Home Tin Tức Bình Luận Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận giải Nobel Bình 2009

Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận giải Nobel Bình 2009 PDF Print E-mail
Tác Giả: Mường Giang   
Thứ Ba, 20 Tháng 10 Năm 2009 04:23

            Mùa thu năm 1980, sau năm năm cúi mặt người Mỹ đã bắt đầu tỉnh ngộ, nên đồng thanh bầu Reagan làm Tổng thống thay thế Jimmy Carter, trong mục đích khôi phục lại danh dự và niềm tin của Hoa Kỳ đã mất từ sau ngày 30-4-1975, khi phản bội đồng minh VNCH, bỏ chạy để cho đồng bào tại ba nước Ðông Dương bị quốc tế cộng sản (QTCS) đô hộ, đọa đày tới hôm nay vẫn chưa tháo bỏ được cùm gông nô lệ đỏ.

 

            Nhìn lại quá khứ ngay từ đầu năm 1920, Nga đã xuất cảng ‘ Cách Mạng Vô Sản ‘ khắp thế giới, qua các tổ chức QTCS và hai trung tâm huấn luyện tình báo tại LiênXô, là Viện Thợ thuyền Ðông Phương và Trường Ðảng Lê Nin. Thế chiến II (1939-1945) chính là cơ hội vàng vòng, giúp cho Nga được công khai xuất hiện tại Tây Âu và Bắc Á, khi Ðức Quốc Xã của Adolf Hitler và Phát xít Nhật, lần lượt làm cỏ các đế quốc Anh, Pháp, Hòa Lan và Trung Hoa,

            Thế chiến II kết thúc, Ðức-Ý-Nhật đầu hàng đã làm đảo lộn trật tự thế giới, cũng như sự thay đổi bản đồ lớn lao khắp toàn cầu. Quốc tế Cộng Sản đã lợi dụng cơ hội trên chiếm Ðông Âu, Mãn Châu mở rộng lãnh thổ Liên Xô tận Ðông Á, bành trướng chủ nghĩa cộng sản khắp nơi nhưng mạnh mẽ nhất là tại Trung Hoa, Bắc Cao Ly và Ðông Dương.

            Do trên, bắt đầu năm 1947 Hoa Kỳ và Liên Bang Sô Viết đã trở thành hai trung tâm thế lực đối nghịch, trong một cuộc chiến đa diện không ra mặt, nên các sử gia đã gọi thời kỳ này là ‘ Chiến Tranh Lạnh ‘ hay ‘ ChiếnTranh Ý Thức Hệ ‘.Từ đó ranh giới Quốc-Cộng, không những chia phân trên lãnh thổ, mà còn gây thảm tuyệt trong nội bộ của mọi dân tộc của các nước nhược tiểu và các vùng mà Mỹ-Nga chấm làm ‘ Tiền Ðồn ‘ hay ranh giới giữa Thế Giới Tự Do và Xã Hội Chủ Nghĩa.

            Chiến cuộc tại Ðông Dương lần II, được coi như một Thế Chiến sau Chiến tranh Cao Ly, vì có nhiều nước của cả hai phía tham dự. Chiến trường chính là Việt Nam từ 1945-1975, làm cho vài triệu người của đôi bên bị thương vong , nhiều trăm tỷ Mỹ kim chiến phí và không biết bao nhiêu công trình xây dựng bao đời bị bom đạn phá hũy. Ðó là chưa nói tới hậu chứng của cuộc chiến sau tháng 4-1975 về tinh thần cũng như vật chất, trong đó dân tộc Việt hoàn toàn bị CSQT đô hộ và đang trên đường diệt vong vì cộng đảng VN đem toàn bộ lảnh thổ và dân tộc Việt dâng hiến một cách công khai cho Tàu đỏ.

