Home Lịch Sử VN Khảo Cứu Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà: Dancing with Betrayers

Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà: Dancing with Betrayers PDF Print E-mail
Tác Giả: Tôn Nữ Hoàng Hoa   
Thứ Hai, 25 Tháng 10 Năm 2010 10:43

Vi quyền lợi quốc gia dân tộc trước mưu toan của ngoại bang, Tổng Thống Diệm đã trở thành chướng ngại vật cần phải loại bỏ.

Mấy lâu nay chương trình TV Dancing With The Stars được nhiều nhà chính trị hay thích làm chính trị chiếu cố hơi nhiều. Có lẽ đó là sự xuất hiện của cô con gái cưng của cựu nữ Thống Đốc Alaska bà Sarah Palin.

Cứ mỗi tối thứ ba trong khi chờ đợi nghe kết quả của những người được tiếp tục nhảy múa kỳ tới. Tôi thường lo cho Bistro Palin cứ sợ cô ta bị kicks off.

Trong khi đó trên trang Net Laughing Matters ngày 15/10/2010 cũng có ông Jack Neworth nói về Dancing with the stars nhưng bài viết không nói gì nhiều về chương trình này, mà lại đề cập đến phim The Most Dangerous Man in America nói về chuyện ông Daniel Ellsberg, một nhà nghiên cứu chính trị và chiến tranh của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và cũng là một trong những người chủ trương trong việc để Mỹ tham dự chiến tranh Việt Nam.

Bài viết cho biết khi tiếng nói nội tâm đi từ sự lương thiện lên tiếng về chiến tranh VN. Ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ ra tất cả những bí mật của Ngũ Giác Đài đã cất giữ. Trên 7000 trang tiết lộ bí mật của Pentagon đã được phổ biến trên New York Time vào ngày 13 tháng 6 năm 1971 đã đưa nhà nghiên cứu chính trị Daniel Ellsburg vào bản án 115 năm tù tội.

 
Cũng trong bài viết đó ông Jack Neworth cũng có nói đến những tài liệu được tiết lộ về sự phối hợp của CIA trong cuộc ám sát Cố Tổng Thống Ngô Đình Diêm ở Nam Việt Nam .

Ông ta viết từ cảm xúc hồi tưởng và cho rằng những người này đã khiêu vũ với những kẽ độc tài (Dancing With Dictators). Nhưng với cảm xúc bồi hồi của cá nhân tôi về một giai đoạn lịch sử đầu đời có kiến thức thô thiển, có nỗi xót xa ngậm ngùi Tôi xin đặt lại nhan đề cho Nền Đệ Nhất VNCH là khiêu vũ với những con người bội phản (Dancing with Betrayers).

Con người không ai thoát khỏi cuộc hành trình từ  sinh ra và chấm dứt là sự chết. Tuy vậy, trên chặng đường dài của cuộc hành trình đó, đời đời kiếp kiếp chẳng có gì thay đổi nơi con người, của từng ngày và từng hoạt động. Những bi hài kịch đó vẫn tiếp tục diễn tấu đằng sau những suy tư, qua đêm, đến ngày rồi cứ nối tiếp nhau như chả có gì mới lạ. Cái khác lạ trong sự lập lại đó như bàn tay quen chải tóc mỗi ngày ( hôm nay chãi kiểu này, mai chãi kiểu khác để làm dáng với đời), chính là sự sống và nỗi chết thầm lặng đang xảy trong tận cùng đời sống của một con người

Tuy nhiên, có những cái chết vẫn bồi hồi hâm nóng cảm xúc người còn lại. Như hôm nay tôi tình cờ lang thang vào những website nói về cái chết của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Tôi trang trọng viết lên những dòng chữ này trên cảm xúc hồi tưởng của những ngày thanh bình đã qua trên một quê hương đã xa, xa tận cùng trong đời sống. Ngoài ra không có ý tranh luận với bất cứ ai trên những cảm tính dị biệt .

Ngoài ra, trong bài viết này tôi không có tham vọng viết văn sử liệu mà chỉ ghi lại cảm xúc hồi tưởng qua thị giác hồi tưởng ngao du trên Net . Vì vậy, tôi không gọi Tổng Thống Ngô Đình Diệm theo thứ tự thời gian từ Chí sĩ, đến Thủ Tướng mà chỉ  duy nhất một tên gọi là TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM.

