Mang bọn tội phạm Việt Cộng ra trước công lý |
Thứ Sáu, 05 Tháng 2 Năm 2010 12:01 | |||
Tội ác phải bị trừng phạt.
Quyền Xét Xử Phổ Biến (Universal Jurisdiction) Ngày 16-10-1998, cảnh sát Thủ Đô Luân Đôn của Anh quốc đã bắt giữ Tướng Augusto Pinochet của Chile trong khi ông này đang viếng thăm Anh quốc. Cảnh sát Luân Đôn đã thi hành trát bắt giữ được ban hành bởi một thẩm phán Tây Ban Nha. Nhà cựu độc tài Pinochet đã bị một toà án Tây Ban Nha truy tố về những tội ác mà ông ta đã phạm trong 17 năm cầm quyền tại Chile. Toà án của Anh quốc đã bác bỏ khiếu nại của Tướng Pinochet về quyền miễn tố đối với ông ta. Đòi hỏi được xét xử tại Chile của ông ta cũng bị toà án bác bỏ. Toà án của Anh quốc đã phán quyết rằng ông Pinochet có thể bị dẫn độ sang Tây Ban Nha. Tuy nhiên, sau đó – vì lý do sức khoẻ – ông ta được trả về Chile để bị xét xử. Điểm cần nêu bật ở đây là một vị thẩm phán của một toà án Tây Ban Nha đã có quyền ban hành trát bắt giữ ông Pinochet về những tội ác mà ông ta đã phạm hầu hết trên lãnh thổ Chile đối với người dân Chile. Vị thẩm phán Tây Ban Nha đã thi hành quyền xét xử phổ biến theo đúng luật pháp quốc tế. Quyền xét xử phổ biến cho phép tất cả các quốc gia trên thế giới có quyền và cũng là bổn phận phải điều tra và xét xử những tội ác có tính quốc tế (international crimes) diễn ra tại bất cứ nơi nào trên thế giới, bất kể cương vị và quốc tịch của kẻ phạm tội. Mục đích tối thượng của quyền xét xử phổ biến là nhằm bảo đảm rằng trên thế giới sẽ không còn nơi dung thân cho những kẻ phạm những tội ác có tính quốc tế mà cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. Theo luật pháp quốc tế, những tội ác có tính quốc tế bao gồm tội ác diệt chủng (the crime of genocide), tội ác chiến tranh (war crimes), tội ác chống nhân loại (crimes against humanity, tội hành quyết phi pháp (extrajudicial executions), tội thủ tiêu mất tích người (enforced disappearace of persons) và tội tra tấn (torture). Tất cả những tội ác này đã được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute). Những tội ác kể trên là những tội đại hình có tính quốc tế, đe doạ đến nền hoà bình và sự an ninh của thế giới và không thể không bị trừng phạt. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, ranh giới giữa các quốc gia đã mờ nhạt đi với ý niệm thế giới là một ngôi nhà chung của nhân loại. Do đó, khi một quốc gia đưa ra những phán xét về những tội ác có tính quốc tế đang diễn ra tại một quốc gia khác, điều này không thể được xem là vi phạm vào công việc nội bộ của quốc gia khác như bọn tội phạm Việt Cộng thường ngoan cố biện bạch. Trái lại, đây là một trách nhiệm liên đới và là một bổn phận của đạo đức và lương tri. Sự kiện nhà độc tài Pinochet bị một toà án Tây Ban Nha ban hành trát bắt giữ đã gây một niềm tin vào pháp lý quốc tế cho các nạn nhân rằng họ có thể mang những kẻ phạm những tội ác chống lại họ ra xét xử tại một toà án ngoại quốc. Sau đây là hai trường hợp điển hình về sự kiện này: a) Trong tháng 1/2000, những nạn nhân bị tra tấn tại Chad thuộc Trung Phi đã đi Senegal để khởi tố nhà cựu độc tài lưu vong Hissene Habre. Một toà án của Senegal đã truy tố ông này về hai tội: tội tra tấn và tội ác chống nhân loại. b) Trong năm 2001, một toà án tại Bỉ đã kết tội hai nữ tu người Rwanda về những hành động độc ác tàn bạo (atrocities) đối với người dân Rwanda. Ngoài hai trường hợp kể trên, sau đây là ba sự kiện điển hình mới nhất về quyền xét xử phổ biến: a/ Ngày Thứ Bẩy 12/12/2009, một toà án tại Thủ Đô Luân Đôn của Anh quốc đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Do