            Trong bối cảnh của cuộc chiến trạnh lạnh từ 1947-1973, người Mỹ gần như đã thất bại trong khi đối đầu, để ngăn chận ảnh hưởng của Nga Sô Viết, cho dù đã sử dụng rất nhiều chiến lược toàn cầu, từ chủ thuyết Containment sang Domino, hết phản du kích tới trực diện tham chiến . Rốt cục mọi hy sinh, nổ lực, bạc tiền và mạng lính của Mỹ, Ðồng Minh và VNCH thành vô ích, khi Hoa Kỳ tới Paris vào tháng 1-1973, cúi mặt để nhận tờ giấy lộn của cái được gọi là ‘ Hiệp định hòa bình ngưng bắn VN ‘, một cơ hội từ trên trời rớt xuống giúp Kissinger (Mỹ) và Lê Ðức Thọ (CS Bắc Việt) nhận giải ‘ Nobel Hoà Bình ‘ 1973.

            Tóm lại Mỹ đã tìm đủ mọi cách hất chân thực dân Pháp để vào Ðông Dương, sau khi VN bị Liên Hiệp Quốc cưởng bức chia thành hai miền thù nghịch. Rồi dùng quyền lợi và tiền bạc mua chuộc một số tướng lãnh Miền Nam hạ sát Tổng Thống VNCH là Ngô Ðình Diệm, qua một cuộc binh biến đội lốt màu mè, được gọi là Cách Mạng 1-11-1963. Năm 1965, Mỹ ào ạt đổ quân vào tham chiến tại VN nhưng giữa lúc chiến thắng gần kề tại đây, thì Mỹ đã vội vã tuyên bố triệt thoái khỏi ‘ Tiền đồn Chống Cộng của Thế Giới Tự Do ‘ vào năm 1971.

            Cũng từ đó, nước Mỹ mất dần uy tín và sự trông cậy ở các nước thứ ba. Riêng các đồng minh lâu đời như Nam Hàn, Philiipine, Mã Lai Á, Singapore, Ðài Loan, Thái Lan, Nam Dương.. nước nào cũng lo sợ bị Hoa Kỳ phản bội như Nam VN, nên khắp nơi nổi lên những cơn sóng ngầm khủng hoảng chính trị.

            Mỹ phản bội Nam VN là cơ hội tuyên truyền tốt nhất, để các phong trào cách mạng Hồi Giáo tại Trung Ðông và Lực lượng Giải phóng Palestine bùng dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tại Phi Châu, các nước mới thâu hội độc lập cũng nghiêng ngã qua ý thức hệ cuộc chiến tranh lạnh, cuối cùng ngã dân hay thân với CSQT vì biết rõ bộ mặt thật của Hoa Kỳ, qua lăng kính VN. Ngay tại Châu Mỹ, các phong trào chống Mỹ và giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân, bành trướng mạnh mẽ , qua danh xưng chống ‘ Ðộc tài, quân phiệt ‘, mà tiền đồn của Nga Sô Viết, vẫn là Cu Ba ở sát nách đối mặt với Hoa Kỳ.

            Trong lãnh vực kinh tế toàn cầu, giữa lúc đất nước Mỹ điêu đứng vì cuộc chiến VN, ngân sách quốc gia thâm thủng, lạm phát và nạn thất nghiệp lan tràn, sự lộng hành của các thành phần phản chiến trong nước, gây đố kỵ mọi người, làm cho nước Mỹ chia năm xẻ bảy thảm thê chưa tùng có. Do trên, Mỹ đã mất vai trò lãnh tụ Thế giới Tự do, hai trung tâm tài chính toàn cầu tại New York và Los Angeles không còn được tin cậy, nhường chỗ cho Tư bản Nhật, Tây Âu và các nước Trung Ðông Dầu Lửa, bắt đầu khống chế toàn cầu, tự tách dần sự lãnh đạo của Hoa Thịnh Ðốn.

            Còn Liên Xô và phe QTCS mỗi ngày một mạnh, các quốc gia Ðông Dương, Miến Ðiện và A Phú Hản .chính thức thành chư hầu, kể cả đảng CS Phi Luật Tân thêm bành trướng. Ấn Ðộ ngã hẳn về Nga tìm chổ dựa, để chống lại Trung Cộng đã hòa hoản với Mỹ, sau chuyến công du của Nixon-Kissinger năm 1972.

