Hình Ảnh Việt Nam vào những năm 1884-1885 |
Tác Giả: Charles-Edouard Hocquard | |||||||||||
Thứ Bảy, 28 Tháng 3 Năm 2009 23:50 | |||||||||||
Những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard Năm 1884, Ông Charles-Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới xâm chiếm Việt Nam với tính cách là bác sĩ quân y, nhưng ông cũng là một nhà nhiếp ảnh viên đại tài. Sau khi chiếm thành Hà-Nội lần thứ hai vào năm 1882 (Tổng Ðốc Hoàng Diệu tự tử với thành), quân Pháp tiến về biên gìới phía Bắc vì lúc bấy giờ triều đình Huế đã âm thầm yêu cầu Giặc Cờ Ðen (và sau đó là quân đội Trung Quốc) giúp Việt Nam đánh Pháp. Lúc bấy gìờ Trung Quốc vẫn coi Việt Nam như là “thuộc quốc” của mình nên được dịp họ tràn qua chiếm nhiều tỉnh phía Bắc vùng biên giới. Ðể phản công, Pháp tung hải quân đánh chiếm được những đảo Pescadores và Formose (Taiwan) của Trung Quốc nhưng Pháp không đủ quân để đánh với một nước 400 triệu dân nên tìm cách giảng hoà trong hiệp ước ký tại Thiên Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885 trong đó Trung Quốc chấp nhận là không còn coi Việt Nam là “thuộc quốc” của mình nữa và hứa là sẽ tôn trọng lãnh thổ Việt Nam mà các đường biên giới sẽ được 2 nước (Pháp & Trung quốc) xác định sau. Lúc đó coi như Pháp đã hoàn toàn thôn tính nước ta. Ngày 5 tháng 7 năm 1885, Vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân nổi dậy chống Pháp, phong trào Cần Vương ra đời. Lúc nầy thì Ông Bác Sĩ Hocquard trở về Pháp để nhường chổ cho… ông Bác Sĩ Neis, đại diện cho bộ ngoại giao Pháp tới Việt Nam để tham dự trong phái đoàn vẽ đường biên giới với Trung Quốc. Ông Bác Sĩ Neis cũng có viết hồi ký kể lại chuyến công tác nầy mà các bạn có thể đọc ở một cái site bằng tiếng Pháp mà tôi để địa chỉ ở trong trang web liên mạng. Ðây cũng là một biến cố quan trọng cho lịch sử Việt Nam vì đây là lần đầu tiên mà Việt Nam (do Pháp đại diện) đã ký kết với Trung Quốc trên giấy trắng mực đen về những đường ranh giới (trước đó chỉ là sự thỏa thuận ngầm). Những tấm hình của Ông Bác Sĩ Hocquard được xuất bản bởi Trung Tâm Tồn Trữ Dữ Liệu Thuộc Ðịa ở Aix-en-Provence. 1- Thành Bắc-Ninh (1884):
- Cửa thành Bắc-Ninh mà quân đội Pháp đã tràn vào
- Kho gạo và chòi canh của thành Bắc-Ninh
2- Thành Sơn-Tây (1884):
- Cửa Ðông của thành Sơn-Tây
- Chùa Phu-Ni gần Sơn-Tây
- Một chùa nhỏ gần Sơn-Tây
3- Thành Nam-Ðịnh (1884):
- Cổng thành Nam-Ðịnh
- Ðền thờ chánh của thành Nam-Ðịnh
- Một nhà thờ Thiên Chúa Giáo ở Nam-Ðịnh
4- Quân đội Pháp (1884-1885):
- Tàu chiến Le Yatagan trên sông Hồng
- Toàn bộ tổng tham mưu của tướng Brière de Lisle
- Lính Tập ở miền Bắc
5- Hà Nội (1884-1885):
- Ðiện Kính-Thiên bị lính Pháp biến thành đồn trấn thủ
- Trại lính tập bên bờ hồ Hoàn Kiếm
- Chùa Báo ân
- Một nhà dòng Thiên Chúa Giáo ở Hà Nội
6- Con người (1884-1885):
- Con gái Hà Nội
- Người đàn bà trẻ Sàigòn
- Một viên quan
- Lính tập miền Bắc (Linh thú)
- Trí thức và thông dịch viên làm việc cho quan Khâm sứ Hà Nội
- Quan Tổng-Ðốc Hà Nội và đoàn tùy tùng
7- Cuộc sống hằng ngày (1884-1885):
- Thợ đúc bạc
- Thợ rèn
- Dệt tầm
- Kéo sợi
- Vũ công
- Dân khuân vác
8- Dân tộc thiểu số:
- Phụ nữ người Thượng
- Gần Sàigon, người Thượng đón chờ một tướng người Pháp
- Đà-Lạt, một ngày lễ hội
- ChaPa, một gia đình người Mèo Trắng
- Cao-Bằng, phụ nữ Nongs
9- Lễ đăng quang của vua Bảo Ðại:
- Bá quan phủ phục
- Vua Bảo Ðại và đoàn hộ giá
- Chánh quyền bảo hộ Pháp ra về
10- Lễ táng của vua Khải Ðịnh:
- Toàn quyền Pháp đến dự lễ
- Lễ động quan với sự hiện diện của những nhân vật quan trọng
- Vua Bảo-Ðại mặc tang phục đứng kế bên quan tài
- Ðàn voi đi mở đường
|