Luật Bảo Hiểm Y Tế: Phúc lợi hay thảm họa cho dân Mỹ |
Tác Giả: Lê Duy Nhân | |||
Thứ Bảy, 27 Tháng 3 Năm 2010 03:58 | |||
Khi Tổng Thống Obama đặt bút ký dự luật bảo hiểm y tế thành luật Bảo Hiểm Y tế Toàn Dân, thì dù yêu hay ghét ta phải thừa nhận rằng ôngđã đi vào lịch sử một cách vinh quang như TT Franklin Roosevelt khi phê chuẩn Luật An Sinh Xã Hội năm 1935 hoặc TTLyndon Johnson khi phê chuẩn luật Medicare năm 1966. Khi đặt bút ký dự luật bảo hiểm y tế thành luật Bảo Hiểm Y tế Toàn Dân,TT. Obama đã đi vào lịch sử một cách vinh quang. (Hình: Getty Images) Điều đó không có nghĩa là đạo luật bảo hiểm y tế này nhất thiết phải là một phúc lợi hay một thảm họa cho nhân dân Hoa Kỳ? Nhưng một điều chắc chắn là nếu đạo luật này thất bại thì sự nghiệp chính trị của TT Obama coi như chấm dứt và đảng Dân Chủ sẽ trở thành một đảng hữu danh vô thực. Chưa bao giờ Quốc Hội Hoa Kỳ phân hóa trầm trọng như ngày nay khiến guồng máy chính quyền có nguy cơ sụp đổ. Ngay khi dự luật cải tổ được đưa vào nghị trình quốc hội thì đảng Cộng Hòa đã tung ra chiến dịch thủ tiêu dự luật này một cách quyết liệt và không khoan nhượng như một nỗ lực triệt tiêu mọi thành quả của đảng Dân Chủ. Các luồng thông tin bảo thủ với những bình luận gia cực hữu như Rush Limbaugh, Glen Beck,…đã biến cuộc chiến Cải Tổ Bảo Hiểm Y Tế thành một mê hồn trận khiến quần chúng khi hoang mang, khi thất đảm, mất hết khả năng phán đoán vô tư và khách quan. Luật Bảo Hiểm Y Tế mới là “kỳ thư” gì mà thiên hạ cứ như các thầy bói mù sờ voi? Dưới đây xin phân tích một số điểm chính yếu của Luật Bảo Hiểm Y Tế mới được TT Obama phê chuẩn ngày 23 tháng 3 vừa qua. 1. Phí Tổn Bảo Hiểm Y Tế tác hại kinh tế Mỹ ? Theo ước tính của Ủy Ban Ngân Sách Quốc Hội (Congressional Budget Office) thì chương trình bảo hiểm y tế mới sẽ ngốn hết: 940 tỷ dollars trong 10 năm. Đảng Cộng Hòa dựa vào ngân sách này để lên án đảng Dân Chủ là tạo thêm gánh nợ cho các thế hệ sau. Nhưng đảng Dân Chủ lại dựa vào ước tính của Ủy Ban Ngân Sách Quốc Hội, một ủy ban lưỡng viện, cho rằng ngân sách quốc gia sẽ giảm chi được 143 tỷ trong vòng 10 năm. Chỉ có thời gian mới trả lời được ai đúng ai sai. 2. Bảo Hiểm Y tế có biến Hoa Kỳ thành một nước Cộng Sản không? Một dân biểu ỏ California kết tội Bảo Hiểm Y Tế của đảng Dân Chủ là lối cai trị theo kiểu độc tài toàn trị Xô-Viết . Nói như vậy chẳng hóa ra Canada và châu Âu toàn là Cộng Sản cả hay sao. Cho đến khi luật Bảo Hiểm Y Tế ra đời thì Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trong các nước tiến bộ không có bảo hiểm toàn dân. Thực ra luật Bảo Hiểm Y Tế mới không hề có điều khoản nào cấm tư nhân cung cấp bảo hiểm y tế cho dân chúng mà chỉ nhằm kiềm chế các hãng bảo hiểm tư nhân thi hành những chính sách hạn chề quyền được chữa trị chính đáng của họ. Nếu cho rằngvì chính quyền kiểm soát bảo hiểm y tế thì Hoa Kỳ sẽ thành nước Cộng Sản thì bao nhiêu năm nay Medicare và Medicaid là các chương trình bảo hiểm y tế do chính phủ điều hành không thấy ai la hoảng. 