            Sự bội tín của người Mỹ tại VN, còn là dây chuyền giúp Nga chiếm ảnh hưởng tại Iraq, Libya, Angola, đưa các đảng xã hội lần lượt nắm quyền tại Tây Âu. Ở Trung Mỹ, dưới sự tiếp tay của Nga và Cu Ba, đảng CS Sandinista chiếm Nicaragua, cùng đe dọa các nước quanh vùng, nhất là El Salvador. Ðó là chưa nói tới Dịch Khủng Bố Quốc Tế, lợi dụng sự thất thế uy tín của người Mỹ, gieo rắc máu lửa chết chóc khắp nơi cho nhân loại.

            Vì vậy đã không có đại chiến thứ ba, mà chỉ có cuộc chiến khu vực. Cũng vì Bắc Cao và Bắc Việt lúc đó là chư hầu của Ðệ tam Cộng Sản quốc tế, đã xung phong nhận lãnh trách nhiệm làm tên lính tiền phong của đế quốc đỏ trong khu vực. Nên Liên Xô-Trung Cộng, đã chọn Bán đảo Triều Tiên và Ðông Dương, làm hai CHIẾN TRƯỜNG thí điểm, để hai khối thanh toán, đồng thời cũng là nơi mà các cường quốc , dùng để tiêu thụ số bom đạn thặng dư sau thế chiến và thử nghiệm những loại vũ khí mới vừa chế tạo.

            Theo Kenneth E.Sharpe trong ‘ The Post Vietnam Formula under Siege ‘ và Political Science Quarterly ‘, thi giai đoạn 1960 tới cuối năm 1971, được coi như là thời kỳ ‘ Giải Kết ‘ của Mỹ. Chính Tiến sĩ Henry Kissinger đã chủ trương, đưa Trung Cộng về lại với Thế Giới Tự Do bằng sự đánh đổi ‘ Bỏ Rơi Tiền Ðồn Chống Cộng tại Á Châu là VNCH ‘.Hành động giải kết trên, tuy có tạo được cho đương sự một tầm vóc quốc tế nhưng kết quả đã đưa đến sự ‘ Bại Trận Nhục Nhã ‘ cho nước Mỹ, bởi vì Kissinger đã lẫn lộn giữa chính trường và khuôn viên trường đại học. Tóm lại chỉ vì ngu muội, Kissinger đã tự mình đưa nước Mỹ vào một thời kỳ suy thoái nhất trong lịch sử Hoa Kỳ (1973-1980) , dưới sự lãnh đạo của đảng Dân Chủ toàn phần qua TT Jimmy Carter.

            Tổng thống Reagan của đảng Cộng Hòa bước vào Tòa Bạch Ốc với đống rác và gánh nặng của quá khứ, do chính sách ‘ giải kết và tháo chạy ‘ để lại. Không giống như các đời tổng thống trước ‘ Dao to búa lớn ‘, mà ông chỉ dùng một chiến lược giá rẽ. Ðó là chính sách ‘ Gây ông đập lưng ông ‘ , bắt người Nga phải trả giá về việc xuất cảng chủ nghĩa cộng sản ‘ khắp năm châu, bằng cách đặt Liên Xô vào vị trí của Hoa Kỳ, suốt thời gian từ sau thế chiến. Ngoài ra Mỹ cũng phong tỏa kinh tế các nước chư hầu của Mạc Tư Khoa, bắt Nga phải tăng cường viện trợ kinh tế cho họ. Mặc khác Mỹ cũng gây rối khắp nơi, làm cho Nga phải quân viện hay chính thức tham chiến, để lộ bộ mắt thực dân đỏ. Nhưng trên hết, nhờ ‘ gậy ông đập lưng ông ‘, mà dân chúng trong khối QTCS mới có cơ hội, so sánh giữa hai thế chế ‘ dân chủ tư bản ‘ và ‘ dân chủ cộng sản hay xã hội ‘.Ðây cũng là dịp để chứng minh giá trị của cái ‘ chuyên chính cách mạng vô sản ‘ , qua màn lưới kềm kẹp của công an, chỉ biết làm sụp đổ đất nước, mà không xây dựng được gì cho một trật tứ mới.