Những trang website đưa tôi vào cuộc du hành của ngày tháng cũ, trên một giai đoạn đầu đời của một quê hương nhược tiểu đang cố thoát ra khỏi những ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới qua  hai chữ thuộc địa và mà trong đó họ là những kẽ mang dã tâm chiếm đoạt và bội phản.

Trong website của Michigan State University Vietnam Advisory Group đã nói đến sự gặp gỡ đầu tiên của Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi Tổng Thống Diệm bôn ba xứ người để tìm hậu thuẩn cho một Việt Nam thoát khỏi sự tranh dành ảnh hưởng trên dã tâm chiếm đọat thuộc địa của các cường quốc.

Tại Nhật Bản 1950 Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được quen biết với ông Wesley Fishel, Tiến Sĩ Ngoại Giao Quốc Tế , một chuyên gia quân sự ngôn ngữ thuộc các đại học đường Hoa kỳ. Ông Fishel đã có ngay cảm tình với Tổng Thống Diệm từ phút đầu tiên gặp gỡ, qua tinh thần chống Cộng mãnh liệt của Tổng Thống Diệm cũng như trên ý thức cải thiện một xã hội tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam của Tổng Thống Diệm .

Hai người đã trở thành bạn thân và chính ông Fishel đã móc nối cũng như giúp đở cho Tổng Thống Diệm gặp gỡ các yếu nhân Hoa Kỳ trong thời gian này để tìm một hậu thuẩn giúp đở cho quê hương VN được thoát khỏi cảnh đô hộ của thực dân Pháp và tránh khỏi hoạ Cộng sản xâm lăng

Trong thời gian này (1951) Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng đã qua Pháp vận động với Quốc trưởng Bảo Đại chấp nhận ông làm Thủ Tướng Việt Nam nhưng đã bị Quốc Trưởng Bảo Đại từ chối.

Cũng trong năm này ông Wesley Fishel đã được tuyển dụng làm phụ tá giảng sư khoa học chính trị tại trường Đại học Michigan . Hai năm sau Ông Fishel trong chức vụ phụ tá Giám Đốc Cơ Quan  Nghiên Cứu văn phòng của Chính phủ, ông đã bổ nhiệm  TT Diệm trong chức vụ Cố vấn của Văn Phòng tại vùng Đông nam Á

Vì có tinh thần chống CS mãnh liệt TT Diệm đã được cảm tình nồng hậu của ông Wesley Fishel và cũng chính ông này đã vận động cho TT Diệm có được một sự ủng hộ rộng rãi trên chính quyền Hoa Kỳ vào thời gian mà Tổng Thống Diệm vì đất nước VN mà bôn ba nơi quê người.

1. Những Khó Khăn trong bước đầu củng cố quyền lực Quốc gia và tái lập ổn định cho xã hội Nam Việt Nam

Sau hiệp định Genève, Tổng Thống đã phải củng cố quyền lực tại Nam Việt Nam . Trong cô đơn Tổng Thống đã phải tự mình gánh vác việc cải tổ quốc gia. Vua Bảo Đại không thích TT Diệm và người Pháp tuy đã phải rút ra khỏi Đông Dương nhưng tham vọng chiếm đoạt vẫn không ngưng. Do đó Pháp và vua Bảo Đại đã cố duy trì hiện tượng Nguyễn văn Hinh trên thế bàn đạp của sự việc tiếc nuối: bỏ thì thương, mà vương thì không biết có kham nỗi không? Trong khoảng thời gian này Đại sứ Mỹ tại Nam VN là ông Donald Heath.

Trong bài viết 47 năm không nguôi thuơng tiếc Tổng thống Ngô đình Diệm: ĐỆ I CỘNG HÒA của Miền Nam của tác giả Huỳnh văn Lang cũng có đề cập đến sự việc của Tướng Hinh. là một công dân Pháp và cũng là con cờ của Pháp và vua Bảo Đại. Nhất là với sự ủng hộ thực dân Pháp của vị đại sứ Donald Heath lúc bấy giờ .

 Trích :" Đại sứ Heath và tướng O’Daniel, trưởng đoàn cố vấn quân sự Mỹ, lại yêu cầu thủ tướng Diệm nên giữ tướng Hinh lại trong quân đội. Ông Diệm từ chối. Trước sự cứng rắn của Thủ tướng, đại sứ Heath thay đổi thái độ, từ bạn ra thù ngay và gửi điện tín về Washington, tố cáo thủ tướng là bất tài, không có khả năng dung hợp…cần phải thay đổi.

