Ngây Thơ Về Chính Trị |
Tác Giả: Trần Viết Đại Hưng | |||
Thứ Sáu, 02 Tháng 4 Năm 2010 15:25 | |||
Ngây thơ là một đặc tính của tuổi thơ. Ðầu óc tuổi thơ luôn bao gồm những gì hồn nhiên, trong sáng. Ðối với tuổi thơ, không ai đặt vấn đề bắt mấy em phải dùng lý trí để suy xét một vấn đề. Ðầu óc các em là một tờ giấy trắng, chỉ biết thu thập những dữ kiện mà không có sự phán đoán chính xác . Rồi theo thời gian, tuổi thơ lớn lên thành người lớn từng trải. Sự phán đoán ngày càng được hình thành dựa trên kiến thức học hỏi và kinh nghiệm đời sống. Sự khôn ngoan không phải một sớm một chiều có được mà phải tích lũy và sàng lọc qua thời gian. Thông thường một người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn một người ít học hay vô học. Nhưng trong môi trường chính trị, một môi trường chứa đầy thủ đoạn, dối trá, bịp bợm, đôi khi có những người trí thức vẫn có óc suy luận ngây thơ như một con nai tơ để rội bị lường gạt. Lý trí đầu óc của họ đã bị trái tim yêu thương lấn át để rồi sau đó phải sống những chuỗi ngày ân hận, ray rứt và hối tiếc. Cần phải quân bình yêu thương và lý trí mới mong có sự chọn lựa đúng đắn và chính xác trong lãnh vực chính trị vốn là một nơi chốn điên đảo có nhiều gió tanh mưa máu mà khả năng trí thức cao chưa đủ để có sự nhận định trung thực về những diễn tiến chính trị phức tạp và rối rắm. Mới đây nhà xuất bản Tiếng Quê Hương ở Virginia có cho xuất bản cuốn sách “ Hồi ký của một thằng hèn “ của nhạc sĩ Tô Hải . Trong lời tựa đề cho cuốn sách , nhà văn Lê phú Khải có kể chuyện về sự thú nhận sai lầm cuối đời của Bác sĩ Nguyễn khắc Viện như sau: Nguyễn khắc Viện tự đánh giá như thế là khách quan. Cần phải tách bạch hai chuyện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cái gọi là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Một đàng là hành động theo lương tâm, một đàng là hành động theo người khác khuyến dụ, và cả ép buộc nữa.* Ai cũng biết Bác sĩ Nguyễn khắc Viện ngoài bằng cấp của một bác sĩ chuyên nghiệp, ông còn là một nhà ngữ học tài ba. Ông đã dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du ra Pháp văn. Và vào cuối đời ông được chính phủ Pháp trao giải thưởng về những công trình văn hóa viết bằng tiếng Pháp của ông. Một người trí thức hàng đầu như thế mà cuối đời cũng thú nhận là đã ngây thơ khi đi theo chủ nghĩa xã hội, một chủ nghĩa có nội dung rất đẹp trên giấy trắng mực đen nhưng là một địa ngục kinh hoàng khi xây dựng. Con tim ông sôi nổi nồng nàn thiết tha, quá mê mệt cái thiên đường xã hội chủ nghĩa mà bộ óc trí thức của ông không kềm chế và kiểm soát nổi để rồi khi về già trở nên hối tiếc ân hận vì mình đã bỏ công sức ra xây dựng một chủ nghĩa không tưởng . Dĩ nhiên Bác sĩ Nguyễn khắc Viện không phải là người trí thức duy nhất bé cái lầm về chủ nghĩa xã hội, còn có biết bao nhiêu trí thức phương Tây và Việt Nam cũng sai lầm như ông khi coi chủ nghĩa xã hội là con đường đi đến sự toàn thiện toàn mỹ cho xã hội loài người. Dù sao cuối đời ông cũng có đủ cái lương thiện trí thức để nói ra cái ngây thơ dại dột của mình. Hy vọng lỗi lầm tự bạch của ông sẽ giúp nhiều người khác tránh khỏi vết xe đổ mà ông đã đi qua. Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần, Nguyễn khắc Viện thấy ra cái dại của mình vào lứa tuổi ngoài tám mươi. Dù có trễ tràng nhưng còn nhìn ra còn hơn không. Biết bao nhiêu trí thức khác còn mơ màng ảo tưởng về cái chủ nghĩa xã hội phản khoa học và phi nhân bản này. Một người trí thức thứ hai hàng đầu của miền Nam cũng mang bệnh” ngây thơ “ về chính trị là Học giả Nguyễn hiến Lê. Ông Lê đúng là một trí thức tháp ngà, suốt ngày đóng cửa để đọc sách và viết sách. Ông tự hào là người còn viết nhiều còn hơn Học giả Trương vĩnh Ký. Cả đời ông , ông viết khoảng chừng 30000 trang sách. Ông viết đủ mọi thể loại, đề tài như văn học, chính trị, toán học, học làm người v..v. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, những diễn tiến chính trị tàn nhẫn đã làm ông sững sốt như bị tạt một gáo nước lạnh vào mặt. Những suy nghĩ về diễn tiến chính trị ở miền Nam của ông coi như sai bét. Ông viết hồi ký nói lên sự suy nghĩ non dại của mình trước những sự kiện phũ phàng của cuộc đời. Kiến thức ông bao la nhưng ông thiếu một yếu tố quan trọng làm nhận định thời cuộc của ông sai bét vì ông không có kinh nghiệm thực tế . Muốn có những nhận định chính xác về thời cuộc thì kiến thức chưa đủ mà cần bổ túc thêm kinh nghiệm thực tế thì mới mong có những phán đoán chính xác. Hồi ký Nguyễn hiến Lê nói rõ diễn tiến sự suy luận của ông về tình hình chính trị miền Nam như sau : Tôi đoán công việc đó khó khăn nhưng có thể thực hiện được nếu những người trong sạch, có tư cách, nhiệt tâm ở miền Nam và ở ngoại quốc về chịu ra đảm đương việc nước, và nếu Mặt trận vẫn tỏ ra vẻ ôn hòa như họ thường tuyên bố. Như vậy, sau bốn năm năm, miền Nam ổn định rồi, có thể thống nhất quốc gia được, Bắc Nam dung hòa nhau, Nam hồng thêm lên một chút, để cùng nhau kiến thiết mà tạo hạnh phúc cho dân. Riêng tôi, tôi sẵn sàng bỏ một ít tự do đi, sống thanh bạch hơn nữa, miễn là hết thấy cái nạn tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp, phè phỡn, bóc lột và thấy con người có tư cách hơn. Tôi vẫn thường nói với nhà tôi: cộng sản vào đây thì chỉ nội 48 giờ là hết cái tệ đó. Một bên ( Bắc ) mới thắng Mỹ về ngoại giao, rất phấn khởi, khí thế đương hăng; một bên ( Nam) bị Mỹ chẳng nghĩ gì đến liêm sỉ, nhẫn tâm bỏ rơi, vừa uất ức vừa thất vọng, thì phần thắng về ai, điều đó rất dễ hiểu. Quân Bắc tiến tới đâu, dân chúng một phần sợ những vụ chém giết, chôn sống như ở Huế tết Mậu Thân, dắt díu, bồng bế nhau bỏ chạy; một phần