            Ðầu năm 2009 tới nay, đất nước Hoa Kỳ dưới sự lảnh đạo của Tổng Thống Barack Obama và sự nắm quyền đa số của đảng Dân Chủ tại lưởng viện quốc hội cũng như các tiểu bang trên toàn quốc. Ông Obama chỉ nói nhiều mà không thực hiện được bất kỳ một kế hoạch nào thành công để hồi phục nền kinh tế Mỹ, kể cả ngoại giao với thế giói bên ngoài. Sự nhượng bộ và cúi mình quá đáng của vị tổng thống Mỹ làm cho Hoa Kỳ mất dần vai trò lảnh đạo thế giới, tự mình đưa đất nước vào giai đoạn suy thoại nhất trong lịch sử của Hiệp Chủng Quốc. Thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị và lửa máu triền miên vì sự ‘ bỏ ngõ ‘ của Mỹ, mặc cho Nga, Trung Cộng, Ba Tư, Bắc Hàn, Việt Cộng.. một mình một chợ, mà không dám can thiệp hay chỉ ‘ can thiệp ‘ chiếu lệ, làm cho các nước trên càng thêm hung hăng khát máu.

            Và cũng nhờ thành tích lẫy lừng trên, mà ngày 9-10-2009 Viện Hàn Lâm Na Uy mới tuyên bố trao giải ‘ Nobel Hoà Bình ‘ 2009 cho TT Hoa Kỳ Barack Obama với lý do ‘ .. ông ta đã tạo ra một không khí mới trong chính trị quốc tế qua đối thoại và thương thuyết, để giải quyết vấn đề nguyên tử, đồng thời dân chủ và nhân quyền cũng được cũng cố.. ’ ’ Tất cả những tuyên bố trên đã được thực tế trả lời qua hành động của Ba Tư, Bắc Hàn, Nga, Trung Cộng và nhất là VN ngày nay về các vấn đề nguyên tử, bá quyền, ngoại giao, nhân quyền và tự do tôn giáo..

            Từ năm 1901 các giải Nobel được thành hình và được trao cho những người trúng tuyển hằng năm vào ngày 10 tháng 12 tại Thụy Ðiển và Na Uy, để tưởng nhớ ngày mất của Alfred Nobel vào năm 1896. Cũng từ đó hầu như hằng năm, hai giải thưởng Nobel văn chương và nhất là hòa bình, luôn luôn bị dư luận chỉ trích, phê phán vì giải này được trao trong một thế giới đầy chết chóc, nhiểu nhương do các cuộc chiến đẳm máu gây ra nên chẳng bao giờ có hoà bình. Năm nay cũng vậy, giải Nobel Hoà Bình cũng được trao cho TT Obama trong lúc hoà bình khắp nơi trên thế giới không hề có ..

            Xưa nay giải Nobel được đánh giá là một biểu tượng cao quý nhất trong các giải thưởng quốc tế, mà bất cứ khoa học gia, các văn nghệ sĩ, những nhà tranh đấu cho công lý, hòa bình.. đều có khả năng nhận được. Các phần thưởng của giải Nobel còn đuợc gọi là ‘ tặng thưởng của nhân loại ‘, biểu tượng của tim óc sáng tạo và năng khiếu tuyệt vời của con người. Ngoài giải Nobel Hòa Bình được phát tại Na Uy. Các giải Nobel khác được phát tại Toà Ðô Chánh (Stadshuset) ngay thủ đô Stockholm (Thụy Ðiển). Trong ngày phát giải vào tháng 12 hằng năm, đều có mặt hoàng đế, hoàng hậu và đại sứ các nước cùng với những quý khách mời từ muôn phương về, để cùng nhau tôn danh những tài năng xứng đáng của nhân loại.

            Nhưng không phải ngẩu nhiên mà thiên hạ luôn mai mĩa về giải Nobel Hoà Bình vì cha đẻ của giài thưởng này là Alfred Nobel, lại là người phát minh ra chất nổ, một lái buôn cái chết, kẻ phá hủy đời sống an bình của nhân loại. Ông sinh tại Thụy Ðiển(1833), lớn lên tại Nga, sống ở Pháp và qua đời tại Ý năm 1896 vì bệnh tim.

            Sinh thời ông là vua không ngai của đế quốc chất nổ, với những phát minh chât Dynamyte, ngòi nổ, thuốc súng không khói và nhiều loại vũ khí.. Vì những thành tích kinh khủng trên, nên sinh thời không ai tin thiện chí hòa bình của Alfred kể cả người dân Thụy Ðiển. Tóm lại dù tốt hay xấu, sau này mọi người vẫn đánh giá ông là một thiên tài, một người cô độc bị thất bại trong lãnh vực tình yêu. Một năm trước khi qua đời, ông đã ký di chúc để lại toàn bộ gia sản, dành cho việc thành lập giải thưởng mang tên Nobel.

