Tưởng Niệm Bốn Mươi Năm Cuộc Thảm sát Mậu Thân: 1968-2008 |
Tác Giả: Hàn Giang Trần Lệ Tuyền | |||
Chúa Nhật, 18 Tháng 4 Năm 2010 09:52 | |||
Bây giờ là những ngày cuối năm ; chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là Xuân Mậu Tý lại trở về trên đất nước.
Nhìn vào các trang báo, nhất là trên mạng lưới toàn cầu đã xuất hiện rất nhiều những bài viết về Tết Mậu Thân , 1968. Tại quốc nội, đã có rất nhiều những bài viết để ca tụng cuộc thảm sát là : « Kỷ Niệm Bốn Mươi Năm Chiến Thắng Mậu Thân » ; hoặc « Kỷ Niêm Bốn Mươi Năm Cuộc Tổng Công Kích và Nỗi Dậy của Đồng bào Miền Nam ». Qua những bài viết ấy, các tác giả đã viết trong niềm vui và kiêu hãnh được gọi là « chiến thắng ». Nhưng, đối với những người dân của Miền Nam Tự Do cái mà CSVN gọi là « Cuộc Tổng Công Kích… Tổng Nỗi Dậy … » là một cuộc thảm sát, là nỗi đau đớn khôn cùng và mãi mãi không bao giờ có thể quên được ; khi nhìn lại những hình ảnh, qua những đoạn phim với những bộ xương trắng lạnh vừa được quật lên từ những hố, hầm tập thể, những vành khăn tang phủ trắng mái đầu, những tiếng nấc nghẹn, những dòng huyết lệ chảy dài trên má của những người mẹ, người vợ, khóc chồng, khóc con ; những tiếng khóc làm đau xé đến tận tâm can, những tiếng khóc như thấu đến Trời cao ! Những nỗi đau mà ngôn ngữ của nhân loại không thể nào diễn đạt !!! Trong những đớn đau trùng trùng chất ngất ấy, kể từ Tết Mậu Thân : 1968- 2008, suốt bốn mươi năm qua, đáng lẽ chính những người đã gây ra, đã gieo rắc tang thương trên khắp mọi miền của đất nước ; chính họ phải nói lên những lời tạ tội. Nhưng không, bởi mù lòa tận trong tâm trí, nên họ đã không biết được những hành vi tội ác của chính họ đã gây ra. Chẳng những thế, mà họ còn công khai viết lại những hành vi tàn ác, bất nhân của bốn mươi năm về trước. Nhân dịp tưởng niệm bốn mươi năm cuộc thảm sát Mậu Thân. Trước khi viết lại những tội ác của những kẻ đã nhúng tay vào máu của đồng bào vô tội ; tôi xin phép các bậc phụ huynh, để xin được có lời thành kính chia xẻ muộn màng đến các gia đình và các nạn nhân trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, 1968, kể cả những gia đình và cũng là nạn nhân của miền Bắc Việt Nam ; bởi chính họ hay người thân cũng đã là nạn nhân của cái gọi là « Sinh Bắc tử Nam » đã bị Hà Nội đẩy vào Nam, để rồi đã phải bỏ mình hoặc trở thành tàn phế trong trận chiến Mậu Thân. Một trận chiến đáng lẽ không nên để xảy ra, nếu Cộng sản Hà Nội không có một quyết định sai lầm để rồi nó đã trở thành một đại tội đối với dân tộc, mà đời đời khó xóa nhòa trong tâm khảm của người dân Việt. Người Cộng sản Việt Nam thường biện minh rằng : « Quyết định cuộc Tổng công kích Mậu Thân của chúng ta cũng như quyết định của vua Quang Trung … ». Tôi không biết cái đầu của những người Cộng Sản Việt Nam nó chứa những thứ gì mà họ lại đem so sánh như vậy. Bởi, ngày xưa vua Quang Trung đánh quân nhà Thanh, quân Tàu, là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc ; vì thế, người Việt Nam có quyền tận dụng tất cả những thủ đoạn hầu để chiến thắng quân thù, vì giặc Tàu là đội quân xâm lăng. Còn « Cuộc tổng công kích tết Mậu Thân » là CSVN đã quyết định xuống tay giết hại đồng bào miền Nam trong những ngày thiêng liêng là Tết cổ truyền của dân tộc, chưa nói đến chuyện vi phạm Hưu Chiến trong ba ngày tết. Những kẻ đã nhúng tay vào máu của đồng bào trong cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, 1968: * Tại Sài Gòn - Hòa Thượng Thích Trí Dũng : Và bây giờ, tôi xin phép quý độc giả để trở lại với những tên đồ tể trong cuộc thảm sát kinh hoàng này : Trước hết, phải kể rõ cho mọi người cùng biết đến những hành vi làm giặc của một «Vị Cao Tăng » của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ( Ấn Quang) đó là « Hòa thượng » Thích Trí Dũng, hiện đương còn sống tại Việt Nam , qua những lời kể của chính « Hòa thượng » Thích Trí Dũng về những công lao từng nuôi giấu Lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định, thuộc Lữ đoàn 316, trong đó có Thiếu tướng Việt Cộng Trần Hải Phụng và một số lượng vũ khí lớn lao được chính Thích Trí Dũng đã cạy nắp mộ của ông Ngô Đình Cẩn, một người yêu nước và chống cộng, rồi đem bỏ tất cả súng đạn vào, để bắt cái xác chết của ông Ngô Đình Cẩn phải giữ súng đạn của Việt cộng từ năm 1964 cho đến ngày 30-4-1975. Đặc biệt, trong cuộc thảm sát tết Mậu Thân, Thích Trí Dũng đã là một tên đồ tể, đã từng xuống tay sát hại dân lành. Tôi xin mời quý vị cùng đọc những lời giới thiệu của « nhà báo » Việt Nhân cùng lời kể của chính Thích Trí Dũng bằng giấy trắng mực đen trên tờ Thế Giới Mới số 220, xuất bản ngày thứ hai 20-1-1997 tại Sài Gòn, nơi trang 66-67 và 68. Sau đó in thành sách : « Tài Trí Việt Nam : Người Dựng Chùa Một Cột ở Miền Nam ». Tôi xin trích lại nguyên văn như sau: * « Hòa Thượng Thích Trí Dũng đã đóng góp cho cách mạng rất nhiều, ông là nhà sư được Hồ Chủ Tịch viếng thăm và mời cơm… Tên tuổi ông được gắn liền với quá trình xây dựng Chùa Một Cột ( Nam Thiên Nhất Trụ) ở miền Nam … . Chùa Nam Thiên Nhất Trụ ( NTNT) hiện tọa lạc tại số 1/90 đường Nguyễn Du, thị Trấn Thủ Đức, ( TP Hồ Chí Minh), được khởi công xây dựng theo mẫu chùa Một Cột tức chùa Diên Hựu- một công trình văn hóa nỗi tiếng có từ thời Lý, ở thủ đô Hà Nội. Hòa Thượng Thích Trí Dũng kể lại : « Khi xây dựng chùa Nam Thiên nhất Trụ ( Chùa Một Cột tại miền Nam) chính quyền Ngô Đình Diệm đã nhiều lần ngăn cản vì sợ chùa sẽ khơi dậy trong lòng người dân đang sống ở nữa miền đất nước bị người Mỹ chiếm đóng, ý thức dân tộc, sự mong muốn đấu tranh cho nước nhà thống nhất, độc lập và tự do. Lúc đó, đại diện văn phòng phủ Tổng Thống Sài Gòn bảo rằng : Hòa thượng muốn làm gì thì làm nhưng không được xây Chùa Một Cột. Tôi hỏi tại sao, họ trả lời : « Nếu Chùa Một Cột được xây dựng thì sau này cộng sản Bắc Việt sẽ vào cư ngụ ở đây ». ( Ôi ! Tổng Thống Ngô Đình Diệm là vị đã Tiên Tri được tất cả mọi sự, lời người viết). Nhưng bất chấp tất cả, chùa Nam Thiên Nhất Trụ vẫn được xây dựng. Chính trong quá trình đào hồ Long Nhẫn để định móng xây chùa, những người thợ đã phát hiện ra tảng đá lớn dài 1,3m, dày 0,2m. Nhờ mãnh vỡ, mọi người mới biết đây không phải là đá, khi đập ra, họ thấy bên trong có một cổ vật bằng bạch kim, hình tròn, đường kính 0,38m, dày hơn 1cm, nặng 6,2kg, trên