Thái, vì bị cho là đã phạm tộị ác chiến tranh tại Gaza. Lệnh bắt giữ này đã được huỷ bỏ sau khi được biết Bà Tzipi Livni đã huỷ bỏ, không tham dự một cuộc hội họp tại Luân Đôn. Toà án đã ban hành trát bắt giữ Bà Tzipi Livni theo yêu cầu của các luật sư đại diện cho các nạn nhân người Palestine trong cuộc chiến tại Gaza. Bà Tzipi Livni là thành viên của nội các chiến tranh và bộ trưởng ngoại giao của Do Thái khi diễn ra cuộc tấn công của Do Thái vào dải Gaza vào cuối năm 2008. b/ Sau hai năm điều tra, một thẩm phán Tây Ban Nha đã chấp nhận lời buộc tội tra tấn và diệt chủng đối với năm viên chức cao cấp của đảng cộng sản Trung Cộng nhằm chống lại Pháp Luân Công. Nếu những can phạm này hiện diện tại Tây Ban Nha, họ sẽ được triêu tập đến toà án để nghe vị chánh thẩm phán quyết về những tội trạng của họ. Ngày 11/11/2009, Luật sư Carlos Iglisias, đại diện cho các nguyên đơn của Pháp Luân Công, đã nhận được văn thư của Toà Án Quốc Gia Tây Ban Nha thông báo rằng những tội ác tra tấn và diệt chủng chống lại Pháp Luân Công đã được Toà Án chấp nhận. Những bị cáo gồm có Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Hoa; La Cán, cựu Giám Đốc Phòng 610, một cơ quan được thành lập để khủng bố Pháp Luân Công; Bạc Hy Lai, hiện là Bí Thư Thành Uỷ Trùng Khánh và cựu Bộ Trưởng Thương Mại; Giả Khánh Lâm, người đứng thứ tư trong hệ thống đảng cộng sản Trung Quốc và Ngô Quan Chính, người cầm đầu uỷ ban kỷ luật nội bộ của đảng cộng sản Trung Quốc. c/ Sau bốn năm điều tra, ngày 17/12/2009, thẩm phán Octavia Araoz de Lamadrid của Toà Án Liên Bang Số 9 của Argentina đã ban hành trát bắt giữ hai trong số năm nghi can đã bị toà án Tây Ban Nha truy tố trước đó một tháng. Các nghi can này là Giang Trạch Dân và La Hán. Hai can phạm này đã phạm những tội ác tra tấn và tội ác chống nhân loại đối với Pháp Luân Công. Trát bắt giữ này được thi hành bởi Cục Cảnh Sát Quốc Tế trực thuộc Cảnh Sát Liên Bang của Argentina. Do đó, khi hai can phạm này đến bất cứ một quốc gia nào có ký hiệp ước dẫn độ với Argentina, họ sẽ bị bắt giữ và giải giao cho Argentina để trả lời trước công lý về những tội ác mà họ đã phạm đối với Pháp Luân Công. Sau khi có phán quyết của toà án, Luật Sư Alejando Cowes, đại diện cho Pháp Luân Công, đã tuyên bố: “Đối với Trung Quốc, hay nói đúng hơn là đối với nhân dân Trung Quốc, nó có nghĩa là điều này có thể là sự khởi đầu cho sự kết thúc của một nền độc tài đã nắm quyền trong vòng 60 năm qua và đàn áp đẫm máu hơn 85 triệu dân.” Các trát bắt giữ trên đây đã đánh dấu một bước ngoặt có tính lịch sử trong tiến trình pháp lý quốc tế rằng trong thế giới ngày nay không có nơi nào là chỗ trú ẩn an toàn cho những kẻ phạm những tội ác có tính quốc tế. Những tên đầu sỏ Việt Cộng đang phạm những tội ác chống nhân loại như ngược đãi tôn giáo… có tổ chức quy mô tại Việt Nam sẽ phải đối diện với công lý. Kể từ sau đệ nhị thế chiến, đã có hơn 15 quốc gia đã hành xử quyền xét xử phổ biến để điều tra và xét xử những kẻ phạm những tội ác có tính quốc tế gồm có Úc Đại Lợi, Áo, Bỉ, Gia Nã Đại, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hoà Lan, Na Uy, Senegal, Tây Ban Nha, Anh, Hoa Kỳ…Ngoài ra, còn có 125 quốc gia đã hành xử quyền xét xử phổ biến cho ít nhất là một trong những tội ác có tính quốc tế nói trên. Tất cả những quốc gia trên đây đã tu chính luật pháp quốc gia để có thể xét xử những tội ác có tính quốc tế. Mang Bọn Tội Phạm Việt Cộng Ra Trước Công Lý Căn cứ vào những điều trình bày trên đây, Việt Cộng, bọn thủ phạm của những tội ác có tính quốc tế, có thể bị truy tố và xét xử tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới có áp dụng quyền xét xử phổ biến. Đối với những quốc gia có thi hành quyền xét xử phổ biến, việc điều tra và xét xử những tội ác có tính quốc tế là một quyền hạn và cũng là một bổn phận (obligation). Tại những quốc gia Âu Châu có áp dụng quyền xét xử phổ biến, những nạn nhân và đại diện hợp pháp của họ có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy các nhà cầm quyền quốc gia sở tại thi hành quyền xét xử phổ biến đối với những tội ác có tính quốc tế. Trong nhiều trường hợp, chính những nạn nhân hay những luật sư đại diện của họ đã tiến hành những bước khởi đầu cho việc điều tra tội ác. Trong hầu hết các quốc gia Âu Châu, hệ thống pháp lý cho phép nạn nhân giữ một vai trò tích cực và trung tâm trong các vụ kiện; ngoài tư cách nạn nhân, họ còn có vai trò chứng nhân. Hội Đồng các Bộ Trưởng Âu Châu khuyến cáo rằng nạn nhân phải có vai trò xứng đáng trong các tiến trình điều tra và xét xử. Tóm lại, tại các quốc gia có áp dụng quyền xét xử phổ biến, đặc biệt là tại Âu Châu, các nạn nhân giữ vai trò trung tâm trong việc khởi động các vụ kiện và các toà án có trách nhiệm điều tra và xét xử theo luật pháp quốc tế. Căn cứ vào quyền hạn và vai trò của nạn nhân được trình bày trên đây, các tổ chức của cộng đồng người Việt quốc gia trên khắp thế giới nên tiến hành các thủ tục pháp lý để mang bọn tội phạm Việt Cộng ra trước công lý. Không bút mực nào có thể kể hết tội ác của Việt Cộng đối với dân tộc Việt Nam trong 80 năm nay. Tuy nhiên sau đây là hai tội ác chống nhân loại có tính thời sự cấp thiết mà Việt Cộng đang vi phạm có tổ chức quy mô với một thái độ ngoan cố, thách thức và nhạo báng công luận và luật pháp quốc tế. Hai tội ác này được dự liệu tại Đạo Luật Rome. 1/ Tội Ngược Đãi Tôn Giáo Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa tội ác này như sau: “Sự Ngược Đãi đối với bất cứ một nhóm hay một tập thể nào có thể nhận diện được vì những lý do chính trị, chủng tộc, dân tộc, sắc tộc, văn hoá, tôn giáo, giới tính như đã được định nghĩa tại đoạn 3 hoặc vì những lý do khác đã được công nhận một cách phổ biến là trái với luật pháp quốc tế, liên quan tới bất cứ hành động nào được nêu lên trong đoạn này hoặc bất cứ tội ác nào thuộc quyền xét xử của Toà Án Hình Sự Quốc Tế.” “Persecution against any identifiable group or collectivity on political, racial, national, ethnic, cultural, religious, gender as defined in paragraph 3 or other grounds that are universally recognized as impermissible under international law, in connection with any act referred to in this paragraph or any crime within the jurisdiction of the International Criminal Court.” Hành động ngược đãi cũng được định nghĩa như sau: “Ngược Đãi có nghĩa là sự tước đoạt cố tình và nghiêm trọng những quyền cơ bản (trái với luật pháp quốc tế) vì lý do bản sắc của nhóm hay tập thể.” “Persecution means the intentional and severe deprivation of fundamental rights by reason of the identity of the group or collectivity.” Căn cứ vào định nghĩa trên đây, những vụ ngược đãi tôn giáo dã man đang diễn ra công khai và thách thức lương tâm nhân loại tại chùa Bát Nhã và giáo xứ Đồng Chiêm – sưốt mấy tháng nay và còn đang tiếp tục – trước sự chứng kiến của toàn thể nhân loại qua các phương tiện truyền thông toàn cầu đã chứng minh một cách hùng hồn, không thể chối cãi rằng lũ Việt Cộng đang phạm tội ác chống nhân loại một cách man rợ. Nhân chứng và vật chứng của tội ác này đã được các hãng thông tấn quốc tế và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới thu thập đầy