Home Tin Tức Bình Luận Lý Tống - một viên gạch lót đường

Lý Tống - một viên gạch lót đường PDF Print E-mail
Tác Giả: Trang Hiền Võ   
Chúa Nhật, 01 Tháng 8 Năm 2010 19:57

Khi anh Lý Tống khoác áo chiến binh để làm trách nhiệm của 1 công dân trong thời chiến  thì tôi vẫn được ngồi yên ấm trên ghế nhà trường để mơ mộng, vẽ vời cho tương lai.

Khi anh Lý Tống ngồi tù ở phương xa vì tội cướp máy bay đi thả truyền đơn thức tỉnh người dân tôi thì tôi vẫn đang lận đận  xây dựng sự nghiệp trên quê hương mới …Khi anh Lý Tống trở lại nhà tù vì đã thay chúng tôi nói lên tiếng nói dứt khoát với 1 văn công Việt Cộng đang “công tác” ở Hoa Kỳ thì tôi vẫn còn bâng khuâng tính toán hơn thiệt cho cả cuộc đời còn lại?…
 
Tuần qua, chuyện anh Lý Tống cải trang thành phụ nữ vào đại nhạc hội để xịt hơi cay vào ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã gây những tranh luận gay gắt và cũng là cơ hội để người Việt tị nạn xét lại thái độ chống cộng của mình?.

Thú thật tôi chưa bao giờ xem Đàm Vĩnh Hưng hát trong Live Show hay ngay cả trong Video.  Khi được biết sự việc xãy ra, tôi tìm lại phần thâu hình những trình diễn của người ca sĩ này để thử xem tài nghệ của anh ta ra sao mà có thể huyênh hoang như thế?

Từ một thợ hớt tóc, Đàm Vĩnh Hưng đã được đánh bóng thành 1 nghệ sĩ sáng chói trong quốc nội để đưa ra hải ngoại làm việc?    

Với một cái “background” tầm thường như vậy làm sao Đàm Vĩnh Hưng có thể thu hút được sự chú ý của giới văn nghệ hải ngoại,  của một vài nhân vật có “máu mặt” tại Texas, Cali(?)  - như trong nhiều bức hình đang được phát tán rộng rãi trên Internet mấy hôm nay?.  Đàm Vĩnh Hưng hét nhiều hơn hát – và ngay cả trong tiếng hát tôi cũng không cảm nhận được một “impact” nào cả dù rằng anh có động tác nhảy nhót rất năng động và ăn mặc diêm dúa cũng không thua gì Elvis Presley.  Chỉ trong lãnh vực  văn nghệ, chẳng lẽ tôi đã quá già để có thể hòa nhập với tuổi trẻ ngày nay? Hay là vì tôi không những đã già mà còn đồng phái tính với Ca Sĩ Đàm Vĩnh Hưng để không cảm nhận được những nét “sexy” của anh? Thế thì tại sao 1 số người Việt tại hải ngoại mê mệt đến độ phải che mặt để vượt qua hằng lớp người biểu tình để vào trong rạp trình diễn? – hay như trường hợp có 1 người chị tôi quen đã nói với tôi Đàm Vĩnh Hưng rất lôi cuốn(!)… dù không đồng ý với lời tuyên bố của anh trong lần tranh chấp năm rồi tại Hoa Kỳ như anh đã ngạo mạn nói rằng anh cảm phục những khán giả đã can đảm vượt hàng rào biểu tình để vào rạp nghe anh hát!… Có phải đây là lý do mà những người phụ nữ , vốn không xa lạ với cộng đồng VN tỵ nạn, đã "sát vai kề má" chụp ảnh với anh chàng này , hay trong đó còn tiềm ẩn những nguyên nhân " bưng bợ " nào khác ? Và rồi sau sự việc bị anh Lý Tống xịt hơi cay vào mặt trong buổi trình diễn tại Santa Clara, trong 1 cuộc “họp báo” giải độc ở Cali sau đó, một lần nữa anh vẫn ngạo mạn nói rằng cọng đồng người Việt tị nạn cứ thoải mái biểu tình nhưng nên hành động có văn hóa, rất phù hợp với phát biểu của ký gỉa Đỗ Dũng của báo Người Việt trong phỏng vấn của đài BBC.
 
