Chuyện buồn tháng Tư |
Tác Giả: Lữ Giang | |||
Thứ Tư, 14 Tháng 4 Năm 2010 13:34 | |||
Hàng năm, đến ngày 30 tháng Tư, người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới thường tổ chức những buổi lễ tưởng niệm để ghi nhớ và tạ ơn các chiến sĩ đã hy sinh cho tự do và dân chủ trong cuộc chiến Việt Nam, các thương phế binh đang lâm cảnh khốn cùng tại quê nhà, những người đã bị lao tù Cộng Sản và những người đã bỏ mình khi đi tìm tự do.. . Tại Orange County, nơi được coi là thủ đô của người Việt tỵ nạn, trong 8 năm qua, kể từ khi Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam (Vietnam War Memorial – người Việt thường gọi là “Tượng Đài Chiến Sĩ Việt - Mỹ”) được xây dựng tại Công Viên “Sid Goldstein Freedom” (người Việt thường gọi là “Công Viên Tự Do”) của thành phố Westminster, hàng năm các tổ chức cựu quân nhân và các đoàn thể trong cộng đồng đã họp nhau ở đây để làm lễ tưởng niệm. Các viên chức tại địa phương và các dân cử cũng thường đến dự. CHUYỆN BẤT NGỜ XẨY RA Khi xem giấy phép, người ta được biết đó chỉ là giấy phép “Intent-to-meet Permit”, một loại giấy phép thường được cấp cho những cuộc họp mặt nhỏ dưới 300 người và không được xử dụng hệ thống khuếch đại âm thanh. Hai câu hỏi được đặt ra: Câu hỏi thứ nhất: Tại sao Văn phòng bà Janet Nguyễn lại giành trước chỗ các đoàn thể cựu quân nhân và các tổ chức trong cộng đồng thường tổ chức lễ tưởng niệm hàng năm? Bà Janet Nguyễn có mưu đồ gì? Câu hỏi thứ hai: Mỗi lần lễ tưởng niệm 30 tháng Tư, đồng bào tới tham dự rất đông, có năm lên tới 5 ngàn người (như trường hợp tổ chức tại trường trung học ở đường Newland), tại sao bà Janet Nguyễn chỉ xin một giấy phép họp mặt dưới 300 người và không có âm thanh? Câu trả lời có lẻ không có gì khó khăn. Năm ngoái, chúng tôi thấy bà Janet Nguyễn có đến tham dự, nhưng ban tổ chức đã mời bà Margie Rice, Thị Trưởng Thành Phố Westminster và các nghị viên của thành phố này lên phát biểu trước vì họ là chủ nhà, sau đó đến nghị sĩ Lou Correa và dân biểu Trần Thái Văn. Nghị viên Andrew Đỗ và bà Janet Nguyễn cũng được mời lên phát biểu, nhưng sau những người nói trên. Bà Janet Nguyễn nói: Căn cứ vào các sự kiện nói trên, có hai giả thuyết đã được đặt ra xung quanh vụ bà Janet Nguyễn “xí” Tượng Đài trước trong năm nay: Giả thuyết thứ nhất: Nhiều người tin rằng việc bà Janet Nguyễn giành Tượng Đài của các hôi cựu quân nhân năm nay chỉ là chuyện “chiếu trên chiếu dưới”. Sau buổi lể tưởng niệm nói trên, có lẻ bà Janet Nguyễn cảm thấy bà có “chức vụ to ” hơn thị trưởng Westminster và các nghị viên của thành phố này, tại sao “chúng nó” lại đối xử với bà “thấp kém” hơn họ, nên đã nghĩ đến chuyện phải “làm chủ” lễ tưởng niệm tại Tượng Đài trong năm tới để bà có thể ung dung ngồi ở “chiếu trên”. Vì thế, vào tháng 2 năm 2009, bà đã cho người đi “xí” chỗ Tượng Đài trước. Nếu sự suy đoán này đúng, việc tranh giàng chỉ là do tự ái cá nhân hay do một suy nghĩ nông cạn và nhỏ mọn. 2.