Nhưng lúc bấy giờ tổng thống Eisenhower và Hội đồng an ninh Quốc gia, cả đa số Lưỡng viện Quốc hội lại nhận thấy Thủ tướng Diệm có thể lãnh đạo mặt trân chống Cộng ở Đông nam Á châu, nên hoàn toàn bác bỏ đề nghị của đại sứ Heath và Tông thống Eisenhower gửi đặc sứ qua thay thế là tướng Collins, bạn thân tin của ông. ( Hết trích)

Cũng cần nói thêm là trong khoảng thời gian này Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được sự ủng hộ nồng nhiệt tăng thêm của người dân Nam VN cộng thêm với triệu người Bắc di cư vào Nam.

Sau khi đại  sứ Donald Heath thất bại trên mưu đồ " Diem Must go" thì Tướng Lawton Collins được thay thế. Tướng Collins lại là người bạn cố tri của Tướng Ely Pháp. Do đó khi đại  sứ Heath thất bại trên mưu toan của Pháp, vì vậy Tướng Collins đã không được đón rước niềm nở của cố nhân Paul Ely khi tướng Collins đến Saigon .

Trong một cuộc phỏng vấn với  OPENVAULT.WGBH, chúng ta hãy nghe sự khó khăn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong công cuộc cải tiến dân sinh và tái lập chủ quyền cho dân tộc Việt Nam trong khi Pháp miễn cưỡng chấp nhận sự hiện diện của Mỹ:

Trích:

Interviewer: Right. Could you tell us the story of your arrival in Saigon ? Who wasn't there and why?

Collins: Yes. Well, I had been associated with the commanding general of the French forces down there was as a member of the standing group of NATO. After I retired as Chief of Staff of the Army, General Eisenhower had asked me to stay on active duty as a member of the North Atlantic Treaty Organization Standing Group, and my opposite number in the French was General Paul Ely. So, I had gotten to know Ely and had a good deal of admiration for him, and we had a very friendly basis.

When I arrived in Saigon , my first intimation that the French were not too enthusiastic about my coming (chuckle) was that Paul Ely was not there at the airport to help greet me which in French courtesy condition would have been the thing to do. So, I realized then that the French were not going to be too enthusiastic. Ely had gone up to Da Lat, up in the mountains which was a summer capital of Vietnam at that time.

Tạm dịch:

Phóng viên: Xin ông cho chúng tôi biết sự việc gì xảy ra khi ông đến Saigòn. Ai là người không có mặt để tiếp đón ông và xin cho biết là tại sao?

Collins: Vâng, cũng được. Trong thời gian tôi là một thành viên của nhóm thường trực Nato. Tôi có giao tình với một Tướng chỉ huy các lực lượng của Pháp. Sau khi tôi về hưu trong chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đội Thì Tướng Eisenhower đã yêu cầu tôi ở lại hoạt động như một thành viên của Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương . Trong số những người Pháp đối lập, tôi có cơ hội hiểu biết về Tướng Paul Ely là một người có khả năng xây dựng trên những ý kiến đối lập do đó tôi đã có sự ngưỡng mộ với ông ta và từ đó chúng tôi đã tạo dựng được một tình thân hữu vững chắc .

Khi tôi đến Saigòn, tôi có cảm giác là người Pháp đã không nhiệt tình trên sự hiện diện của tôi là Tướng Paul Ely. Ông ta đáng lẽ ra phải có mặt để chào đón tôi như truyền thống lịch sự mà dân Pháp đã từng làm. Chính vì lẽ đó mà tôi đã nhận thức được sự miễn cưỡng nhiệt tình của người Pháp trên sự hiện diện của tôi tại Saigon . Do đó Tướng Ely đã tránh mặt lên Đà Lạt là một thành phố nghỉ mát có nhiều đồi núi trong khoảng thời gian mùa hè

Cũng trong cuộc phỏng vấn với OPENVAULT.WGBH này, Tướng Collins cho biết khi ông đến Saigon ông cũng đã gặp Tướng Nguyễn Văn Hinh và trong thời gian này ông Hinh đã công kích Tổng Thống Diệm trên cùng khắp các đài phát thanh. Tướng Collins cũng đã nói thẳng là ông đến đây để hổ trợ Tổng Thống Diệm, đó là vấn đề tiên quyết do sự chỉ định từ Tướng Eisenhower và ông Dulles.