Tôi không rõ Đàm Vĩnh Hưng đã nhận những nhiệm vụ gì của CSVN hoặc sau khi đã được nổi danh,  nhà nước CSVN mới “phong tước” cho anh để lưu động quảng bá cho chế độ?  Nhưng anh đã hoạt động trong cộng đồng tị nạn với những chức phận mà anh được CS gán cho (Chủ Tịch Hội Nghệ Sĩ Nhân Dân kiêm Ủy Viên Đại Biểu của Hiệp Hội Thanh Niên của thành phố HCM nhiệm kỳ 2010-2015). Với tư cách này Đàm Vĩnh Hưng dĩ nhiên sẽ là một trong những tiếng nói quyết định cho hoạt động của những nghệ sĩ hải ngoại cần giấy phép hành nghề tại thành Hồ?.   Nhưng với 1 thân phận lộ liểu như vậy, người Việt tị nạn nghĩ gì và cần có thái độ  gì khi Đàm Vĩnh Hưng ngang nhiên đi lại, thậm chí còn tuyên bố lếu láo xấc xược ngay chính giữa cộng đồng tị nạn này?
 
Trong cái thế cài răng lược, Cộng Sản gài người vào cộng đồng bằng tình cảm, liên hệ cá nhân, gia đình, quan hệ làm ăn buôn bán hay mua chuộc để người Việt Quốc Gia không thể thẳng tay đối phó với người thân, ruột thịt của mình.  Không thuyết phục được người Việt tị nạn bằng chủ nghĩa Cộng Sản thì họ lôi kéo  bằng lòng nhân đạo, tình quê hương. Không thành công trong chiêu bài hòa hợp hòa giải dân tộc vì người Việt tị nạn đã quá kinh nghiệm với quá khứ, họ xử dụng văn nghệ như công cụ để xóa nhòa ranh giới quốc cộng.  Có nhiều nguồn tin cho rằng số đông những người đi coi nhạc hội là những du học sinh và thành phần liên hệ đã làm việc theo chỉ thị hay xúi giục.  Họ đã xữ dụng du học sinh như những vận động viên cho họ và có thể trong tương lai là những lá chắn cho những hoạt động của họ.  Và như vậy, đây không còn là một buổi trình diễn thuần tuý văn nghệ nữa! Kỹ thuật này cũng không có lạ gì.  Trong chiến tranh họ đã tận dụng tình trạng vàng thau lẫn lộn này để xâm nhập, lũng đoạn hàng ngũ quốc gia và thực tế là hầu như không một gia đình nào của miền Nam trước năm 1975 mà không có liên hệ với những người ở lại miền Bắc.  Không lạ gì những lực lượng phòng không được đặc trên nóc nhà của những bệnh viện.  Người Việt tị nạn chống cọng nhưng đầy nhân bản,  Với Cộng Sản thì không:  Người Cọng Sản dám tàn nhẩn để đạt mục đích, ngay cả con tố cha, vợ tố chồng không phải là điều quá xa trong quá khứ. 

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và những tay sai cộng sản có thể mập mờ rằng những bài nhạc anh trình bày ở hải ngoại chỉ là nhạc tình, không hề có tính ca tụng  “Bác” và đảng!.  Nhà nước CSVN không ngu dại gì huấn luyện anh làm những chuyện lộ liểu như thế.  Bỏ qua những bài anh hát và những hoạt động trong nước vì có thể được giải thích bị “ép buộc”, những gì CSVN muốn rất đơn giản:  xóa bỏ cái ranh giới của tình cảm Quốc-Cộng.  Một ngày mà những tên “đặc công” cộng sản ngang nhiên ra vào cộng đồng Người Việt Tị Nạn, cùng múa hát, cùng vỗ tay thì ngày ấy tính đề kháng của cả cộng đồng tị nạn đã bị triệt tiêu rồi!  Ngày ấy CS có thể mở tiệc ăn mừng.  Họ đủ mạnh để áp lực với chính phủ Mỹ hạ cờ vàng, xóa bỏ những di tích thuyền nhân như họ đã áp lực với các chính phủ Nam Dương và Mã Lai, với lý do đây là những trở ngại trong việc bình thường hoá bang giao Việt-Mỹ mà những đối kháng lẽ loi trở thành quá khích trong 1 cộng đồng đã thờ ơ vô cảm .  Ngày ấy mới chính thức là ngày công cuộc “giải phóng” miền Nam hoàn toàn thành công.  Ngày ấy lịch sữ sẽ được chính thức viết lại vì người Việt tị nạn và con cháu của họ đã chấp nhận sống với 1 danh nghĩa khác , cũng ê chề như những thành phần đã từng được gọi là đĩ điếm, phản quốc và không còn 1 đại dương nào, 1 lý do nào cho họ vượt biên 1 lần nữa. 
 