mặt khắc 4 chữ Hán « Ngũ Tử Đăng Khoa » và 21 hoa văn đặc sắc, cổ vật này được nhà tư sản người Hoa là Lý Long Thân đòi mua với giá 4 triệu đồng ( bốn triệu đồng) và 200 lượng vàng (hai trăm lượng vàng) thời giá lúc đó. Người Mỹ khi khảo sát cổ vật cũng đã ngõ ý được đổi bằng một bệnh viện 3 tầng với 600 giường, có đầy đủ dụng cụ Y khoa. Cả Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi biết cũng đã cử người xuống thương lượng xin được lấy cổ vật ấy, hứa sẽ đáp ứng mọi yêu cầu, nhưng tôi ( HT Thích Trí Dũng) là người chủ trì việc xây cất chùa vẫn một mực chối từ và đem giấu cổ vật đi. Cho đến khi nước nhà thống nhất tôi đã tình nguyện hiến cổ vật cho nhà nước : Ngày 25-8-1988, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải, Thượng tướng Trần Văn Trà, Thiếu tướng Trần Hải Phụng, giáo sư Trần Văn Giàu cùng các nhà nghiên cứu khảo cổ đã đến tiếp nhận cổ vật đem vế trưng bày ở phòng « Sài Gòn xưa » của Bảo tàng cách mạng TP. Hồ Chí Minh. * Hòa Thượng Thích Trí Dũng kể về những thành tích cách mạng : « Năm 1947, hơn 2000 nhân sĩ, trí thức yêu nước bị phái Công Giáo phản động bắt giam ở nhà hầm Phát Diệm. Lúc đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Hồ Tử Du với lá thư riêng của Hồ Chủ Tịch đã đến Đồng Đắc ủy nhiệm cho tôi- trên cương vị Đại diện Phật giáo Cứu quốc Trung ương- bằng mọi cách phải giải thoát. Nhờ sự hậu thuẫn của cách mạng, việc giải thoát đã thành công. Với thành tích này, tôi được Hồ Chủ Tịch khen thưởng và được tướng Nguyễn Sơn mời làm cố vấn. Sau khi giải thoát cho 2000 nhân sĩ, trí thức, tôi bị bọn Công Giáo phản động tuyên án tử hình. Để tránh sự trả thù và thể theo yêu cầu của một số Phật tử Nam Kỳ, năm 1953 tôi vào miền Nam. Từ khi vào Nam tôi đã xây chùa Linh Giác ở Đà Lạt, chùa Phổ Chiếu, Phổ Minh ở Gò Vấp, chùa Phổ Quang ở Tân Bình, tôi quyết đinh xây dựng Chùa Một Cột tại làng Đại Học Thủ Đức, phỏng theo mô hình Chùa Diên Hựu (Một Cột) ở Hà Nội. Bị chính quyền Ngô Đình Diệm cản ngăn, tôi về mướn người rào kín khu đất định xây chùa lại, thuê thợ đến làm từ 4 giờ chiều đến 11 giờ đêm. Biết được sự kiện tôi lén xây dựng chùa, chính quyền Diệm sai người đến yêu cầu tôi phá ngay vì lý do chính trị. Tôi nói với họ : Tôi chỉ biết xây chứ không biết phá. Cản ngăn không được, họ lại đưa tiền cho tôi để tôi xây dựng chùa khác, nhưng tôi không chịu . Thế là họ đành để tôi xây dựng chùa mà không lấy tiền lại. Năm 1964, tại Chùa Một Cột ( Nam Thiên Nhất Trụ) Thủ Đức qua trung gian là anh Bùi Kỳ Vân, anh Nguyễn Đức Lộc là Chính trị viên đội Biệt động Thủ Đức, tôi gặp anh Nguyễn Văn Bá, ông Nguyễn Văn Thăng hiện đều là anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam và đều ở Đội Biệt động Sài Gòn-Gia Định ngày ấy. Họ đã nhờ tôi tạo điều kiện cho Lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định thuộc Lữ đoàn 316 xây dựng cơ sở bí mật tại Chùa Một Cột và Chùa Phổ Quang ở gần sân bay Tân Sơn Nhất-là hai ngôi chùa do tôi kiến tạo và trụ trì. Tôi đồng ý, thế là hai ngôi chùa này trở thành hai cơ sở hoạt động bí mật của Biệt động Sài Gòn-Gia Định cho đến ngày 30-4-1975. · Trong cuộc Tổng công kích Mậu Thân 1968, Chùa Phổ Quang là điểm khai hỏa đánh sân bay Tân Sơn Nhất ; ở đây tôi đã qua mắt địch , để che giấu một số lượng lớn vũ khí và Lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định thuộc Lữ đoàn 316. Chùa Phổ Quang cũng là nơi ở của Thiếu tướng Trần Hải Phụng và anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bá, chùa thường xuyên bị địch để ý. Để che mắt địch, chúng tôi đã cạy nắp mồ Ngô Đình Cẩn em ruột Ngô Đình Diệm, chôn trong chùa Phổ Quang để giấu vũ khí. Chính vì vậy, địch không ngờ tới. Còn sự di chuyển của các chiến sĩ Lực lượng Biệt động thì đích thân tôi đã lái xe hơi chở họ nên địch không thể ngờ được. Vì thế, vũ khí và con người được giữ gìn cho đến giờ chót. » Quý vị vừa đọc qua những lời kể của chính « Hòa Thượng » Thích Trí Dũng, từng là thành viên lãnh đạo Trung ương Phật giáo cứu quốc từ năm 1946 ; với những thành tích thâm niên làm cộng sản. Đặc biệt trong cuộc thảm sát Mậu Thân 1968, như đã trích ở trên , là một bằng chứng không thể chối cãi, tôi nghĩ rằng không cần phải viết thêm điều gì nữa cả. Tuy nhiên, có một điều đáng nói là trước đây vào tháng 4 năm 1998, Thích Trí Dũng sang Hoa Kỳ để làm công tác ngoại vận, khi đến các chùa Thích Trí Dũng đã bị đông đão Phật tử phản đối thì tất cả các hàng tăng lữ có mặt tại Hoa Kỳ đã ra « Thông bạch-Bạch thư » gồm có nhiều chữ ký của các sư sãi nội dung nguyên văn như sau : Thông Bạch của hàng Giáo Phẩm Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Chúng tôi ký tên dưới đây là hàng giáo phẩm đứng đầu các tổ chức Phật giáo Việt Nam đang hành đạo tại Hoa Kỳ minh định rằng : Đại lão Hòa thượng Thích Trí Dũng, là một bậc đạo hạnh chân tu, ấu niên xuất gia, đã đi hành đạo tại miền Nam Việt Nam từ năm 1954. Đại lão Hòa thượng luôn luôn hướng về Phật sự, từ thiện, xã hội, lập chùa mở cảnh. Ngài đã tạo một ngôi chùa « Nam Thiên Nhất Trụ » tại làng Đại Học Thủ Đức từ năm 1972. Hiện nay ngôi chùa này là một danh lam mang sắc diện Văn Hóa Lịch Sử Phật Giáo hưng thịnh từ thời nhà Lý. Đại lão Hòa thượng Thích Trí Dũng trong chuyến viếng thăm Phật Giáo các nước Á Châu do cộng đồng Phật Giáo thỉnh mời ; Ngài có ghé thăm các Pháp hữu Sơn Môn tại các tu viện, Phật cảnh Già Lam tại Hoa Kỳ. Ngài không hề tham gia bất cứ tổ chức chính trị nào từ năm 1954. Chúng tôi luôn luôn tôn kính Ngài là bậc Trưởng Thượng Cao Tăng. Ngày 27 tháng 5 năm 1998. Đồng ký tên : - HT Thích Thanh Cát : Tăng thống Giáo hội Liên Tông Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. - HT Thích Mãn Giác : Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. - HT Thích Hộ Giác : Tăng Thống Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam hải ngoại- Chủ tịch Hội đồng điều hành Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ. - HT Thích Giác Nhiên : Pháp chủ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới. - HT Thích Minh Thông : Tổng thư ký Hội đồng Phật giáo Á Châu tại Hoa Kỳ. Một lần nữa quý độc giả lại đọc thêm những lời lẽ của các « cao tăng » trong cái « Thông Bạch của hàng giáo phẩm đứng đầu các tổ chức Phật giáo Việt Nam đang hành đạo tại Hoa Kỳ minh định » như trên đây ; tôi nghĩ rằng quý độc giả đã thấy mọi vấn đề đều chẳng có một tí nào minh bạch cả. Bởi thế, nên tôi thấy không cần phải viết thêm điều gì mà xin dành sự phán xét cho quý vị. Ngoài ra, Thích Trí Dũng cũng cho biết : Cả Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi biết cũng đã cử người xuống thương lượng xin được lấy cổ vật ấy, hứa sẽ đáp ứng mọi yêu cầu, sau khi không ngăn cản được việc xây chùa, nên đành phải đưa tiền cho Thích Trí Dũng xây chùa Nam Thiên Nhất Trụ. Như vậy, ngay từ đầu Thích Trí Dũng đã ngang nhiên chiếm đất rồi tự ý làm chùa và Nam Thiên Nhất Trụ đã do chính tiền bạc của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mà có. Nhưng không riêng chùa Nam Thiên Nhất Trụ mà tất cả các chùa từ ba miền Nam-Trung-Bắc, kể từ thưở xa xưa là do các Triều đình, các Chúa Nguyễn … các quan, đến hàng lý trưởng, trùm trưởng đã xây dựng. Rồi đến hai nền Cộng Hòa Việt Nam cũng đã do tiền bạc của chính phủ, của các Tỉnh trưởng, Thị trưởng, Quận trưởng , xă trưởng… cung cấp để xây dựng và Phật giáo cũng đã ngang nhiên chiếm dụng đất làm chùa, chứ chẳng có một tờ giấy gì để làm bằng chứng là chủ quyền-sỡ hữu . Như thế, những ngôi chùa tại Việt Nam hết thảy đều vĩnh viễn thuộc về di sản của Quốc Gia. Vì vậy, không một phe phái nào có thể tranh giành được cả. Riêng Hòa thượng Thích Tâm Châu không ký vào cái « Thông Bạch » này mà chỉ nói : « Chỉ biết trước kia Hòa thượng Thích Trí Dũng có tham gia vào Hội đồng Liên tôn và Trung ương Phật giáo cứu quốc » ngoài ra không nói gì thêm. Mặc dù vậy, nhưng nhiều người đã nói rằng Hòa thượng Thích Tâm Châu biết rõ nhưng không chịu nói. Nhưng, bất cứ kẻ nào ngoại cuộc muốn nói bất kể điều gì, cũng không bằng những lời của chính « Hòa thượng » Thích Trí Dũng bằng giấy trắng mực đen công khai trên sách- báo với cái tựa đề : « Tài Trí Việt Nam : Người dựng Chùa Một Cột ở Miền Nam ». * Thượng Tọa Thích Trí Quang : Khi nhắc đến « Thượng tọa » Thích Trí Quang, là nói đến một « nhà sư » đã vi phạm hết tất cả những điều mà trong « Ngũ Giới » của nhà Phật đã nghiêm cấm. Thích Trí Quang đã từng gieo máu lữa trong các cuộc bạo loạn trên khắp Miền Nam Tự Do ; nhưng kinh hoàng nhất vẫn là cuộc « đấu tranh bàn Phật xuống đường » tại miền Trung. Đã có quá nhiều những bài viết về Thích Trí Quang. Song có nhiều điều tôi không thấy vị nào nhắc đến, tôi có nhiều tài liệu chứng minh. Vì thế, nhân đây tôi chỉ nói đến một điều như sau : Khi hay tin Hồ Chí Minh chết, « Thượng tọa »Thích Trí Quang đã tổ chức lễ cầu siêu-lễ truy điệu ngay tại chùa Ấn Quang, có nhiều « phật tử » tham dự. Trong buổi lễ truy điệu này Thích Trí Quang đã sữ dụng những bông hoa màu đỏ, và bông hoa màu vàng đặt ở giữa, tượng trưng cho cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản, làm thành một vòng hoa , hai bên treo đôi câu đối : · « Nam-Bắc toàn dân quy thượng chính ; · Á-Âu thế giới kính tu mi ». Hai chữ cuối của hai câu đối là chữ « Chính » và chữ « Mi », đọc lái hay ngược lại là Chí Minh. Và trong bài điếu văn Thích Trí Quang đã đọc trong lễ truy điệu có đoạn như sau : · « Nhớ đến Bác càng thương càng khóc, thấy bọn giặc thêm hận thêm thù . Khóc là khóc đấng thiên tài lỗi lạc, đuổi xâm lăng đòi độc lập tự do, trọn đời mãi âu lo cho dân tộc, quê hương đó, nước non còn đó, uất hận thay, vật đổi sao dời . Thương tiếc bấy ! Hoa trôi nước chảy. Nghĩ mấy đoạn lệ tràn chan chứa, nhớ công ơn cảm động can tràng … Thù là thù bọn tàn bạo dã man, mong cướp nước hại người, làm những việc bất lương vô nghĩa… » Trên đây, chỉ là một trong những việc làm của Thích Trí Quang . Chỉ chừng ấy thôi, mọi người chắc không một ai kể cả Thích Trí Quang có thể chối cãi được. Vì không thể ghi chép hết, nên tôi đành phải xin gác lại để viết tiếp về những « cao tăng » khác. * Cuộc Thảm Sát Tại Huế và Hòa Thượng Thích Đôn Hậu : Trước đây, tôi đã nói qua về Thích Đôn Hậu, bởi những hành vi cộng sản, đăc biệt là trong cuộc bạo loạn bàn Phật xuống đường tại thành phố Đà Nẵng; vì thế, dân Đà Nẵng đã thường gọi là « Thích Đâm Hậu-Thích Đoản Hậu ». Tại miền Trung, đặc biệt là tại Đà Nẵng, từ trước ngày 30/4/1975, đã có rất nhiều sư sãi Ấn Quang từng gieo rắc tang thương, máu lữa cho đồng bào vô tội; song có lẽ ít ai biết được những “tăng sĩ” đó gần hết là người Quảng Trị- Huế, đã được Thích Đôn Hậu đưa vào Đà Nẵng để “xây dựng cơ sở”, đã tìm mọi cách để nắm giữ những chức vụ quan trọng để chuẩn bị cho những cuộc nỗi loạn cướp chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, trong số này có những tên nỗi tiếng sắt máu quen thuộc như : Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Vùng 1, Quân khu 1.Kiêm Chánh đại diện Giáo hội Phật giáo Đà Nẵng… Tôi sẽ viết đầy đủ về những hành vi độc ác của những sư sãi cộng sản này ở một bài khác. Riêng Thích Minh Chiếu hiện nay đương là chủ : “Chùa Phật GiáoViệt Nam ” tại 1651 S. King St. Seattle , WA . 98144, USA . Điện thoại số: (206) 323-2269. ( Địa chỉ và số điện thoại này cho đến nay vẫn không thay đổi). Thích Minh Chiếu đã đứng đầu hầu hết các cuộc thảm sát tại Đà Nẵng; từ cuộc thảm sát tại Thanh bồ-Đức Lợi- 24/8/1964- Cuộc “đấu tranh” bàn Phật xuống đường mùa hè 1966 và Tết Mậu Thân, 1968, trong cuộc tấn công của cộng quân vào thành phố Đà Nẵng ... Sau ngày 30/4/1975, Thích Minh Chiếu sang Hoa Kỳ cũng liên tục được “suy cử” vào “Viện Hóa Đạo II ”. Ngoài ra còn nhiều “tăng sĩ” nữa như : Thích Minh Tuấn: Hiệu trưởng trường Trung học Bồ Đề, Đà Nẵng, Phó Đại diện Tỉnh hội Đà Nẵng. Ngày 30/4/1975, Thích Minh Tuấn đã cùng một số sư sãi Phật giáo Ấn Quang đã đưa từng đoàn xe ra tận núi rừng để rước bộ đội Bắc Việt vào thành phố Đà Nẵng như tôi đã từng viết và sẽ tiếp tục viết thêm vì chưa đầy đủ. Nói đến cuộc thảm sát tại Huế, tôi biết có nhiều vị nào còn lưu giữ được những tài liệu về Huế. Riêng tôi, hiện vẫn có trong tay những tài liệu và hình ảnh chính xác về những tên đồ tể trong cuộc thảm sát này. Đứng đầu là một « cao tăng » của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất :Hòa thượng Thích Đôn Hậu, người nắm giữ nhiều chức tước trong hàng giáo phẩm của Ấn Quang và là người nắm tất cả quyền sinh sát trong trận chiến Mậu Thân tại Huế ; đồng thời HT Thích Đôn Hậu còn có một số đông đồ đệ nỗi tiếng có máu lạnh, giết người không biết gớm tay ; những