đủ và được phổ biến liên tục hàng ngày trên các hệ thống thông tin toàn cầu. Các tổ chức quốc tế và các chính phủ trên thế giới đã gay gắt lên án tội ác ngược đãi tôn giáo dã man này. Ba tên Nông Đức Manh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng là thủ phạm của tội ác chống nhân loại này, một tội ác có tính quốc tế mà bất cứ một toà án quốc gia nào trên thế giới cũng có quyền truy tố và xét xử theo luật pháp quốc tế về quyền xét xử phổ biến. 2/ Tội Giam Cầm (Imprisonment) Điều 7 của Đạo Luật Rome đã định nghĩa tội ác chống nhân loại này như sau: “Giam cầm hoặc sự tước đoạt nghiêm trọng tự do thân thể, vi phạm những điều luật cơ bản của luật pháp quốc tế” “Imprisonment or other severe deprivation of physical liberty in violation of fundamental rules of international law” Căn cứ vào định nghĩa trên đây, sự giam cầm Hoà Thượng Thích Quảng Độ mà không chính thức buộc tội hay xét xử (imprisonment without formal charges or trial) suốt nhiều năm nay tại Thanh Minh Thiền Viện là một sự giam cầm phi pháp và là một tội ác chống nhân loại. Ngoài ra, phiên toà mới diễn ra tại Sàigòn ngày 20/1/2010 đã “kết án và bỏ tù” bốn nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung từ 5 năm tới 16 năm tù là một trò hề riễu cợt công lý bởi vì đây là một phiên toà được dàn dựng theo kiểu toà án Kangaroo của bọn thảo khấu. Tính cách Kangaroo – có nghĩa là tính phi pháp – của phiên toà này đã bị dư luận khắp nơi trên thế giới kết án. Trong một thông cáo báo chí của Amnesty International được phổ biến khẩn cấp ngày 20/1/2010, ngay sau khi phiên toà kết thúc, ông Brittis Edman đã gọi phiên toà Kangaroo này là một phiên toà hoàn toàn nhạo báng công lý. “The trial made a complete mockery of justice”. Ngày 23/1/2010, khi trả lời cuộc phỏng vấn của RFA do phóng viên Hà Giang thực hiện, Bà Janice Beanland của Amnesty International đã trả lời nguyên văn như sau: “Janice Beanland: Diễn tiến phiên toà cho chúng tôi thấy rất đáng nghi ngờ là các bị can đã được xem là vô tội cho đến khi họ bị buộc tội. Trong một vụ án quan trọng như thế, mà các quan toà chỉ thảo luận vỏn vẹn trong 15 phút để rồi đưa đến một bản án phải mất 45 phút mới đọc xong, thì đây rõ ràng là những dấu chỉ cho thấy việc kết tội cũng như bản án đã được định đoạt trước. Điều này hoàn toàn vi phạm nguyên tắc căn bản là các bị cáo phải được xem là hoàn toàn vô tội cho đến khi được xét xử.” Toà án nhân dân của Việt cộng thực chất chỉ là một công cụ đàn áp của băng đảng Việt Cộng. Chúng tuyên bố rằng phiên toà xét xử công khai, nhưng thân nhân của các bị cáo cũng không được vào phòng xử án. Hai quan sát viên của Hội Luật Sư Thế Giới (the International Bar Association) được gửi đến quan sát phiên toà cũng không được tham dự. Tóm lại, kết án bốn nhà hoạt động dân chủ 33 năm tù và 14 năm quản chế qua một phiên toà Kangaroo chỉ diễn ra trong tám tiếng đồng hồ là một trò hề thách thức lương tri loài người. Sự giam cầm họ là phi pháp và là một tội ác chống nhân loại. Thủ phạm của tội ác có tính quốc tế này cũng là ba tên Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng. Các phiên toà trước đây xử Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các Luật Sư Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài…cũng là các phiên toà xét xử theo kiểu toà án Kangaroo của bọn thảo khấu sống ngoài vòng pháp luật. Trong các phiên toà Kangaroo, các bản án đều do những tên cầm đầu bọn thảo khấu quyết định trước. Các hãng thông tấn quốc tế theo rõi phiên toà xử Linh Mục Nguyên Văn Lý đã đưa những bản tin có tựa đề như sau: “Father