ghét Mỹ, ghét chính phủ Thiệu, theo quân đội giải phóng, cho nên cuộc tiến quân của Bắc dễ như chẻ tre, chỉ trong ít tháng chiếm trọn miền cao nguyên và miền Trung, gần tới Biên Hòa. Tổng thống Dương văn Minh biết chống cũng vô ích, xin hai bên ngừng chiến để đỡ chết dân và chính quyền miền Nam chờ đợi quân đội miền Bắc vào Sàigòn để giao lại quyền hành, nói tóm lại là xin đầu hàng vô điều kiện; và ngay 12 giờ trưa ngày 30-4 tướng Trần văn Trà của Mặt trận ngồi xe thiết giáp tiến vào dinh Ðộc Lập. Sự thắng lợi đó quả là vẻ vang cho miền Bắc, nhưng xét kỹ thì cũng như sự thắng lợi của quân đội Mao trạch Ðông năm 1949 (cũng chỉ trong có mấy tháng họ tiến từ Nam Kinh tới biên giới Bắc Việt); và cũng như sự thắng lợi của Khmer đỏ ( ngày 17-4) khiến Lon Nol phải bỏ nước để thoát thân như Nguyễn văn Thiệu. Ðại sứ Mỹ phải nhục nhã cuốn cờ bỏ Nam Vang mà về nước, và Khmer Ðỏ vào Nam Vang 13 ngày trước Cộng sản Bắc Việt vào Sài gòn. Từ ngày 20-4-75 Sài Gòn rất xôn xao. Một ông bạn thân của tôi 65 tuổi, ở gần nhà tôi, đương đau mà gia đình cũng “ bốc “ lên phi cơ để tỵ nạn, mới tới Manila thì chết, phải chôn ở đó. Một cô em ruột nhà tôi, cô Trịnh thị Mộng Ðơn cũng dắt con lên phi cơ qua với chồng bên Mỹ. Trong số ba người em, tôi mến cô nhất, mà cô cũng quý tôi. Cô làm dâu họ Tô ở Hà Nội, có ba người con đều vào hạng học giỏi. Con gái lớn, Tô lệ Hằng, đậu tiến sĩ vật lý, tính tình hợp vói tôi, hiện ở Pháp, giúp đỡ tôi được nhiều việc, vợ chồng tôi coi ba cháu đó như con. Cô đi rồi, ở Sài gòn tôi không còn ai ruột thịt cả. Ðọc những suy nghĩ đơn giản về diễn tiến chính trị mà thấy tội nghiệp cho học giả Nguyễn hiến Lê. Ông quá mơ màng ảo tưởng về cách đối xử đàng hoàng của Bắc quân sau khi chiếm được miền Nam. Thực tế phũ phàng đã dội một gáo nước lạnh vào mặt ông khiến ông tỉnh người và thốt lên “ *Tôi ngây thơ quá*“ Thật ra ông có cảm tình với kháng chiến ( cộng sản ) từ lâu nên cuộc cách mạng cải cách ruộng đất kinh khiếp và tàn bạo ở miền Bắc sau 1954 và sự tàn sát kinh hoàng tại Huế trong trận Mậu Thân 1968 cũng không làm ông thấy rõ hơn về bản chất tàn bạo khát máu của bọn Cộng sản Việt Nam nên ông vẫn có những ý nghĩ tốt đẹp và tích cực về bọn thú đội lốt người này. Biến cố 30 tháng 4 năm 75 đã mở mắt cho ông và những người khác đến nỗi nhạc sĩ mù Văn Vỹ cũng phải “ mở mắt “ ra chứng kiến sự độc ác, lưu manh của bọn Việt Cộng ! Rồi đến suy nghĩ ngây thơ của ông khi cho rằng Cộng sản vào thì miền Nam sẽ chấm dứt nạn tham nhũng! Ông Lê mất năm 1984, nếu ông sống thêm ít năm nữa, ông sẽ thấy nạn tham nhũng trong chế độ Cộng sản còn gấp trăm ngàn lần chế độ miền Nam. Ðây lại là một suy nghĩ dễ dãi của ông, một trí thức tháp ngà, không có điều kiện cọ xát vói thực tế nên cứ suy đoán viễn vông sai sự thật. Ông Lê phát hiện ra yếu tố phải sống mới hiểu