kẻ đó gần hết là dân Quảng Trị-Huế, sống tại Huế, hoặc gốc Quảng Trị-Huế nhưng đã được Thích Đôn Hậu đưa vào Thành phố Đà Nẵng để hoạt động cộng sản và xây dựng cơ sở, đa số hiện vẫn còn đương sống ở trong và ngoài nước. Trước đây, tôi đã có viết qua về Thích Đôn Hậu ; song đây là một bài viết để tưởng niệm bốn mươi năm cuộc thảm sát Mậu Thân, 1968-2008. Vì vậy, một lần nữa, tôi tự thấy cần phải nêu lên tất cả những chứng tích và cũng là những tội ác của Thích Đôn Hậu như sau đây : · Hòa thượng Thích Đôn Hậu, tên thật là Diệp Trương Thuần, sinh năm Ất Tỵ ( 16/2/1905) tại làng Xuân An, xã Thiện Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. · Năm 1945 : Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Trung Bộ, kiêm Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên, trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế). · Năm 1947 : Cố vấn Đạo hạnh Hội Phật giáo Trung phần. · Năm 1949 : Chánh Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật giáo Trung Việt. · Năm 1952 : Tại Đại hội giáo hội Tăng già toàn quốc được « suy cử » làm Giám luật Giáo hội Tăng già toàn quốc. · Năm 1963 : « Cố vấn Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm ». · Nam 1968 ( Tết Mậu Thân ) : Với những chức vụ : Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam - Ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam- Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Miền Vạn Hạnh ( tức miền Trung) Thích Đôn Hậu đã ra lệnh cho những đồ đệ như : Lê Văn Hảo, hiện có mặt tại Paris ( Pháp quốc), Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Xuân Huy … và cả lũ cộng sản nằm vùng tại Huế đã mở « Tòa án nhân dân » ở trong « chùa » Tường Vân và « chùa » Quang Tự, để lần lượt bắt hàng trăm người ra « xử tội »bằng cách chém, giết vô cùng dã man và tàn ác, rồi chôn xác của đồng bào ngay tại sân chùa. Sau đó, đã tiếp tục mở thêm những phiên tòa khác để chỉ tuyên án tử hình hàng ngàn đồng bào vô tội ở nhiều nơi khác, trong đó có bốn vị giáo sư ngoại quốc, Linh Mục Bửu Đồng cùng đông đảo giáo dân ; nhưng tuyệt đối không hề có một sư sãi nào của Phật giáo Ấn Quang bị trầy sướt một tí gì cả. Khi Quân đội VNCH tái chiếm thành phố Huế, Thích Đôn Hậu đã cùng Việt công chạy ra chiến khu . Sau đó, Thích Đôn Hậu ra Bắc và đã được và « lấy làm vinh dự vì đã được gặp, được ngồi ăn chung và chụp hình chung với Chủ tịch Hồ Chí Minh » (chúng tôi đang có trong tay những tấm hình đó, chúng tôi sẽ lần lượt đưa những tấm hình của những tên thầy chùa đầu trọc, mặc áo cà sa, nhưng trên ngực lại đeo lủng lẳng những tấm Huân chương, Huy chuong do cộng sản Hà Nội trao gắn). Trở lại với Thích Đôn Hậu, mặc dù ra chiến khu ; nhưng Thích đôn Hậu đã để lại hai « nhà sư » thân cận vì nghĩ rẵng chính phủ không biết, hoặc không thể nghi ngờ gì về họ ; bởi đã nhiều năm hai « nhà sư » này là người được Đức Từ Cung vì không biết họ là cộng sản, nên đã giao cho công việc hàng ngày lo chăm sóc các lăng mộ của Hoàng tộc, đó là Hòa thượng Thích Như Ý, tọa chủ chùa Trà Am và là Phụ tá Pháp sự Chánh Đại diện miền Vạn Hạnh ; và Thượng tọa Thích Quảng Lợi là Tùy viên của Chánh Đại diện miền Vạn Hạnh ( Thích Đôn Hậu) cùng hơn hai trăm cơ sở nằm vùng ; mục đích để hoạt động cộng sản hợp pháp. Nhưng, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã bắt được quả tang và tịch thu rất nhiều tài liệu quan trọng. Vì vậy, cả hai người này đã bị bắt giam. Sau đó, được Đức Từ Cung vì nghĩ đến công lao của hai « vị sư » đã nhiều năm chăm sóc các lăng mộ của Hoàng tộc, nên đã nhờ đến một người lãnh đạo chính trị tại miền Trung can thiệp với Đại tá Lê Văn Thân tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên, kiêm thị trưởng Huế. Vì vậy, hai « vị sư » này không bị đưa ra Tòa án Quân sự Mặt trận mà chỉ bị xử phạt hành chánh. · Tuy nhiên, vì những bằng chứng làm cộng sản quá lớn nên chính quyền không thể tha bỗng được ; vì thế, sau những lần truy xét, Ủy ban An ninh tỉnh Thừa Thiên-Huế đã kết án « Thượng tọa » Thích Quảng Lợi : « An trí và lưu đày Côn Đảo » ; khi ra Côn Đảo Thích Quảng Lợi đã ở chung với « Hòa thượng » Thích Minh Nguyệt tại chùa Sơn Hòa Tự. Thích Minh Nguyệt sau năm 1975, trở về Sài Gòn là một nhân vật sát cánh, kề vai với Hòa thượng Thích Đức Nhuận trong « Giáo hội Phật giáo Việt Nam », nhìn vào tấm hình của « Hòa thượng » Thích Minh Nguyệt mặc áo cà sa, đầu trọc lóc, với những tấm Huân chương-Huy chương đỏ chói đã được Hà Nội trao gắn trên ngực, ai mà không khiếp đảm trước những « vị cao tăng » ngày nay !!! · Năm 1973, Thích Quảng Lợi được trao trả nhân viên dân sự tại Lộc Ninh ; song Thích Quảng Lợi đã xin ở lại trên lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa theo thủ tục Chiêu Hồi. · Riêng « Hòa thượng » Thích Như Ý, chỉ bị xử phạt 10 năm đồ lưu ; không bị ngồi tù nhưng phải ra khỏi Thừa Thiên-Huế và ngược lại không được trở lại Thừa Thiên-Huế. Trong thời gian chịu án đồ lưu Thích Như Ý khi thì vào Sài Gòn ở chùa Già Lam cùng Hòa thượng Thích Trí Thủ, lúc ra Đà Nẵng thì ở trong chùa Pháp Lâm với Hòa thượng Thích Quang Thể. Cho đến năm 1974, cả hai « vị sư » Thích Như Ý và Thích Quảng Lợi đã được sự vận động của vị ân nhân đã nói ở trên để cả hai được về chùa Khuôn hội Phật giáo Sơn Trà, phường Thọ Quang, quận 3, Đà Nẵng. Tại đây, Thích Quảng Lợi là Trụ trì, Thích Như Ý là cố vấn pháp sự. · Trở lại với những « công lao » của Thích Đôn Hậu cả đạo lẫn đời như đã kể, Thích Đôn Hậu đã từng nắm giữ những chức vụ quan trọng như nhiều người đã biết, nên ngày 28/2/1969 : Thích Đôn Hậu đã nhân danh « Đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam » ra Bắc gặp Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng, nhìn vào những tấm hình chụp trong buổi « tiếp kiến » này cho thấy Thích Đôn Hậu ngồi đối diện Hồ Chí Minh, bên cạnh là Tôn Đức Thắng, tất cả có mặt 12 người, trong đó có Phùng Văn Cung. · Do những « công lao » to lớn đối với « cách mạng » Thích Đôn Hậu đã được Hà Nội đưa đi thăm nhiều nước như : Nga, Tiệp Khắc, Mông Cổ …và đi dự nhiều hội nghị quốc tế cộng sản. · Năm 1975 : Như một hung thần, Thích Đôn Hậu đã ra lệnh cho đồ đệ khắp nơi đưa xe ra tận núi rừng để rước bộ đội miền Bắc vào miền Nam. Tại Đà Nẵng ngày 18/5/1975, Thích Đôn Hậu đã ra lệnh cho Phật tử và đồng bào : « Mỗi gia đình