Nguyen Van Ly at Vietnam’s Kangaroo Court” và “Unfair process against Father Nguyen Van Ly”. Tóm lại, Linh Mục Nguyễn Văn Lý, các L/s Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài và nhiều nhà hoạt động dân chủ khác đã bị các toà án Kangaroo của Việt Cộng bỏ tù một cách phi pháp. Họ chính là nạn nhân của tội ác chống nhân loại mà thủ phạm là ba tên đầu sỏ Việt Cộng đã nói ở trên. Trong xu thế toàn cầu hoá ngày nay, những tội ác có tính quốc tế đang diễn ra tại Việt Nam không còn là chuyện nội bộ của Việt Nam mà là chuyện chung của cộng đồng thế giới. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền và các chính phủ trên khắp thế giới đã lên án gay gắt những hành động tội ác của Việt Cộng. Các hãng thông tấn có uy tín quốc tế (AFP, AP, BBC, Reuters…) đã làm nhiệm vụ thông tin một cách tích cực, đã cấp thời đưa những tin tức và hình ảnh liên quan đến tội ác tới mọi ngõ nghách trên toàn thế giới. Tuy nhiên lũ Việt Cộng rừng rú, bọn quen sống vô luật pháp trong các hang động, vẫn tiếp tục ngoan cố và trơ trẽn biện bác rằng thế giới đã xen vào chuyện nội bộ của chúng. Những hành động tội ác chống nhân loại của Việt Cộng đang diễn ra hàng ngày tại Việt Nam chứng tỏ rằng chúng không xứng đáng để giữ bất cứ một vai trò nào trong cộng đồng quốc tế như thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ trước đây hay chủ tịch khối ASEAN hiện này. Như đã trình bày trên đây, theo luật pháp quốc tế về quyền xét xử phổ biến, tất cả các toà án quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các toà án tại các nước Âu Châu, đều có quyền điều tra và xét xử các tội ác có tính quốc tế mà Việt Cộng đang phạm. Những nạn nhân cũng là chứng nhân hay đại diện hợp pháp của họ có quyền khởi tố và tham gia vào tiến trình điều tra và xét xử vụ án. Chúng ta có đầy đủ nhân chứng, vật chứng cũng như tư cách pháp lý để đưa bọn tội phạm Việt Cộng ra trước công lý như tổ chức Pháp Luân Công đã làm, và bọn tội phạm Trung Cộng đã bị hai toà án Tây Ban Nha và Argentina truy tố. Phán quyết của toà án Argentina dựa trên lời khai cũng là lời làm chứng của 17 nạn nhân cùng với các tài liệu của Uỷ Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, Amnesty International và Human Rights Watch… Bởi vì Vìệt Cộng không ký và phê chuẩn Đạo Luật Rome, chúng ta không thể trực tiếp truy tố chúng trước Toà Án Hình Sự Quốc Tế, nhưng chúng ta có đầy đủ tư cách pháp lý để truy tố chúng trước bất cứ một toà án quốc gia nào trên thế giới có áp dụng quyền xét xử phổ biến. Cũng chính vì Trung Cộng không phải là quốc gia hội viên (State party) của Đạo Luật Rôme nên Pháp Luân Công đã không thể truy tố những tên tội phạm Trung Cộng trước Toà Án Hình Sự Quốc Tế mà truy tố chúng trước các toà án quốc gia có áp dụng quyền xét xử phổ biên. Ngoài hai toà án Tây Ban Nha và Argentina, Pháp Luân Công còn truy tố chúng tại 30 toà án quốc gia trên khắp thế giới, có nghĩa là phải là truy nã bọn tội phạm đến tận cùng bằng pháp luật. Mang Việt Cộng, bọn phạm tội ác có tính quốc tế, ra trước công lý là nhiệm của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản trên khắp thế giới. Như đã trình bày trên đây, ngày nay, tất các toà án quốc gia đều có nhiệm vụ bảo vệ công lý trên toàn thế giới bằng cách truy tố và xét xử những tội ác có tính quốc tế diễn ra tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Nếu chúng ta khởi tố bọn tội phạm Việt Cộng, chắc chắn một toà án quốc gia như toà án Tây Ban Nha hay Argentina sẽ thụ lý để mang lại công lý cho các nạn nhân của chúng. Tội ác phải bị trừng phạt. Đỗ Ngọc Uyển
|