chứ không thể hiểu một chế độ qua sách vở nên ghi thêm suy nghĩ của mình như sau : Dù sao Nguyễn hiến Lê là người không tham gia sinh hoạt chính trị, chuyện ông sai lầm trong nhận định cũng là chuyện thường tình. Ngay cả những người có chức vụ cao trong Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam cũng sững sờ thấm thía trước sự lật lọng của Cộng sản miền Bắc sau 1975. Trương như Tảng, nguyên bộ trưởng tư pháp của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, lên thuyền vượt biển để sau này định cư ở Pháp. BS. Dương Quỳnh Hoa và chồng (hình năm 1970) Bác sĩ Dương quỳnh Hoa, nguyên bộ trường y tế của MTDPMN, làm đơn xin rút ra khỏi Ðảng vì nhìn thấy sự tàn ác bất lương lật lọng của bọn Cộng sản miền Bắc. Ðây có thể nói là những con nai tơ ngây thơ trong chính trị. Trước đây họ vào Ðảng với ước mong cứu nước , cứu dân. Nào ngờ sau chiến thắng năm 1975, Ðảng hiện nguyên hình là một đảng cướp lưu manh dối trá cùng cực không còn có thể chấp nhận được. Tiếc thay, biết khôn thì sự đã rồi ! Dương quỷnh Hoa từ trần ở Sài Gòn ngày 25 tháng 2 nàm 2006. Cả cuộc đời Dương quỳnh Hoa coi như tan nát vì mắc lừa Cộng sản. Nói chung, Trương như Tảng và Dương quỳnh Hoa đã từ bỏ địa vị xã hội, cuộc sống giàu sang phú quý để vào bưng chiến đấu cho lý tưởng độc lập tự do, công bằng xã hội theo sự dụ dỗ của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Họ ngây thơ tưởng rằng sự xả thân của họ sẽ đóng góp vào nền độc lập của tổ quốc và sự no ấm, hạnh phúc của đồng bào. Sau ngày chiến thắng của Cộng sản năm 1975, họ mới sững sờ nhìn thấy cái xấu xa lật lọng vô bờ bến của bọn Cộng sản miền Bắc. Họ phải trả một giá rất đắc cho sự ngây thơ chính trị của mình. Trương như Tảng có kể chuyện trong hồi ký của mình là sau 1975, Trương như Tảng có dự một cuộc duyệt binh trước dinh Ðộc Lập. Tảng đứng gần Ðại tướng Cộng sản miền Bắc Văn tiến Dũng. Tảng lên tiếng hỏi Dũng, “ Sao những sư đoàn của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đâu rồi? “ Dũng nhếch mép cười mỉa mai, “ Quân đội đã thống nhất “. Tảng choáng váng trước câu trả lời thẳng thừng và lạnh lùng của Dũng và đủ thông minh để hiểu là Cộng sản miền Bắc đã cho giải giới Mặt Trận khi chuyện xâm chiếm miền Nam đã hoàn thành. Dĩ nhiên Cộng sản miền Bắc đã “ vắt chanh bỏ vỏ “ , đã dẹp ngay Mặt Trận Giải phóng Miền Nam sau ngày chiến thắng. Chúng chỉ sử dụng Mặt Trận như một công cụ dể che mắt quốc tế trong chuyện xâm lăng miền Nam mà thôi. Xong chuyện rồi là chúng dẹp bỏ Mặt Trận một cách không kèn không trống, không thương tiếc. Trương như Tảng còn kể thêm một chuyện nữa trong hồi ký của ông là khi ông bị chính quyền miền Nam bắt giam vì tìm ra ông có liên hệ với Cộng sản. Cha ông vào thăm ông trong nhà giam và đau đớn nói với ông, “ *Cha không hiểu sao con từ bỏ đời sống vinh hoa phú quý, hạnh phúc gia đình để theo Cộng sản để rồi bây giờ phải chịu cảnh tù tội, thân tàn ma dại như thế này !