- Về giấy phép họp mặt. Bà Janet Nguyễn có thể đã nghĩ rằng đến ngày 30.4.2010, nếu số người đến tham dự trên 300 và có dùng loa phóng thanh mà cảnh sát đến hỏi, bà có thể dùng “uy thế” của bà nói mấy câu là cảnh sát bỏ qua. Nhưng nếu đúng như thế thì bà đã tính sai. Khi có sự phản đối của đồng bào, cơ quan chính quyền sẽ phải có thái độ khác, vì họ không muốn bị tố cáo là vi phạm luật pháp để bảo vệ “kẻ mạnh”. Trong cuộc điều trần ngày 24.3.2010 vừa qua, nghị viên Tyler Diệp Miên Trường đã đặt câu hỏi trực tiếp với ông Don Lamm, Quản lý thành phố Westminster (City Manager) như sau: “Trường hợp một giấy phép cho sinh hoạt nhỏ (Intent-to-meet Permit) mà dùng loa phóng thanh và micro (amplified sound) thì thành phố sẽ làm gì? Giới hạn của giấy phép này ra sao?” Ông Donald Lamm trả lời, “Giấy phép Intent-to-meet” mà Giám Sát Viên Janet Nguyễn được cấp, không cho phép dùng loa phóng thanh. Vì vậy, nếu có sự vi phạm, cảnh sát được phép yêu cầu ngưng xử dụng loa. Nếu tiếp tục xử dụng, cảnh sát sẽ phải yêu cầu giải tán!” Lúc đầu, cả bà thị trưởng Margie Rice và nghị viên Frank Fry đã đứng về phía bà Janet Nguyễn, cho rằng một khi giấy phép đã được cấp thì không thể thu hồi được. Nhưng nhiều người đã đứng lên phản đối mạnh mẽ, cho rằng thành phố có thời hạn 10 ngày trước ngày tổ chức để rút lại giấy phép nếu xét thấy có những chuyện không đúng. Thấy phản ứng mạnh của cử tri, sợ bị mất phiếu trong kỳ bầu cử sắp đến, bà thị trưởng Margie Rice phải nói: “Mời một đại diện văn phòng GSV Janet Nguyễn và chỉ một người đại diện cho cộng đồng ngồi lại!” TRẢ LỜI THEO KIỂU TRỊCH THƯỢNG Trong cuộc phỏng vấn cò mồi của nhật báo gà nhà Việt Herald, Luật sư Andrew Đỗ nói rằng phía Cộng Đồng có liên lạc, nhưng lại đúng thời điểm “bận rộn sửa soạn lên đường đi Washington, DC,” rồi một thành viên khác của Cộng Đồng gọi lại sau đó, lại “nhằm lúc chúng tôi đang chuyển phi cơ tại Houston,” rồi sau đó một số đại diện liên lạc lại nữa, thì “vừa ở thủ đô về.” Nghị viên Andrew Đỗ nói với nhật báo Việt Herald: “Nếu những người và những nhóm nào nữa muốn hợp tác, cứ gửi thư nói rõ cho chúng tôi biết họ là tổ chức nào, muốn hợp tác trong vai trò gì.” Thấy vấn đề trở nên gay cấn, chúng tôi đã mở một cuộc hội luận một tiếng rưởi đồng hồ trên đài truyền hình VAN-TV trong chương trình “Meet the Press” vào trưa 27.3.2010, phân tích các khía cạnh của vấn đề, phê phán hành vi của bà Janet Nguyễn và Luật sư Andrew Đỗ, và khuyến cáo bà Janet Nguyễn nên hợp tác với các hội đoàn trong cộng đồng, xin hội đồng thành phố Westminster điều chỉnh lại giấy phép để có thể tổ chức bình thường như mọi năm. Sau đó, trong cuộc phỏng vấn của tuần báo Viet Weely phổ biến sáng 1.4.2010, chúng tôi cũng đã trình bày gióng như vậy. Bị áp lực của dư luận và cơ quan truyền thông, chiều 1.4.2010, sau khi họp với ông Nguyễn Phục Hưng và ông Nguyễn Tấn Lạc, đại diện của ban tổ chức lễ tưởng niệm 30 tháng Tư, Luật sư Andrew Đỗ đồng ý hai bên sẽ làm việc để tổ chức chung. Ông