lặn, như cuộc đời anh sắp lăn vào hoàng hôn.  Bây giờ nơi đây mưa từng hạt nhỏ, biết anh đang nghĩ gì không?. Anh đang chợt nghĩ có phải bây giờ như là “hoàng hôn cuộc đời” không nhỉ? Khi ngồi ghi lại  những giòng nầy anh đang nhớ bạn hửu vô cùng, những người chia xẻ với anh ở tuổi niên thiếu ấy buổi  chập chửng vào đời.Những gì mà mỗi lần nhắc đến, nhớ đến trong anh như nỗi xót xa, như luyến tiếc, như anh đang ở trong bóng tối mà tia sáng dường như không muốn lóe lên.
Tuổi hoa niên của anh trôi theo vận mệnh của đất nước, cuộc đời đã vấn quanh anh những nhọc nhằn, tuổi của hàng cây với đầy những tảng lá xanh mượt chứ như không như bây giờ là những cành khô với lá úa đong đưa. Ước chi anh được ngồi bên bờ sông xưa và được nói với ai đó trong số những bạn hửu của mình đôi ba kỹ niệm củ dù là những lúc sắp hàng đi ăn ở phạn xá bụng đói cồn cào sau buổi đi học bắn trở về, rồi được “trân trọng” với món canh bí nấu tôm nhạt thách,với những đĩa cá mòi mặn chát, với thau cơm nửa sống nửa chín. Ước chi anh được nằm bên cạnh đôi giường ghép với nhau hai tầng để được nghe tiếng cười khúc khích của bạn mình hòa theo tiếng kêu răng rắc của chìếc giường rung chuyển và cũng ước chi anh được nhìn lại mình sau ngày gắn Alpha? Có phải cuộc đời đã bị phá ra ngàn mãnh vụn vã và anh thì cố đi tìm bờ sông xưa khi mà những hạt muối tiêu chợt như đã rắc trắng mái tóc thanh xuân của mình, khi mà vết hằn nhọc nhằn như mỗi ngày một sâu thêm?  Quê nhà thì xa hun hút, kỷ niệm cũ thì cứ gần gủi mãi không dứt ra được, nhớ những thằng bạn cũ thì lòng cứ xôn xao thèm khát được một lần hàn huyên, nghĩ đến những đứa đã ra đi thì nước mắt ứa bao lần. Cứ mỗi dạo như thế anh muốn hét to lên như một người thèm được nghe kinh cứu khổ. Sáu giờ chiều rồi em ở nơi này mặt trời sao cứ to lên thế mãi trước khi lặn hẳn? Em ạ, mưa vẫn còn rơi ở thị trấn anh đang ở, nơi nước mắt anh chừng như đang nhỏ xuống để ngậm ngùi với ngày tháng cũ…

Ngữ Quyên
Nam California tháng 5,2011.