Những Anh Hùng Vô Danh |
Tác Giả: Vi Anh | |||
Thứ Ba, 13 Tháng 4 Năm 2010 16:55 | |||
Chúng ta không thể để cho những người đã nằm xuống phải tức tưởi Đúng như nhà chiến lựợc tài đánh đuổi quân Tàu, Ông Nguyễn Trải đã nói trong Bình Ngô Đại Cáo trước đây, đất nước có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có. Biết bao nhiêu quân dân VNCH dã anh dũng và âm thầm hy sinh trong cuộc chiến bảo quốc an dân của VNCH. Chưa ai có đủ số và danh sách những quân dân VNCH, tướng tá, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, cảnh sát quốc gia, công chức hành chánh, cán bộ xây dưng nông thôn, xã ấp, tập thể nhân dân tự vệ, cũng như những cán bộ các chánh đảng - đã tuẩn tiết hay bị CS thủ tiêu từ ngày CS Hà nội cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa. Mới đây nhứt tại thủ đô nước Mỹ, có cuộc hội thảo 'Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại'. Lời của một đại tá Mỹ và một trung tá VNCH làm cho người Việt bùi ngùi cảm động. Tiến sĩ Stephen Randolph, đương kim phó khoa trưởng của Đại Học Không Quân Quốc Gia, tác giả quyển “Powerful and Brutal Weapons: Nixon, Kissinger, and the Easter Offensive,” do Harvard University Press, từng là đại tá Không Quân Mỹ tham chiến ở VN, nói Việt Nam và Hoa Kỳ thua cuộc “là vì lý do chính sách,” và vì Hoa Kỳ lúc đó “has bigger fish to fry”. Ông xúc động tỏ bày tâm tình: “Đây là nhận thức mà tôi biết rằng sẽ ám ảnh tôi cho đến suốt cuộc đời.” Và Trung Tá Nguyễn Văn Lân, chỉ huy trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù nói về trận An Lộc. “Thời điểm 1972, Bắc Việt rất tin là họ sẽ chiếm được miền Nam, vì chính sách “Việt Nam Hóa” chiến tranh của Hoa Kỳ đã cho Bắc Việt nhiều lợi thế, cả về quân sự lẫn chính trị.”“Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã phải đơn phương chống cự với một đạo quân đông gấp bội, và hỏa lực ngày càng hùng hậu và tối tân do Nga và Tàu cung cấp. “Thế nhưng, lòng quả cảm của quân đội VNCH đã khiến chúng ta đẩy lui được quân Bắc Việt, dù phải chịu thiệt hại nặng nề.” Chỉ lên tấm hình một nghĩa trang ngút ngàn thập tự giá, Trung Tá Nguyễn Văn Lân bồi hồi càm dộng, : “Không gì đau lòng hơn cảnh nhìn các binh sĩ của mình tìm cách chôn cất đồng đội, trong khi chính bản thân họ cũng đang cận kề cái chết.” Ông nghẹn ngào đọc đứt khoảng hai câu thơ do một nữ giáo viên tặng những chiến sĩ anh hùng, ‘An Lộc địa sử ghi chiến tích, Biệt Kích Dù… vị quốc vong thân...” Và Ông đòi hỏi, “Đã đến lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử. Chúng ta phải cho các thế hệ con cháu biết là cha ông chúng đã anh dũng hy sinh để bảo vệ đất nước, để họ không bao giờ phải hỏi tại sao chúng ta đã thua trận. Chúng ta không thể để cho những người đã nằm xuống phải tức tưởi.” Con cá lớn mà Tiến sĩ Stephen Randolph nói đó ai cũng biết, kể cả VNCH. Đó là Trung Cộng với một thị trường lúc bấy giờ trên dưới một tỷ người về kinh tế và về chánh trị là một đòn sốc có thể xeo bể khối CS trên thế giới do Liên xô đang cầm cán và đương đầu với Mỹ. Đã buồn vì trận mưa rào Mỹ, VNCH còn đau về cái rủi qua vụ Watergate của Mỹ. Phản Chiến Mỹ thừa thắng xông lên. Chánh quyền Mỹ như bị bóng đè, Quốc Hội, Hành Pháp mất tính đấu tranh, tổng thống “deal” hết nổi vơi tình thế chỉ còn có cách bắt quân đội Mỹ rút quân ra khỏi VN như quân bại trận ra khỏi thành và bỏ rơi đổng minh VNCH, cắt gần hết viện trợ và quân viện, một nghĩa vụ của Mỹ dối với VNCH có ghi hẵn hòi trong hiệp định Paris. Đúng như lởi Ông Nguyễn Trải nói, đất nước có lúc thịnh suy, nhưng anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Từ đó cho thấy quân dân VNCH biết bao nhiêu người quân dân VN bỏ mình khi vì dân chiến đấu, vì nước hy sinh, Có người tuẫn tiết để bảo vệ danh dự, trách nhiệm đối với Tổ Quốc khi chế độ bị bức tử. Có người nằm gai nếm mật trong ngục tù CS, chịu muôn