* “ Dĩ nhiên Trương như Tảng từ bỏ tất cả sự nghiệp và hạnh phúc gia đình để đi theo lời dụ dỗ cứu nước cứu dân đẹp đẽ và cao quý của Cộng sản. Ðến ngày chiến thắng , bọn quỷ đỏ mới lòi ra bộ mặt bất nhân, tàn bạo làm cho Tảng mới vỡ mặt và không còn chịu đựng nổi để rồi phải lên thuyền vượt biển ra đi tìm tự do như bao nhiêu đồng bào Việt Nam khác không sống nổi dưới chế độ Cộng sản hà khắc, độc ác. Học giả Trần trọng Kim ( nguyên là thủ tướng trong chính phủ Bảo Ðại) có kể chuyện trong hồi ký “ Một cơn gió bụi” của ông là vào năm 1946 khi ông qua Hương Cảng ( Hồng Kông) gặp vua Bảo Ðại đang sống lưu vong. Lúc gặp nhau, lời nói đầu tiên mà vua Bảo Ðại nói với cụ Trần là : “ Chúng mình già trẻ mắc lừa bọn du côn”* ( Hồi ký “ Một cơn gió bụi “ của Trần trọng Kim , trang 146). Chữ du côn mà vua Bảo Ðại nói ở đây để nói đến Hồ chí Minh và tổ chức Việt Minh của Hồ. Khi nói bị mắc lừa, có nghĩa là vua Bảo Ðại chấp nhận mình đã ngây thơ tin nghe Cộng sản. Chữ “ du côn “ mà vua Bảo Ðại dùng để chỉ Hồ chí Mình và tổ chức Việt Minh thật là quá đúng vì lúc ấy chúng đã lộ rõ nguyên hình là một bọn du côn, du đãng, lưu manh tàn bạo đối với các đảng phái quốc gia khác trong cuộc chiến chống thực dân Pháp. Khi vua Bảo Ðại thoái vị để trao quyền cho Việt Minh và sau đó nhận chức “ cố vấn tối cao “ cho chính phủ Hồ Chí Minh, ông đã nói một câu bất hủ để đời “ Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ “ . Tiếc thay vua Bảo Ðại không thể làm công dân một nước độc lập trong chế độ Hồ Chí Minh bịp bợm vì độc lập chỉ là cái bánh vẽ để dụ dỗ những người yêu nước theo Cộng sản. Vua Bảo Ðại đã nhìn thấy con người gian manh, quỷ quyệt của Hồ chí Minh khi ra Hà Nội cộng tác với Hồ và rốt cuộc đã phải bỏ nước ra đi lưu vong để rồi không bao giờ trở lại quê hương Việt Nam nữa. Thật ra một người sống trong cung vàng điện ngọc từ nhỏ đến lớn như vua Bảo Ðại làm sao hiểu thấu những trò đểu giả, dối trá của thứ người hạ cấp bồi tàu, đầu đường xó chợ như Hồ chí Minh để rồi bị con cáo già này gạt gẫm. Có điều đáng buồn là từ khi lưu vong cho đến khi gửi nắm xương tàn trên đất Pháp, vua Bảo Ðại chưa một lần được về Huế thăm mẹ là Ðức Từ Cung. Cả ba chính phủ đệ nhất, đệ nhị Cộng Hòa của miền Nam và chế độ Cộng sản đã không tạo điều kiện cho vua Bảo Ðại làm bổn phận của một người con, về Việt Nam thăm viếng người mẹ già bao năm xa cách . Cả ba chế độ đều không có được một cử chỉ nhân ái dành cho với một ông vua tuy bất tài nhưng hiền lành vô tội này. Chuyện những nhà đại trí thức ngây thơ với Cộng sản trước 1975 đã không mở mắt được cho một số tổ chức hiện đang đấu tranh chống cộng dỏm ở hải ngoại. Chúng mang danh chống cộng như vẫn mơ màng ảo tưởng cộng