phải có ít nhất một người đi diễn hành, khi đi mọi người phải cầm đèn gió trên tay để đốt sáng trong đêm cho thêm hồ hởi, phấn khởi và vừa đi vừa hô khẩu hiệu ,đến sáng ngày 19/5/1975, tất cả phải tập trung về chùa Pháp Lâm tức chùa Tỉnh Giáo hội Phật giáo Quảng Nam-Đà Nẵng để mừng lễ sinh nhật của Hồ chủ tịch vĩ đại ». Tôi sẽ viết về cuộc diễn hành tại Đà Nẵng trong một bài khác ; và Thích Đôn Hậu đã chủ trì lễ sinh nhật của Hồ Chí Minh tại « chùa » Pháp Lâm ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, Đà Nẵng. · Năm 1976 : Đắc cử đại biểu Quốc hội cộng sản khóa VI đơn vị Bình-Trị-Thiên, và là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. · Năm 1981 : Tại Đại hội thống nhất Phật giáo Việt Nam, dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Thiện Hào … Thích Đôn Hậu đã được « suy cử » vào Hội đồng chứng minh và giữ chức Phó pháp chủ kiêm giám luật. Đã được Hà Nội trao tặng những phần thưởng như sau : · Huân chương Hồ Chí Minh- Huân chương Độc lập- Huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân … · Ngày 23/4/1992, lúc 19 giờ 55 phút ( nhằm ngày 21-3 âm lịch ) Thích Đôn Hậu đã chết tại chùa Thiên Mụ, Huế. Chấm dứt một kiếp người chỉ biết gieo tai họa, đau thương, tang tóc cho đồng bào vô tội. Tại Đà Nẵng : Theo như các bài viết trên các trang báo ở trong nước như tờ An ninh Thế giới thì «… Cuộc tổng công kích tết Mậu Thân 1968 là phải đánh chiếm các thành phố Sài Gòn-Đà Nẵng-Huế … »; nhưng lại không cho biết tại sao khi đánh vào Đà Nẵng thì quân Bắc Việt đã phải thất bại ngay từ đầu, không chiếm nỗi thành phố Đà Nẵng, dù chỉ một giờ. Mặc dù, Thích Minh Chiếu đã trang bị vũ khí cho « Phật tử » sẵn sàng tiếp ứng tại « chùa » Phổ Đà ở số 340 đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng. Nhưng rồi cả thầy trò Thích Minh Chiếu không thể hành động được vì Quân Đội đã bám sát chùa Phổ Đà cũng như các chùa khác. Vì thế, sau một trận giao tranh thì một số tàn quân đã phải bỏ chạy, một số đông cán binh Bắc Việt đã chết nằm dọc theo cầu Trình Minh Thế và phía Đồ Xu ; hai cánh quân này đã tấn công vào Trại Nguyễn Tri Phương : Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Quân Khu 1. Tuy nhiên, dù cộng quân đã thất bại, nhưng cũng gây thương vong cho một số đồng bào vô tội, như tôi đã nói là trên đường chạy loạn, bà chị dâu tôi đã bảo tôi « phải chạy vào chùa Phổ Đà vì gần và an toàn nhất ».Nhưng khi vào đến sân chùa Phổ Đà chị em tôi đã thấy Thích Minh Chiếu mang súng , nên quá hoảng sợ phải quay trở về nhà. Trên đường về tôi đã nhìn thấy những xác bé thơ nằm rãi rác bên cầu Trình Minh Thế, dù đã chết, nhưng trên tay vẫn còn đôi viên pháo chưa kịp đốt !!! Trở lại với các bài báo trong nước, theo tôi, không phải khi người ta không nói có nghĩa là không biết, mà vì không muốn nói hay không được nói. Chính vì vậy, nên nhân đây tôi xin nói giúp về những nguyên nhân đã khiến cho cuộc tấn công của cộng quân vào thành phố Đà Nẵng đã phải thất bại một cách thê thảm : Tại sao Cộng Sản không chiếm nỗi thành phố Đà Nẵng dù chỉ một giờ ? Sau khi Nền Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, ấp chiến lược bị phá bỏ. Vì thế, cộng quân dễ dàng đánh chiếm những quận miền núi, cũng như dễ dàng xâm nhập vào những thôn làng đã có sẵn những cán bộ cộng sản nằm vùng hoạt động hợp pháp. Tại Quảng Nam- Đà Nẵng trên tuyến đường Tam Kỳ-Đã Nẵng hàng ngày các loại xe chở khách chạy ngang qua Duy Xuyên và Điện Bàn là hai quận bị mất an ninh , và cũng là hang ổ của Việt cộng nằm vùng. Đặc công cộng sản thường xuyên đặt mìn, làm nỗ tung các loại xe chở khách, hoặc núp ở hai bên đường để nhắm bắn vào những chiếc xe chạy trên đường, gây thương vong cho rất nhiều hành khách. Vì vậy, chính quyền đã có lệnh các loại xe chỉ được chạy từ 9 giờ sáng sau khi quân đội đồng minh đã rà mìn và có cảnh sát kiểm soát ; và đến 4 giờ chiều các loại xe phải ngưng không được chạy nữa để bảo toàn sinh mạng cho đồng bào. Nhưng, những biện pháp ấy vẫn không có hiệu quả ; bởi cảnh sát không bao giờ dám kiểm soát những chiếc xe của các ông « nghị viên » và « tăng sĩ ». Đặc biệt tại thôn Thanh Quýt, quận Điện Bàn ( quê hương của Nguyễn Văn Trỗi), tại đấy có một vùng đất rộng lớn là nghĩa địa của chùa Khuôn hội Phật giáo Thanh Quýt, thường được gọi là « Gò Phật », nằm sát phía trái Quốc lộ 1. Nhưng vô cùng ác hại là cái nghĩa địa này không phải chỉ chôn những người chết mà lại còn được « chôn » những « người sống ». Nhưng những người sống này « bị chôn » mà không chết. Vì họ không phải là dân thường mà là những đặc công- du kích Việt Cộng đã tự đào những hầm, hố, rồi tự « chôn » mình để ôm mìn, chất nỗ TNT nằm chờ cơ hội thuận tiện là đem đặt xuống mặt đường để làm nỗ tung tan xác cả xe lẫn người. Tôi xin nhắc lại để các vị mà ngày xưa từng biết đến một vụ ám sát tại Gò Phật hồi tưởng về một cái chết vô cùng thương tâm . Tôi không nhớ được ngày tháng ; nhưng tôi nhớ vào cuối năm 1967, và biết nạn nhân đó là Trung tá Lê Bá Trừng, Trưởng ty An ninh Quân đội Đà Nẵng. Trong lúc về thăm quê tại làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng Nam. Trên đường trở về Đà Nẵng trước 4 giờ chiều nhưng ông đã bị VC bắn bể bánh xe rồi dùng dao găm đâm nát bấy cả thân thể, Trung tá Lê Bá Trừng đã chết ngay giữa Gò Phật. Sau đó, chính cuộc hành quân để lấy xác của Trung tá Lê Bá Trừng mà quân đội VNCH đã khám phá ra Gò Phật là sào huyệt của đăc công-du kích Việt cộng và đã bắt sống nhiều « Phật tử » đang nằm dưới những hầm, hố để chờ cơ hội giết người. Ấy thế mà có một « ông Nghị viên » tại Đà Nẵng, hàng ngày cứ ra vào Gò Phật rồi về Đà Nẵng có nhiều đêm ngủ luôn tại Thanh Quýt mà vẫn bình an vô sự. Đó là « Nghị viên » Nguyễn Hiếu « ông » này có lai lịch và những thành tích như sau : Nguyễn Hiếu có một người em ruột tên Nguyễn Để, người Huế, đệ tử của Thích Đôn Hậu, mồ côi cha từ nhỏ, mẹ tái giá, vào Đà Nẵng lúc còn thiếu niên học nghề may. Sau đó lập gia đình, rồi chẳng biết làm sao cả hai anh em trở nên giàu to, cả hai mỗi người làm chủ một nhà may lớn nỗi tiếng tại Đà Nẵng. Nguyễn Hiếu làm chủ nhà may Đồng Tân, đường Độc Lập, đối diện chùa Long Thơ, sinh hoạt tại chùa, rồi làm Ủy viên trong Ban đại điện Tỉnh hội Đà Nẵng , được Phật giáo đưa ra tranh cử Nghị viên và đắc cử , còn Nguyễn Để làm chủ nhà may Bảo Toàn tại đường Đồng Khánh, cả hai đều là Phật tử đều làm công việc « Phật sự » rất đắc lực tại « chùa » Pháp Lâm ở số 500 đường Ông Ích Khiêm, tức chùa Tỉnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Quảng Nam-Đà Nẵng. Được sự sắp xếp của đồng hương là Thượng tọa Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng 1- Quân khu 1. Kiêm Chánh Đại điện tỉnh Giáo hội Phật giáo Đà Nẵng. Nghị viên Nguyễn Hiếu trở thành người tình của Nguyễn Thị Thùy Trang là chủ nhà may Thùy Trang, chuyên may áo dài nỗi tiếng tại đường Khải Định. Thùy Trang quê quán ở Thanh Quýt là chị họ của Nguyễn Văn Trỗi, sinh hoạt tại chùa Pháp Lâm. Có điều lạ là ai cũng biết Thùy Trang là nhân tình của Thích Minh Chiếu lại bỗng nhiên trở thành tình nhân của Nguyễn Hiếu. Điều này dân Đà Nẵng thường suy luận như sau : « Cái con Thùy Trang là bồ của Thích Minh Chiếu, nó chỉ đóng vai bồ thằng Hiếu theo sự chỉ đạo của Minh Chiếu, chứ thằng Hiếu không dám đụng cái lông chân của con Thùy Trang đâu » . Nhưng có người lại nói : « Cho dù có đóng vai bồ của thằng Hiếu đi nữa, thì bắt buộc con Thùy Trang cũng phải cho thằng Hiếu « tí xíu » chứ, thì thằng Hiếu nó mới chịu tự tay lái xe chở súng đạn cho con Thùy Trang một thời gian dài, rồi những đêm chúng nó chở nhau về ngủ lại ở gia đình con Thùy Trang ở Gò Phật, chẳng lẽ thằng Hiếu nó chịu « ngủ chay » hay sao ? Có thằng nào ngu mà chịu vậy ». Song ai cũng biết về vụ án nỗi tiếng này. Sau khi Hiếu được trả tự do, và cho đến năm 1975, Thùy Trang đã ở tù được 8 nãm mới được ra tù , trở về Đà Nẵng làm « Chủ tịch Ủy ban Chấp hành Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng », lúc này Thích Minh Chiếu thì đã sang Hoa Kỳ, mà Thùy Trang vẫn không « nối lại tình xưa » với Hiếu. Chuyện Hiếu- Thùy Trang có « tí xíu » hay không, có lẽ Thích Minh Chiếu cũng không biết được, chỉ có hai người là Thùy Trang tại Đà Nẵng, và Nguyễn Hiếu đương có mặt tại Hoa Kỳ mới biết được mà thôi. Trở lại với vụ án trên, tôi xin thuật lại vụ án Nguyễn Hiếu-Thùy Trang, để quý độc giả cùng suy gẫm. Tôi không nhớ chính xác ngày giờ ; song nhớ thời gian này là vào cuối năm 1967, cận Tết Mậu Thân 1968, bởi thời gian này tình hình an ninh trên tuyến đường Đà Nẵng-Tam Kỳ mỗi ngày càng bất an. Vì thế, nên nút chặn tại ngã ba Huế, ở đấy giữa tuyến đường Tam Kỳ-Đà nẵng lại giáp với tuyến đường chạy ra đèo Hải Vân để đi Huế ; nút chặn sinh tử này đã được giao cho Liên Đoàn Biệt Động Quân, Bộ chỉ huy đặt tại Phú Lộc, Đà Nẵng kiểm soát thay cho cảnh sát, nhưng Nguyễn Hiếu không hề hay biết nên vẫn an nhiên như thường lệ, cứ hàng ngày Hiếu chở Thùy Trang trên xe của Hiếu về quê Thùy Trang ở Gò Phật, Thanh Quýt có khi ngủ lại hôm sau mới về Đà Nẵng để chở thuốc lá cho Thùy Trang. Một điều ít có là chủ một nhà may áo dài lớn nỗi tiếng lại có nhan sắc, giàu có mà đi buôn thuốc lá, ( loại thuốc lá chỉ mới vừa thu hoạch, bó lại từng bó, còn nguyên cả cuống và lá, có mùi hôi nồng nặc) chẳng biết Hiếu có hiểu được chuyện ngược đời này đã khiến cả hai sa vào lưới hay không ? Thực ra, Nguyễn Hiếu và Thùy Trang đã ỷ vào ba lá bùa hộ mệnh đã có trong tay đó là : Sự vụ lệnh của Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng 1- Quân khu 1- Kiêm Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại Đà Nẵng ; Sự vụ lệnh thứ hai là của ông Ngô Đức Đường, Chủ tịch Hội đồng Thành phố Đà Nẵng cấp cho Nghị viên Nguyễn Hiếu để đi lại và sự vụ lệnh thứ ba là của Đại tá Lê Chí Cường, Thị trưởng Đà Nẵng. Bởi vậy, nên mỗi lần có cảnh sát chặn xe thì Hiếu cứ đưa ba cái Sự vụ lệnh đó ra, thì chẳng có cảnh sát nào dám kiểm soát xe của Hiếu cả. Nhưng « đi đêm có ngày gặp ma ». Hiếu đã không dè cái nút chặn ngã ba Huế đã thuộc quyền kiểm soát của Biệt Động Quân, để rồi một chiều cuối năm 1967, khi ông nghị viên Nguyễn Hiếu đang cùng Thùy Trang trên một chiếc xe tải chạy về Đà Nẵng, lúc xe vừa trờ đến ngã ba Huế thì bất ngờ có một Trung đội Biệt Động Quân, trong Quân phục chỉnh tề, súng gươm lấp lánh với tiếng hô : « Dừng xe lại ». Không còn cách nào khác hơn là theo lệnh của Quân đội ;song Hiếu vẫn xuất trình ba cái sự vụ lệnh đã nói ở trên. Nhưng ,« Biệt Động Quân- Sát » mà. Vì vậy, Hiếu và Thùy Trang đã hồn vía lên mây khi nghe các chiến sĩ Biệt Động Quân hét : « Chúng tôi không cần xem giấy tờ gì cả, chỉ cần lục xét tất cả những gì đang có trên chiếc xe này mà thôi ». Có lẽ đây là lần đầu tiên Hiếu và Thùy Trang biết thế nào là Quân lệnh ; nên cả hai chỉ biết bước xuống xe để cho các chiến sĩ thi hành nhiệm vụ, và các chiến sĩ đã mở xét từng bao thuốc lá được bỏ trong những chiếc bao gạo loại sọc xanh 100 ký. Sau khi dỡ những bao thuốc lá xuổng khỏi xe, thì trước mắt các chiến sĩ Biệt Động Quân là cả trăm cây súng đủ loại đang nằm phía dưới. Bị bắt quả tang chở súng cho Việt cộng, cả hai không còn chạy chối vào đâu được nữa. Sau khi thẩm cung, cả hai bị giam tại nhà giam Kho Đạn, chợ Cồn, Đà Nẵng. Nguyễn Thị Thùy Trang bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận, và đã bị kết án 10 năm tù ở, thụ án tại nhà giam Thủ Đức, cho đến 30/4/1975, Thùy Trang mới được trở về làm « Chủ tịch Ủy ban Chấp hành Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng ». Riêng « nghị viên » Nguyễn Hiếu chỉ ở nhà giam Kho đạn, Đà Nẵng, chưa đầy 6 tháng thì được trả tự do, không bị đưa ra tòa, không bị kết tội chánh hay tòng phạm, không hiểu vì lý do gì ? Nhưng người dân Đà Nẵng thì thường nói với nhau rằng : « Vì thằng cha Hiếu nó giàu, có nhiều tiền nó chạy cho những ông- bà lớn mới khỏi ra tòa, nên không bị ở tù ». Bởi tại Đà Nẵng khi nghe đến Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Vùng 1, thì ai cũng biết hai vị nỗi tiếng Thanh - Liêm, khiến cho người dân Đà Nẵng rất quý trọng . Hai vị không bao giờ nhận tiền hối lộ, tôi nhớ đó là Luật sư Võ Nhất Minh. Chánh án Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu I ; và Thiếu tá Hồ Minh, Ủy viên Chính Phủ ( Công tố ủy viên Tòa Quân Sự Mặt Trận) Hai vị này chẳng những không bao giờ nhận tiền mà còn không bao giờ tha thứ cho bất cứ ai làm cộng sản, hễ đưa ra tòa thì chắc chắn bản án không bao giờ dưới mười năm tù ở. Vì thế, nhiều người nghĩ là phải có việc chạy tiền, bởi ai cũng biết Biệt Động Quân đã bắt quả tang Nguyễn Hiếu lái xe chở Thùy Trang trên xe chứa