            Theo các tài liệu được công bố, thì hằng năm tiền lời thu được từ tài sản của Alfred Nobel để laiỳ, dành tặng cho bất cứ ai (nam hoặc nữ) có những phát minh cống hiến hữu ích cho nhân loại trong năm qua, thuộc các lãnh vực vật lý, hóa học, y khoa và văn chương. Riêng giải Nobel Hòa Bình dành tặng cho bất cứ ai đã tạo được thành tích mang tới sự an bình, đoàn kết giữa các dân tộc.. Năm 1969 có thêm giải Nobel Kinh Tế.

            Phải mât năm năm sau ngày Nobel qua đời, ý nguyện của ông mới được thực hiện vào ngày 10 tháng 12 năm 1901 là niên lịch đầu tiên giải Nobel được trao tặng. Tài sản đầu tiên của Nobel để lại là 8.960.000 Mỹ kim. Ban tổ chức chỉ dùng tiền lời để phân đều cho 6 giải thưởng từ 25.000 Mỹ kim năm 1901 tới nay đã tăng hơn 1 triệu USD. Người đoại giải sẽ được thông báo vào ngày 15 tháng 11 trong năm. Riệng giải Nobel Hoà Bình được đặt dưới sự bảo trợ của Quốc Hội Na Uy. Sỡ dĩ có tình trạng này vì trước đó vào năm 1814, Na Uy bị lệ thuộc vào Thụy Ðiển, tới năm 1905 mới được độc lập.

            Giải Nobel Hoà Bình lúc đầu được diễn ra tại Viện Nobel ở Olso (Na Uy) trước năm 1947. Từ năm đó tới năm 1990 phát tại giảng đượng Ðại Học Olso. Sau năm 1990 giải này phát tại Tòa Thị Chính. Giải được Chủ Tịch Ủy Ban Hòa Bình Na Uy trao cho người nhận trước sự hiện diện của Vua, Hoàng Hậu và các đại biểu chính phủ nước này.

            Ðây là giải thưởng bị tranh cải và mĩa mai nhiều nhất trong các giải Nobel. Ngoài giải hoà bình đầu tiên năm 1901 được trao cho Jean Henri Dunant (người sáng lập Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế), còn lại đều bị các khuynh hướng khác nhau trên thế giới khen chê dè bĩu không thống nhất. Ðó là các giải thưởng đã trao cho Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt (1904), Tổng thống Liên Xô M.Goobatrov (1990), Thủ tướng Do Thái Menacham Begin (1977), Tổng thống Nam Hàn Kim Dae Jung (2000), Tổng thống My Jimmy Carter và Phó Tổng thống Mỹ Gore.. Nhưng nhục nhã và xấu hổ nhất, chắc chắn không ai hơn cặp Henry Kissiger và Lê Ðức Thọ được thưởng giải Nobel Hòa Bình năm 1973, qua cái gọi là đem lại hòa bình, chấm dứt chiến tranh VN. Cuối cùng Thọ từ chối, còn Kissinger cũng không trực tiếp tới Olso nhận giải vì bị biểu tình phản đối kẻ lừa đảo.

            Tóm lại nhân loại đã trãi qua hơn 100 lần phát giải Nobel Hòa Bình nhưng hình bóng của nó thì xa tít tận nơi đâu. Năm nay Tổng thống Mỹ Obama được chọn nhận giải Nobel Hòa Bình trong lúc đất nước Hoa Kỳ lẫn thế giới đang sôi sục trong chiến tranh lửa đạn suy thoái kinh tề và bất ổn. Nhưng như Irwin Abrams một chuyên gia về giải Nobel nhận thức ‘ Hòa Bình không chỉ là mục tiêu, nó còn là một tiến trình, một nổ lực để các thế hệ nối tiếp thực hiện ‘.Ðó cũng là nguyện vọng của vị Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc hiện tại đang bước tới và theo đuổi.

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 10-2009
Mường Giang