tác với Cộng sản để mong kiếm ghế trong chính phủ Cộng sản ở quốc nội. Chúng cho người điều trần trước quốc hội các nước Âu Mỹ nói tốt cho Cộng sản để mong chiếm cảm tình với Cộng sản với mong ước Cộng sản sẽ chia cho chúng chút cơm thừa canh cặn về quyền lực chính trị sau này. Không ai khác mà chính là Ðảng Việt Tân cuả Hoàng cơ Ðịnh. Từ một đảng chống cộng chúng biến thành một đảng hợp tác với Cộng sản để mong chia chác quyền lực. Có lẽ con đường đấu tranh gian khổ đổ xường đổ máu dài lâu làm chúng nản chí và mong đi con đường tắt để có quyền lực là hợp tác với Cộng sản. Dĩ nhiên chúng chỉ làm trong sự dấu diếm khốn nạn trước sự khinh bỉ và nguyền rủa của người Việt hải ngoại. Tội nghiệp cho sự ngây thơ đáng nguyền rủa của chúng . Ðồng bào hải ngoại cần phải nhìn cho rõ bộ mặt nham nhở khốn nạn của những tổ chức chống cộng cuội này. Chúng hội họp khua môi múa mỏ ở đâu thì cũng nên mang cà chua trứng thối đến để tặng chúng. Bao nhiêu kinh nghiệm cay đắng của những người đã từng hợp tác với Cộng sản cũng không làm cho chúng mở mắt ra được vì giấc mơ quyền lực đã làm chúng u mê nên chúng đi theo đường làm tay sai cho Cộng sản mặc dù chúng mang danh nghĩa chống cộng. Thật đáng nguyền rủa và lên án cho bọn súc vật “xanh vỏ đỏ lòng “ này. Người dân Việt nam hiện nay không những chán ghét Cộng sản vì chế độ chúng bất công, tham nhũng mà còn bất bình bức xúc về chuyện Cộng sản Việt Nam bán đất, dâng biển cho Trung Cộng và đem công nhân Tàu đỏ vào khai thác bô-xít ở Tây nguyên gây nên hiểm họa về môi trường sinh thái và nguy cơ mất nước. Người dân chắc chắn sẽ hưởng ứng tham gia lời kêu gọi “ bất tuân dân sự- biểu tình tại gia “ do Hòa Thượng Quảng Ðộ vào tháng 5 – 2009 sắp tới. Cuộc đình công bãi thị này chắc chắn sẽ có sức ép rất lớn làm lung lay và rung rinh chế độ Cộng sản Việt Nam, một chế độ chỉ sống bằng bạo lực, dối trá và giờ đây cam tâm làm tay sai cho Trung cộng, bán tháo bán đổ mảnh giang sơn gấm vóc Việt Nam cho ngoại bang để mong duy trì quyền lực thống trị của chúng. Năm 2009 chắc chắn sẽ là một năm nay đầy biến động, làm lung lay tới gốc rễ chế độ gian ác Việt Cộng để từ đó đưa đến sự sụp đổ một ngày không xa. Biết bao lọc lừa, gian trá do chế độ Cộng sản này gây ra sẽ tan biến đi nhường chỗ cho một chế độ dân chủ đích thực, nhân bản, tự do để từ đó nhân dân Việt Nam nắm tay nhau xây dựng lại đất nước rách nát đau thương trong nền độc lập , tự chủ mới giành lại được. Xin kết thúc bài viết bằng 2 bài thơ của nhà thơ Nguyễn chí Thiện, một người ngồi tù Cộng sản suốt 27 năm, để vạch ra cái gian trá lật lọng của Cộng sản với ước mong kể từ nay sẽ không có ai ngây thơ tin tưởng vào những lời đường mật tuyên truyền của Cộng sản nữa. Qua năm tháng, sự dối trá đã phơi bày trơ trẽn và không còn có khả năng lừa bịp người nhẹ dạ được nữa.
|