Ông Hinh nghe vậy thản nhiên cho biết trong câu nói bóng gió của ông ta với Tướng Collins là nếu vậy thì ông Hinh sẽ ở lại và sẽ làm một cuộc nỗi loạn. Nghe ông Hinh nói vậy Tướng Collins cho ông Hinh biết rằng nếu ông Hinh có hành vi phản loạn thì tất cả mọi hổ trợ quân sự từ phía Mỹ sẽ ngưng lại. Cuối cùng trên áp lực đó Tướng Collins cho biết ông Hinh đã ra đi và không bao giờ trở lại.

Sau cái khó khăn do Tướng Hinh đưa đến trong thời gian sơ khởi tái lập xã hội ổn định, Tổng Thống Ngô Đình Diệm lại gặp những khó khăn triền miên khác mà theo Tướng Collins cho biết vì tinh thần chống CS mãnh liệt của TT Ngô Đình Diệm trùng hợp với sự chống Cộng mãnh liệt của Tướng Eisenhower và ông Dulles do đó TT Ngô Đình Diệm đã được hổ trợ tận tình trong việc tái lập ổn định cho Nam VN thoát khỏi sự kiễm soát của VGCS.

Cũng trong cuộc phỏng vấn đó, Tướng Collins cũng đã đề cập đến nỗi gian nan cô đơn của TT Ngô Đình Diệm trước sư dẹp loạn Bình Xuyên, mà Bảy Viễn là một trong những tay kinh tài của Pháp trong thời gian này, đang làm chủ những sòng bạc to lớn và những động bán phấn buôn hương

Tướng Collins còn cho biết trên những vùng thôn quê của miền nam VN lúc bấy giờ, hoàn toàn đã bị Việt Cộng kiễm soát. Chúng kêu gọi lòng yêu nước chống Pháp của người dân thôn quê hầu luồn lách vào trong đó sự kiễm soát toàn diện của chúng. Tướng Collins cho biết khi ông bay đi gặp Tướng Paul Ely ở Đà Lạt ông cũng phải cần đến sự hộ tống và thay đổi lộ trình để tránh sự khủng bố của VC.

2. Dancing with Betrayers (Khiêu Vũ với Những Kẽ Phản Bội)

Trong thời gian 1950 lê gót bôn ba tại Hải ngoại. Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã hiểu và biết những gì cần phải có giữa hai quốc gia trong sự viện trợ của các nước tự do. Trong chiến tranh Triều Tiên Mỹ đã ký hiệp ước song phương với Đại Hàn. Do đó khi Tổng Thống Kennedy  muốn đổ quân vào Nam VN thì Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đòi hỏi một hiệp ước song phương nhưng đã bị từ chối và vô tình đã trở thành chướng ngại vật trên việc đổ quân của Mỹ.

Thử hỏi nếu Tổng Thống Ngô Đình Diệm thành công trên hiệp ước Song Phương thì Mỹ có dám bỏ Nam VN dễ dàng như biến cố 30 tháng tư đen năm 1975 không?

Trong khi đó Việt Gian CS lại hình thành một tổ chức Mặt Trận Giãi Phóng Miền Nam tại VN vào năm 1960 để lừa bịp thế giới trên sự tuyên truyền là cuộc chiến ở Nam VN là do dân nỗi dậy. Do đó nếu Mỹ có đổ quân vào VN trong thời gian này, thì bọn VGCS lại hô hoán lên là Mỹ đã vi phạm hiệp định đình chiến Geneve.

Thành tích lừa bịp và điêu ngoa của VGCS khi xử dụng sở trường tuyên truyền, chúng sẽ không từ nan bất cứ một công việc tán tận lương tâm nào để đạt mục tiêu chính trị. Mà khi, VGCS đạt được mục tiêu chính trị thì máu, nước mắt và xương cốt đồng bào Việt Nam đã chảy thành sông, xương trắng đắp mồ đã chất thành núi. Xương trắng, máu đào của họ đã qui hồn, nhập quốc tạo nên hồn thiêng sông núi.

Vì thế, hôm nay bất cứ một ai, già, trẻ, lớn bé phụ nữ hay nam có luận điệu hay hành vi  thoả hiệp trên chiêu bài tuyên truyền cho VGCS sẽ không được Họ (hồn thiêng sông núi) và tập thể người Việt tỵ nạn CS chấp nhận

Tổng Thống Ngô Đình Diệm với một tinh thần anh dũng, một mặt lên tiếng tố cáo trên toàn thế giới Việt Cộng đem quân xâm nhập vào Nam VN và một mặt cương quyết giữ chủ quyền Nam VN  bằng những hiệp ước đòi hỏi . Vi quyền lợi quốc gia dân tộc trước mưu toan của ngoại bang, Tổng Thống Diệm đã trở thành chướng ngại vật cần phải loại bỏ.