đầy cả trăm súng đạn của Việt cộng vào Đà Nẵng, mà tại sao Nguyễn Hiếu không bị đưa ra tòa, bởi dù không phải chánh phạm thì cũng là tòng phạm ? Ngoài ra, cũng có nhiều người cho rằng chính quyền sợ Thích Đôn Hậu nên không đưa Hiếu ra tòa, mà cũng chẳng dám đụng đến chính kẻ dẫn lối đưa đường mà ai cũng biết là Thích Minh Chiếu. Điều đáng nói là bởi chính phủ đã ban cho Thích Minh Chiếu cái chức Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng 1, Quân khu 1 ; là tạo cơ hội cho Thích Minh Chiếu ra tay thảm sát đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi vào ngày 24/08/1964, rồi đến cuộc bạo loạn bàn Phật xuống đường, mùa hè 1966, tại Đà Nẵng và làm giặc trong Tết Mậu Thân, 1968. Nhưng chính phủ càng khiếp nhược hơn nữa là sau khi biết rõ những hành vi của Thích Minh Chiếu rồi, trong khi Thích Minh Chiếu đang mang lon Thiếu tá, mà chỉ cách chức chứ không dám đưa Y ra Tòa án Quân sự Mặt trận, để Thích Minh Chiếu được sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Sau 1975, Thích Minh Chiếu lại sang Hoa Kỳ để làm chủ « Chùa Việt Nam ». Riêng Nguyễn Văn Để em ruột Nguyễn Văn Hiếu chủ nhà may Bảo Toàn, sau 1975, Để có bị giam tại Hội An, Quảng Nam, vì tội vượt biển cũng chưa đầy 6 tháng thì được trả tự do. Hiện cả Hiếu và Để đều đương định cư tại Hoa Kỳ để cùng Thích Minh Chiếu làm công việc « Phật sự ». Nhà Chùa chứa súng đạn dưới hầm ngay dưới Chánh điện, tượng Phật tổ ngụy trang nắp hầm bí mật: Và cũng qua điều tra bởi vụ án này mà chính quyền đã huy động một lực lượng gồm An Ninh Quân Đội-Ban II Đặc Khu Quân Trấn- Biệt Động Quân, đột nhập vào ngôi chùa của Khuôn hội Nại Hiên Tây, ( vì cảnh sát không bao giờ dám khám xét chùa) sau lưng Cổ Viện Chàm, trước trường Trung học Sao Mai, phía trái có nhiều kho chứa xăng, bên cạnh có cầu tàu thuộc Quân Cảng dùng để tiếp nhận chiến cụ , thường được gọi là Cầu Đạn, phía trên là cầu Trình Minh Thế, nối liền một quãng đường ngắn khoảng hơn 100 mét là Trại Nguyễn Tri Phương, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Quân Khu 1. Và đã khám phá ra được một căn hầm bí mật ngay dưới Chánh điện thờ Phật, phía trên được ngụy trang bằng một pho tượng Phật to lớn là nắp hầm để che giấu hơn hai trăm khẩu súng đạn đủ loại và chất nỗ TNT. Người quản nhiệm ngôi chùa này là một Khuôn hội trưởng- Giáo sư Nguyễn Đình Liệu dạy tại trường Trung học Bồ Đề do « Thượng tọa » Thích Minh Tuấn làm Hiệu trưởng ;( ngày 29/3/1975, Thích Minh Tuấn đã công khai đưa cả đoàn xe ra tận núi rừng để rước bộ đội Bắc Việt vào thành phố Đà nẵng). Sau đó ông Nguyễn Đình Liệu bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận và bị kết án 10 năm tù ở , thụ án tại Chí Hòa. Năm 1973, ông Liệu được trao trả nhân viên dân sự tại Lộc Ninh. Cũng theo đấu vết của hai vụ án trên, các chiến sĩ cũng đã tiếp tục khám xét ngôi chùa của Khuôn hội Tân Ninh nằm gần Đặc Khu Quân Trấn, Đà Nẵng ; tại ngôi « chùa » này cũng giống như « chùa » Nại Hiên Tây, cũng hơn hai trăm khẩu súng đạn đủ loại và chất nỗ TNT, nằm dưới hầm bí mật ngay dưới chánh điện ; phía trên cũng ngụy trang bằng một pho tượng Phật to lớn. Nhưng may mắn hơn là bắt được hai tên đặc công Việt cộng người Quảng Trị đang ở trong chùa này. Khi thẩm cung hai tên này đã khai là đệ tử của Thích Đôn Hậu từ Quảng Trị vào Đà Nẵng bởi được Lê Thanh Bình là chủ của một chiếc xe vận tải, vợ chết, ngoại hình không được dễ coi , tuổi đời đã già ( nhưng cái đầu không già) có ba người con đã lớn, giàu có, nhà ở tại ngã tư đường Thống Nhất-Khải Định, Đà Nẵng . Lê Thanh Bình lại cũng có trong tay hai lá bùa hộ mệnh, đó là : Sự vụ lệnh của Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng I, Quân Khu I ; và một «Lộ Trình Thư » của Thích Đôn Hậu, Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo miền Vạn Hạnh cấp, để trên danh nghĩa là chuyên chở thực phẩm cho Ban Đại diện Phật giáo miền Vạn Hạnh ; nhưng thực ra là chuyên chở súng đạn cho Việt cộng, mà đã nhiều năm tháng do Lê Thanh Bình và Lê Thị Dưa, một cô gái trẻ, nhan sắc mặn mà, cả hai đều là người Triệu Phong, Quảng Trị, đệ tử của Thích Đôn Hậu và cũng trên danh nghĩa là tình nhân , nên thường xuyên đi với nhau cùng xe, giống như cặp Hiếu-Thùy Trang và đều là Phật tử sinh hoạt tại chùa Pháp Lâm với Hiếu-Thùy Trang ; song khác hơn là Lê Thị Dưa sống chung nhà với Lê Thanh Bình. Và cũng bởi chính lời khai của hai đặc công mà An Ninh Quân Đội- Ban II Đặc Khu Quân Trấn và các chiến sĩ Biệt Động Quân đã vào tận nhà của Lê Thanh bình để lục soát ; sau một hồi soát xét, các chiến sĩ đã khám phá ra một căn hầm cũng chứa đầy những súng đạn, nằm ngay dưới giường ngủ của Lê Thanh Bình và Lê Thị Dưa ; và đến khi mở tủ áo dài của Lê Thị Dưa thì các chiến sĩ đã phát giác thêm phía sau một lớp áo dài chật ních là những khẩu B.40 được dựng khít dựa vào thành tủ đứng. Trong khi các chiến sĩ lôi những khẩu súng ra thì Lê Thanh Bình bỏ chạy, nhưng không thoát nỗi vòng vây của các chiến sĩ. Cuối cùng , Lê Thanh Bình phải chịu đầu hàng, bị bắt, bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận và đã bị kết án chung thân. Nhưng chẳng hiểu tại sao Lê Thanh Bình không bị đưa đi Chí Hòa hoặc Côn Đảo, như những trường hợp khác bị kết án nhiều năm ? Khi thẩm cung cũng như lúc ra tòa nhờ có ông quân tử Tàu Lê Thanh Bình khai nhận hết tội : « Mọi việc làm này do một mình tôi làm, một mình tôi chịu, cô Lê thị Dưa không hề dính dáng, không hề hay biết ». Bởi thế, nên Dưa đã được tha bỗng. Có điều tội nghiệp cho Lê Thanh Bình là khi bị tuyên án chung thân phải ở tù tại nhà giam Kho Đạn, Đà Nẵng ; mặc dù từng chung sống với nhau, cùng chở súng cho Việt cộng, nhưng suốt thời gian Lê Thanh Bình ở tù, chỉ có các con của Bình đi thăm cha, còn Dưa không một lần vào nhà giam thăm viếng. Cho đến năm 1975, Lê Thanh Bình được trả tự do, còn Lê Thị Dưa được làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chấp hành Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng bên cạnh Chủ tịch Nguyễn Thị Thùy Trang ; lúc này ông quân tử Tàu Lê Thanh Bình vẫn nhớ đến « tiền cũ vàng xưa » nên có tìm đến với Lê Thị Dưa, song « bà » phó chủ tịch đã ca bài « Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi ». Và Lê Thanh Bình đã âm thầm, xót xa trở về cùng với các con ; bởi « Thấp cơ (nên) thua