ngàn gian nguy chết sống trên đường vuợt biên. Quân nhân không coi mình là người giải ngũ, Công chức, cán bộ không coi mình là người tử dịch. Hầu hết coi mình bị đồng minh bỏ rơi vì địa lý chiến lược tòan cầu của Mỹ thay đổi, làm mình thua một trận Ba Mươi Tháng Tư, chớ không thua cuộc chiến tranh Quốc Cộng. Không sống được với CS ở nước nhà VN, người Việt Quốc Gia ra hải ngọai, tương kế đem hồn thiêng sông núi VN theo mình, giương cao quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ, làm lại một cuộc “chiến tranh khác”. Một cuộc chiến tranh chánh trị ví tình hình mới phương tiện mói, với vũ khí mới là tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Dù Mỹ có viện lý này, lẽ nọ như đổ tội cho Phản Chiến không chế truyền thông, hướng dẩn công luận khiến chánh quyền bị bó tay, rút quân Mỹ ra khỏi VN như quân bại trận ra khỏi thành. Cắt viện trợ và quân viện cho VNCH kiệt quệ súng đạn, xăng nhót, phụ tùng thay thế phi cơ, tàu chiến. Như lý lẽ mới dây trong cuộc hội thảo 'Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại', thứ trưởng John Negroponte nói Mỹ không bỏ rơi VN mà vì TT Johnson không dối phó nỗi với cuộc chiến: “Hoa Kỳ đã hỗ trợ Việt Nam từ năm 1950 cho đến năm 1975, khi đã hỗ trợ nhau một thời gian dài như thế thì không thể gọi là bỏ rơi được. Chỉ là vấn đề lúc đó Tổng Thống Johnson đã quá kiệt sức, không “deal” nổi với cuộc chiến đó nữa.” “Nên nhớ là sau đó Johnson quyết định không tái ứng cử nữa. Ông đã quá mệt mỏi!”Nói để mà nói chớ sự kiện lịch sử Thương Đề cũng không thay được là Mỷ rút quân, cắt viện trợ quân viện gần như hòan tòan, thí không bỏ rơi VNCH là cái gì. Nhưng phải công tâm mà nói chẳng bao lâu sau khi chơi không đẹp với đổng minh VNCH, nhân dân và chánh quyền Mỹ sau đó cũng thấy hối hận và có những hành động tồt để thông cảm. Mỹ đã dang tay ra dón hơn phân nửa người Việt tỵ nạn CS và giúp cho người Mỹ gốc Việt này hình thành nồng cốt một VN Hải ngọai. Tự do, dân chủ, nhân quyền VN, việc chống CS Hà nội độc tài tòan diện là chuyện chánh yếu của người VN, của dất nước VN. Mỷ giúp thì tốt, không giúp người Việt cũng phải làm. Trong công cuộc đấu tranh chánh trị tiếp nối cuộc chiến đấu, trong đời sồng mới sung túc, đầy đủ tư do, người Việt không thể nào quên những anh hùng tư sĩ đã hy sinh trong chiến trận, đã tuẩn tiết khi chế độ bị bức tử, và bỏ mình trên con dưởng tìm tư do để tiếp tực cuộc chiến đấu cho tư do , dân chủ cho VN. Những anh hùng liệt nữ vị quốc vong thân đó, có người nhiều người biết, có người chưa được biết hay không được biết. Chưa ai tổ chức nào dám nói mình có ấy dử danh sách. Nhiều anh hùng liệt nữ tử sĩ vô danh nhiều, nhiều lắm. Trong hai ngày hai đêm 1 và 2 tháng Tư, khi CS đánh chiếm tỉnh Phú Yên, CS Hà nội đã giết trên 400 quân dân cán chính của tỉnh này đa số gốc Đại Việt. Còn nhửng tỉnh Miển Tây, nơi PGHH giúp cho VNCH gìn giữ an ninh rất vững sau 30 tháng tư, CS thủ tiêu rất nhiểu người như trường hợp Dân biểu Hùynh văn Lầu, Anh Ba Dần ở Tân Qưới, Tân Lược Bình Minh ( Cái vồn), v.v. Chỉ một hội SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm mà đã có 1 danh sách 39 người. Anh hùng vô danh tuẩn tiết, tử thủ và kiên định lập trường chống Cộng bị CS thủ tiêu nhiểu, nhiều lắm. Ba Mươi Tháng Tư là dịp long trọng, thiêng liêng để đốt nén hương lòng cầu nguyên cho hương linh những anh hùng trong bóng tối ấy. Một tập quán tốt dã thành nghi thức trong mọi lễ hội của người Việt là mặc niệm. Người văn minh, chánh quyền và người dân văn minh lúc nào cũng dành cho những anh hùng không tên tuổi trong lịch sử một dịa vi tôn nghiêm. Những nghĩa trang quốc gia, trong đài tưởng niệm danh nhân ở thủ đô của các nước lớn như Anh, Mỹ, Pháp, Nhựt, lúc nào chánh quyền và nhân nhân cũng ghi ơn bằng cách xây dựng một ngôi mộ cho anh hùng vô danh mà Tổ Quốc Tri Ơn và tòan dân kính trọng.
|