3. Luật Bảo hiểm y tế mới có làm giảm quyền lợi của người đang có Medicare không? Đảng Cộng Hòa rêu rao rằng Luật Bảo Hiểm Y Tế là “Ban Tử Thần” (Death Panel) của người già, là cắt quyền Lợi của Medicare để lấy tiền mua bảo hiểm cho người không có bảo hiểm. Đảng Dân Chủ “phản biện” rằng họ không cắt giảm quyền lợi của Medicare mà chỉ triệt hạ các lạm dụng và phung phí ngân sách cho những dịch vụ y khoa không cần thiết. Đảng Dân Chủ cũng có thể nêu lợi ích của luật Bảo Hiểm Y Tế mới, qua đó người có bảo hiểm thuốc không phải trả 100% tiền thuốc khi rớt vào khoảng trống bảo hiểm (donut hole). Đảng Dân Chủ viện dẫn việc cácHội AARP (Hội Người Cao Niên Mỹ) và AMA (Hội Y Sĩ Hoa Kỳ) đã ủng hộ Luật Bảo Hiểm Y Tế mới để củng cố lập luận của họ. 4. Ai phải đóng thêm tiền thuế? -Lợi tức cá nhân$250,000: đóng thêm $450/năm , nếu lợi tức này là cho hai vợ chồng thì không phải đóng thêm đồng nào. -Lợi tức $500,000: cá nhân đóng thêm $2,700/năm – vợ chồng : $2,250 -Lợi tức $1000,000: cá nhân : $72,000 – vợ chồng $6,750 - Lợi tức $5,000,000. cá nhân : $43,000 – vợ chồng: $42,750 5. Đảng Cộng Hòa có thể hủy bỏ Luật Bảo hiểm Y Tế mới được không? Mặc dầu trên nguyên tắc dự luật Bảo Hiểm Y Tế của đảng Dân Chủ đã thành luật nhưng đảng Cộng Hòa tuyên bố họ sẽ chống đối đến “hơi thở cuối cùng” bằng cách vận động hủy bỏ (repeal) và kêu gọi các tiểu bang có đa số cử tri Cộng Hòa kiện lên Tối Cao Pháp Viện là đạo luật này vi hiến vì đã ép buộc người dân phải mua bảo hiểm y tế. Đa số bình luận gia cho rằng những nỗ lực này của đảng Cộng Hòa chỉ là những tiếng la hét giận dữ mà không có thực lực gì. Ảnh hưởng chính trị của Luật Bảo Hiểm Y Tế chắc chắn sẽ làm cho các ứng cử viên quốc hội của cả hai đảng lo sợ trong mùa bầu cử tháng 11 này. Kết quả thống kê từ nhiều cơ quan lại đưa ra những con số khác biệt về tỉ số người hài lòng với Luật Bảo Hiểm Y Tế mới từ 40% đên 49%. Cuộc tranh cử hầu như đã khai hỏa. Tổng thống Obama có thể dùng thắng lợi lịch sử của mình để làm vốn chính trị cho cá nhân tổng thống cũng như đảng Dân Chủ. Các ứng cử viên thuộc đảng Dân Chủ có thể dùng khẩu hiệu:”Chúng tôi đã làm được việc”, ngầm chỉ trích8 năm cầm quyền “bất động” của TT Bush. Ngược lại, đảng Cộng Hòa sẽ lên án Luật Bảo Hiểm Y Tế mới là tạo thêm thâm thủng ngân sách, là làm cho kinh tế Hoa Kỳ mất ưu thế cạnh tranh, vì tăng thuế sẽ làm giảm lợi nhuận của giới tư bản khiến họ không có hứng thú đầu tư, do đó sẽ kéo theo tỉ số thất nghiệp lên cao hơn. Nghĩa là đảng Cộng Hòa sẽ tô vẽ bức tranh kinh tế Mỹ vốn ảm đạm khiến nó có mầu sắc đen tối hơn. khó biết được đảng nào sẽ giành được đa số trong quốc hội. Nếu kinh tế Mỹ phục hồi đượctrước tháng 11, nếu tỉ số thất nghiệp giảm dần trong các tháng tới thì người dân sẽ quên đi những ẩn số trong Bảo Hiểm Y Tế và việc không có một lá phiếu thuận nào của đảng Cộng Hòa dành cho Bảo Hiểm Y Tế sẽ là chiếc Boomerang quật vào chính người ném nó ra. Tất cả những nỗ lực đánh phá nhau của hai đảng sẽ trở thành vô nghĩa khi kinh tế Mỹ hồi phục vì kinh tế luôn luôn là hàn thử biểu đo hậu thuẫn của người dân. Câu nói của cổ nhân ta: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” quả là một chân lý vượt thời gian và không gian.
|