trí đàn bà ». Qua những vụ án đã kể ở trên. Theo tôi, không phải chỉ có ở chuyện ngày xưa, mà hiện nay và cả sau này nữa ; các « thầy » luôn luôn có rất nhiều những chiếc bẫy Nguyễn Thị Thùy Trang- Lê Thị Dưa ; và chắc chắn cũng có vô số những con nai « già » Nguyễn Hiếu –Lê Thanh Bình, hầu để thực hiện cho bằng được cái cuồng vọng tái lập Lý triều. Song tôi nghĩ có rất nhiều người đã hiểu, đã biết cái cuồng vọng này của Phật Giáo Ấn Quang mà tại sao tất cả đều im lặng ?; nên tôi, bởi không muốn đất nước phải hứng chịu thêm những cảnh đau thương, tang tóc nào nữa. Vì thế, mười mấy năm về trước, dù chỉ là một phụ nữ bất tài, ; nhưng được sự khuyến khích của ông Hồ Anh Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ nhiệm Bán Nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong, tôi đã nhiều lần lên tiếng và tôi sẽ còn tiếp tục viết lại tất cả những gì tôi đã biết với những tài liệu vô cùng chính xác, để mong được góp một phần nhỏ bé vào trong công cuộc ngăn chặn những thảm họa đừng xảy ra cho đồng bào yêu quý của tôi. Đọc qua những vụ án tại Đà Nẵng vào những ngày cuối cùng của năm 1967, cận tết Mậu Thân 1968. Chắc quý vị đã hiểu : Bởi vì mấy ngày cận Tết Mậu Thân các Lực lượng an ninh và quân đội đã tịch thu hàng ngàn khẩu súng và bắt giam hơn một ngàn Đặc công, Biệt động thành và Quân báo của Việt Cộng, trong đó có Hà Kỳ Ngộ và Bác sĩ Lê Minh Triết ông này làm việc tại Bệnh Viện Giải Phẩu ở đường Nguyễn Hoàng Đà Nẵng. Sau khi bị bắt, trong thời gian thẩm cung BS lê Minh Triết đã khai nhận chính ông ta là « Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng » của Việt Cộng ; nếu cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, 1968, thành công thì ông ta sẽ công khai ra làm việc với chức vụ này. Ngoài ra, còn một số cán bộ trực thuộc, đám này hoạt động hợp pháp ; tất cả những tên Việt cộng này đều trú ngụ ở trong các « chùa » của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ( Ấn Quang) , đồng thời cũng đã khám phá và tịch thu nhiều súng đạn ở trong nhiều nhà của « Phật tử » là đồng hương với Thích Đôn Hậu tại Đà Nẵng ; vì quá nhiều vụ án làm cộng sản, nên tôi sẽ viết về những tên thuộc hạ của Hà Kỳ Ngộ và những « Phật tử » này trong một bài khác. Vì giới hạn của một bài viết, nên tôi chỉ nói về Hà Kỳ Ngộ tức Lê Thanh, quê ở Điện Bàn, Quảng Nam là Bí thư Thành ủy Đảng cộng sản tại Đà Nẵng, là người trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công thành phố Đà Nẵng, ; và Bác Sĩ Lê Minh Triết người Duy Xuyên, Quảng Nam là « Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng » Sau đó Hà Kỳ Ngộ và BS Lê Minh Triết đều bị đưa ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận. Hà Kỳ Ngộ bị kết án chung thân. Bác sĩ Lê Minh Triết bị kết án 10 năm. Sau đó, Hà Kỳ Ngộ thọ hình tại Trại An Dưỡng, Côn Sơn, còn ông Ác sĩ Lê Minh Triết thì được làm việc tại Bệnh Viện tại Côn Sơn. Với những chiến công to lớn của các Chiến Sĩ Biệt Động Quân đã bắt cả ngàn tên Đặc công, Biệt Động Thành và Quân báo của Việt Cộng ; vì thế cộng quân mất liên lạc, nên vào đêm Giao Thừa Tết Mậu Thân, khi tấn công vào Đà Nẵng, ngay từ lúc đầu, Việt cộng đã lãnh nhận một thất bại quá nặng nề ; và như đã nói là cộng quân không thể chiếm nỗi thành phố Đà Nẵng dù chỉ một giờ. Tôi thiễn nghĩ, tại Huế, vào trước Tết Mậu Thân, nếu cũng được sự kết hợp chặt chẻ của các lực lượng An Ninh và Quân Đội để theo dõi và kiểm soát mọi sự di chuyển của các loại xe, vì là thời chiến ; và cũng đưa quân đội vào lục xét các chùa như ở Thành phố Đà Nẵng, thì biết đâu mọi sự có thể đã khác. Tạm thay Lời Kết : Viết đến đây, tôi bỗng hồi tưởng lại những cuộc thảm sát tại Việt Nam từ bao nhiêu năm qua : Cứ mỗi lần có một biến cố nào đó xãy ra bất cứ ở nơi đâu, là cũng đều có những bàn tay của sư sãi Ấn Quang nhúng vào. Một bằng chứng không thể chối cãi là trong cuộc tấn công của cộng quân vào Tết Mậu Thân, 1968. Tại Sài Gòn thì Thích Trí Dũng đã nuôi giấu « Lực lượng Biệt động thành Sài Gòn-Gia Định thuộc Lữ đoàn 316 của Việt cộng trong hai ngôi « chùa » Nam Thiên Nhất Trụ -Phổ Quang ; và « chùa Phổ Quang đã là nơi khai hỏa để đánh sân bay Tân Sơn Nhất » như lời kể công khai của chính Thích Trí Dũng ; rồi đến trước và sau ngày 30/4/1975, Phật Giáo Ấn Quang đã từng đưa xe ra tận núi rừng để rước bộ đội Bắc Việt vào các thành phố trên khắp lãnh thổ của miền Nam tự do. Rồi sau đó, Ấn Quang lại cũng lập « Tòa án nhân dân » ở các chùa tại Đà Nẵng cũng giống như những cái « Tòa án nhân dân » ở chùa Tường Vân và chùa Quang Tự tại Huế vào Tết Mậu Thân,1968, để chỉ xử tử tất cả những Dân-Quân-Cán-Chí nh Việt Nam Cộng Hòa. Nên biết, là trong đám bộ đội Bắc Việt, có tên miệng còn hôi sữa, khi vào các thành phố của miền Nam, nhìn thấy cảnh giàu sang, đẹp đẽ với những tiện nghi mà chúng chưa hề thấy bao giờ, chúng như từ trên cung trăng lạc xuống cõi trần, chúng không biết đường nào mà đi cả ; nhưng chúng đã được chính các « thầy » đưa đường, dẫn lối và các « chùa » là những nơi trú đóng của cộng quân. Bởi thế, đám bộ đội Bắc Việt chúng không hề biết ai là Quân-Cán-Chính của Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ có Thích Đôn Hậu và những tên đồ đệ đã tưởng rằng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ không bao giờ tái chiếm nỗi thành phố Huế ; nên đã công khai làm cộng sản trước mặt đồng bào, trong đó có trẻ em đã nhìn thấy những hành vi cộng sản của Thích Đôn Hậu và những tên đệ tử. Cho đến lúc Việt cộng và Thích Đôn Hậu biết chắc sẽ thua trận, bắt buộc phải rút lui, nên trước khi cùng Việt cộng chạy ra chiến khu, Thích Đôn Hậu đã ra lệnh cho những tên đồ đệ phải ra tay chặt đầu, cắt cổ những chứng nhân này ; nhằm để diệt khẩu, để trả thù và để lập công với đảng cộng sản. Chính vì thế, cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, 1968, tại Huế, với gần 7000 người đã bị giết chết ; với những cách hành quyết vô cùng dã man và tàn ác, cộng thêm với không biết bao nhiêu người đã bị chết oan uổng trong trận chiến này trên khắp mọi miền của đất nước. Vì vậy, đối với cuộc sát hại thảm khốc, kinh hoàng này, dù là bốn mươi năm, bốn trăm năm, hay bốn nghìn năm nữa và cho đến ngày tận thế ; thì những tội ác ngập Trời này cũng phải được chia đều cho Phật Giáo Ấn Quang và Đảng Cộng Sản Việt Nam.
|