nói: “Đây là việc làm đầy ý nghĩa. Chúng ta ai cũng muốn giúp, làm đẹp cho cộng đồng và đồng thời để dạy cho thế hệ trẻ bài học về sự hy sinh của thế hệ cha ông, nhân ngày lễ trọng đại này.” Tuy nhiên, nhiều người tin rằng vấn đề còn lại sẽ là vấn đề “chiếu trên chiếu dưới”. Đối với bà Janet Nguyễn, ai muốn làm gì thì làm, chỉ cần để bà ngồi ở chiếu trên và đọc diễn văn khai mạc là được rồi. Dĩ nhiên, các đoàn thể cựu quân nhân và cộng đồng không bao giờ chấp nhận biến lễ tưởng niệm và tri ân các chiến sĩ thành công cụ mua danh. Sự tan vỡ là chuyện đương nhiên. BA MỤC TIÊU ĐÁNH CHIẾM Trong phiên họp ngày 11.7.2001, Hội Đồng Thành Phố Garden Grove đã chấp thuận, từ đó những sự tranh chấp không còn nữa, nhưng thỉnh thoảng vẫn có một vài cá nhân hay tổ chức âm mưu đánh bật Tổng Hội Sinh Viên ra để vào thay thế. Tuy nhiên, tất cả các âm mưu này đều thất bại. Đối với một số người, việc được ngồi trên xe đi đầu đoàn diễn hành Tết là một vinh dự rất lớn lao và là một bước thăng tiến trên con đường chính trị của họ, nên việc tranh giành tổ chức diễn hành Tết đã gây khá nhiều sóng gió trong cộng đồng. Nay thành phố Westminster đã nhận lãnh vai trò này, nên tình hình tạm yên ổn. Việc đứng ra tổ chức lễ Tưởng Niệm 30 tháng Tư tại Tượng Đài là sự mơ ước của một số người muốn kiếm danh, nhưng họ không thể vượt qua các hội cựu quân nhân và cộng đồng. Năm nay bà Janet Nguyễn đã quyết định đương đầu! Chúng tôi nhớ lại, ngày 26.5.1999, ông Frank Fry, thị trưởng thành phố Westminster lúc đó, đã gởi đến người Việt tỵ nạn trong vùng một văn thư trình bày về quyết định xây tượng đài với các mục đích sau đây: Năm 2002, khi Tượng Đài được dựng lên, ký giả Gordon Dillow của nhật báo The Orange County Register đã viết một bài dưới đầu đề "A victory most can celebrate" trong số phát hành ngày 24.9.2002, có đoạn như sau: BỰC THANG GIÁ TRỊ Bà Janet Nguyễn mới đắc cử vào nghị viên thành phố năm 2004, đến năm 2007 đã lên làm Giám Sát Viên của Orange County. Sở dĩ bà tiến nhanh được như vậy không phải vì tư cách hay tài năng mà vì lúc đó một số cơ quan truyền thông và đoàn thể trong cộng đồng muốn lập một thế quân bình trong các cơ chế dân cử tại Orange County, không để cho nhóm Trần Thái Văn thao túng. Họ đã làm việc cận lực mới đưa được bà Janet Nguyễn vượt lên Luật sư Nguyễn Quang Trung của nhóm Trần Thái Văn. Nhưng đáng tiếc là sau khi đắc cử rồi bà lại đi vào con đường của Trần Thái Văn và coi các cơ quan truyền thông và các đoàn thể trong cộng đồng như những tổ chức có nghĩa vụ phục vụ bà! Đến đâu bà cũng muốn ăn trên ngồi trước. Nguyên cái email với cái tên dài “Superior Janet Nguyen” cũng đã làm cho nhiều người ngứa mắt, họ thường đục ngay thay vì mở ra đọc. Khi những cơ quan truyền thông và các đoàn thể yểm trợ bà phải giả từ bà, bà đi tìm “con mồi” khác để “phục vụ” bà và cho Lê Công Tâm dùng nguỵ luận để bênh vực bà. Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu nhóm bà Janet Nguyễn lên truyền thanh hay truyền hình đối thoại với chúng tôi, nhưng nhóm bà không trả lời. Nhiều người tin rằng nếu Bùi Mạnh Cường ở sau lưng nhóm Trần Thái Văn đã đưa nhóm này vào con đường nghiệt ngã thì Lê Công Tâm đứng đàng sau nhóm bà Janet Nguyễn cũng đang làm công việc đó. Phải chăng bà Janet Nguyễn chỉ muốn trúng cử một nhiệm kỳ thôi? Với tư cách, khả năng và tầm vóc của bà Janet Nguyễn, chúng tôi thấy không có gì để phải nói với bà và bà cũng chẳng cần biết trời đất là gì. Bà chỉ nghĩ đến chữ danh. Hãy để đời dạy cho bà. Chúng tôi chỉ muốn nói chuyện với Luật sư Andrew Đỗ, Chánh Văn Phòng của bà, vì dầu sao ông cũng tỏ ra là người có hiểu biết. Chúng tôi thấy một số luật sư trẻ khi mới vào nghề thường hay nghĩ rằng mình đã thâu tóm được cả vũ trụ, có thể chiến thắng bất cứ ai. Chỉ khi “lâm trận” vài lần mới nhận ra rằng khả năng của mình rất giới hạn, còn rừng luật thì mênh mong. Cuối cùng, nghị viên Andrew Đỗ nói: Trận chiến này còn kéo dài và nghị viên Andrew Đổ khó ngăn cản được Tổng Hội Sinh Viên tổ chức hội chợ Tết vì đồng bào đang đứng sau lưng Tổng Hội này. Nhân vụ này, chúng tôi muốn nói chuyện với Luật sư Andrew Đỗ về bực thang giá trị khi làm chính trị. Người nào học luật cũng phải biết phương pháp luận và dẫn chứng. Nghe Luật sư Andrew Đỗ “lập luận” trên đài VNCR mỗi tuần, một số người không dám lên truyền hình nói chuyện về vụ Janet Nguyễn mặc dầu họ rất bực mình, vì sợ không tranh luận nổi với luật sư Andrew Đỗ. Nhưng lâp luận và dẫn chứng của Luật sư Andrew Đỗ mới chỉ là LOGIC đơn phương. Đối phương có thể đưa logic khác để đánh bại. Bằng chứng là khi Luật sư Andrew Đỗ tố cáo Tổng Hội Sinh Viên dùng Hội chợ Tết để vận động chính trị cho các ứng cử viên và không biết ngân quỷ THSV đi về đâu..., Tổng Hội Sinh Viên đã đưa những phản chứng để chống lại và yêu cầu luật sư Andrew Đỗ phải xin lỗi. Như vậy trên LOGIC còn có REASON và COMMON SENSE, tức còn có LẼ PHẢI. Thí dụ trong vụ tổ chức lễ Tưởng Niệm 30 tháng Tư tại Tượng Đài, mặc dầu bà Janet Nguyễn xin giấy phép trước, nhưng lẽ phải là phải dành chỗ đó cho các hội đoàn cựu quân nhân. Bà Janet Nguyễn không thể dùng Tượng Đài để làm “bệ phóng hoạn lộ” của mình. Trong vụ tổ chức lễ tưởng niệm 30 tháng Tư, nếu bà Janet Nguyễn khôn ngoan, bà không bao giờ đi chiếm trước Tượng Đài như thế, mặc dầu trên nguyên tắc bà có quyền làm. Người khôn ngoan cũng không bao giờ trả mọi giá để được ngồi chiếu trên. Cử tri chỉ nhìn vào tư cách, khả năng và tinh thần phục vụ của ứng cử viên để quyết định chứ không bao giờ bị đánh lừa bằng những đòn biểu diển như ngồi chiếu trên, viết thư cho các dân biểu yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách CPC hay yêu cầu bà Michel Obama can thiệp cho cô Lê Thị Công Nhân..., vì đó chỉ là những đòn gió, chẳng có hiệu quả gì. Chúng tôi có thể đoan chắc với Luật sư Andrew Đỗ rằng người nào làm chính trị mà thích dùng LOGIC để chiến thắng kẻ khác, người đó sẽ trở thành kẻ chiến bại trên chính trường.
|