Trong những tài liệu của ông Daniel Ellsberg tiết lộ ra những bí mật của Ngũ Giác Đài có tài liệu cho biết CIA đã phối hợp với những kẽ bội phản đã ám sát TT Ngô Đình Diệm vào ngày 1-11-1963.

Hôm nay trên dòng thời gian đi vào ngày lich sử thương đau của ngày 1 tháng 11 năm 2010. 47 năm trôi qua trên sự ra đi thê thảm của cố TT Ngô Đình Diệm.Lòng tôi bỗng chùng xuống trong hoài niệm xót xa.

47 năm chao nghiêng nửa thế kỷ. Con tầu sắt của cuộc hành trình vẫn lặng lẽ đi qua, bỏ lại đằng sau núi đồi và con đường thiên lý. Nhưng cảnh vật thiên nhiên của gần nửa thế kỳ qua, những suối nước, mây ngàn, đồi hoang, núi biếc, vẫn mãi mãi trung thành với thiên nhiên trong đó có tinh thần ngời sáng đời đời của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã hơn một lần vì đất nước VN, vì quyền lợi của con dân Nam Việt, đã phải bị bức tử. Nỗi bí ẩn trong tận cùng cuộc bức tử từ vực thẵm thâm tâm cũng đã bị khám phá. Bộ mặt chính nghĩa của Hội Đồng Cách mạng , bừng bừng sát khí, chua ngoa  che dấu bí mật bất minh trên sự ám sát bất nhân đó, bây giờ cũng đã dần dần rơi xuống.

Đau đớn nhất là hình ảnh bị bó tay của những người lính VNCH, Dân Quân cán Chính bị bỏ lại chịu đoạ đày trong những lao xá kinh hoàng của bọn Việt Cộng dã man.

Có người hỏi tôi: Nếu Tổng Thống Ngô Đình Diệm không bị giết, chúng ta có phải không bị làm kẽ lưu vong và con cái chúng ta  có phải không biết đâu là nguồn cội?

Tôi không thể trả lời câu hỏi ấy, nhưng tôi biết chắc chắn sự hy sinh của TT Diệm trong những ngày đầu bôn ba ở hải ngoại và trong thời gian hình thành chính thể Đệ Nhất VN Cộng Hoà, kiên cường tranh đấu giữ cho dân tộc VN một con đường độc lập có tư do trước tham vọng của ngoại bang tìm thuộc địa ,và trước nanh vuốt nhuộm đỏ của chủ nghĩa CS, cũng như trước sự nhẩy múa của đám người bội phản sẽ là một gương sáng ngời cho chúng ta và con cháu noi theo hầu chận đứng bất cứ ai có dã tâm ngăn cản trên con đường tiến bộ của VN trong mai hậu.

Cuối cùng chúng ta hãy cùng nhau đi xa khỏi hình ảnh đau thương thãm khốc của cuộc chiến VN do VGCS gây ra, đi xa khỏi những âm mưu xảo trá của những con người bội phản đang tiếp tục thay trắng đổi đen. Chúng ta hãy quyết tâm tiêu diệt VGCS thì Việt Nam của chúng ta trong một ngày không xa, sẽ tiến lên vững mạnh đáng cho con cháu chúng ta sau này hãnh diện.

Riêng trong cảm xúc hồi tưởng hôm nay, tôi có thể nói rằng sự đau thương của ngày 1 tháng 11 năm 1963 là dấu ấn cho hồn dân tộc nương náu mà những bài viết và những buổi tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là nhang khói  vọng tưởng của một thời quá vãng xa xăm. Sự vọng tưởng đó càng ngày càng nhiều, càng ngồi xích lại bên nhau đã làm nên trang sử huy hoàng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Chính trang sử huy hoàng đó là định mệnh chung của dân tộc Việt Nam mà trong đó dù có đứng dưới một góc cạnh nào họ cũng mang chung một thịt xương, một màu da của đất nước. Và chính thịt xương màu da đó sẽ là một kết hợp cho Định Mệnh Việt Nam trên một quy hồi nhập quốc, diệt trừ Việt Gian Cộng Sản.

Viết trong cảm xúc hồi tưởng của ngày 1/11/1963

Những ngày cuối tháng 10/2010