Người Mỹ đã hy sinh hơn 58,000 người trong chiến tranh Việt-Nam.  Giờ đây, họ có thể gác lại chuyện này để bắt tay với CSVN trong 1 chính sách mới vì quyền lợi của quê hương họ.  Điều này không có gì mâu thuẫn cả.  Nhưng với những người tị nạn VN thì khác.  Họ đã trốn chạy sự xâm lăng của Cọng Sản và giờ đây quê hương họ vẫn còn đang sống trong đọa đày của những người Cộng Sản này.  Những người Mỹ có thể hô hào cho nhân quyền VN nhưng họ không cần chịu trách nhiệm gì cả.  Chỉ có người Việt-Nam mới chịu trách nhiệm về sự hưng thịnh của quê hương mình.   “Xịt nước” vào mặt Đàm Vĩnh Hưng có phải là một hành động tấn công hình sự trong phán xét của tòa án Hoa Kỳ hay không thì chưa biết nhưng đối với những tội ác tày trời của cộng sản thì họ và tay sai của họ không đủ tư cách để phê phán.  Trong chiến tranh, hằng đêm pháo kích vào trung tâm Sài-Gòn tại những khu dân cư vô tội họ có nghĩ tấn công hình sự này là quá dã man hay không?
 
Cứ tiếp tục giao du buôn bán làm ăn với Việt-Cộng rồi bảo rằng tôi không làm chính trị?  Tôi không nghĩ lần này anh Lý Tống muốn làm anh hùng vì chuyện anh làm không phải là chuyện đội đá vá trời.  tôi nghe được nhiều người hoạt động vẫn thường nói họ chỉ mong làm một viên gạch lót đường …  nhưng nói chỉ để nói.  Trong cuộc đời thật tế họ và gia đình họ vẫn sống ấm êm trong đầy đủ, hạnh phúc.  Trong khi nhiều cơ sở truyền thông đã vì lợi nhuận quảng cáo hổ trợ cho hoạt động của 1 tên văn công cộng sản và một số khác thầm lặng , bàn quang thì một mình Lý Tống giả dạng “xịt nước” vào mặt tên này, như 1 gáo nước tạt vào mặt những người còn lại?…  Lý Tống có phải là một anh hùng hay không thì còn tùy vào phán xét của mỗi người.  Có người bạn nói với tôi rằng Lý Tống đã dùng 1 con giao mổ bò để giết 1 con gà là … phung phí.  Tôi không rõ nếu cộng đồng tị nạn không có thái độ dứt khoát với chiến dịch văn hoá vận của cộng sản thì hậu quả như thế nào.  Nhưng đây đã là hành động duy nhất bên cạnh những cuộc biểu tình.  Rõ ràng anh đã hành động trong tỉnh thức hoàn toàn.  Chấp nhận vào tù để thức tỉnh những người tị nạn còn lại là hành động thật sự như 1 viên gạch lót đường.
 
Trong 1 bài phỏng vấn trên đài phát thanh của phóng viên Anh Vũ trong chương trình Văn Nghệ và Đời Sống, phóng viên kết luận phải chăng hoạt động văn nghệ của người Việt hải ngoại đang bị chính trị hóa? – Không!  Chính Cộng Sản Việt-Nam đã chính trị hóa hoạt động văn nghệ của họ và đưa ra hoạt động ở hải ngoại.  Người Việt tị nạn đã nhìn thấy và do đó phải tự vệ.  Điều này không phải khó hiểu gì như họ đã nói:  trong chế độ Cộng Sản, tất cả các hoạt động đều là công cụ phục vụ chế độ.  Những chương trình văn nghệ như “Duyên Dáng Việt-Nam” đã được yểm trợ bằng những chuyến máy bay riêng dành cho văn công với chi phí cả triệu đồng thì rõ ràng đó là những chính sách của nhà nước.
 
Anh Lý Tống sẽ ra tòa để chịu sự phán xét của toà án Hoa Kỳ.  Dù có bị buộc tội thì với những tiền án mà anh đã chịu, như cả chục năm tù ở nước ngoài, cũng không làm anh nao núng  gì, tôi tin tưởng như thế.  Đàm Vĩnh Hưng chỉ bị “choáng”  trong chốc lát vì chỉ 15 phút sau đó anh đã trở lại sân khấu và trình diễn bình thường.  Cho nên hành động của anh Lý Tống chỉ là 1 hành động tấn công chính trị chứ không phải tấn công để đả thương như anh thừa có cơ hội.  Anh đã nói và đã làm điều tôi muốn nói nhưng chưa dám làm cho nên ít nhất là xin ghi lại ở đây chút lòng biết ơn đối với những con người dám làm viên gạch lót đường.  Có 1 danh từ người Mỹ đã dùng khi gởi cả trăm ngàn quân, đi xa cả ngàn dặm đường, đến tận Iraq và Afghanistan để lùng kiếm những kẻ thù gần như vô hình mà hoàn toàn cho là có lý:  Tự Vệ.  Còn trường hợp có con người Việt Nam tị nạn, lẻ loi chịu hy sinh làm viên gạch lót đường để vạch mặt những tên tay sai, những kẽ thù nhất định không chịu buông tha cho anh và những người đồng hương như anh, dù đã 35 năm sau, để truy kích trên phần đất cuối cùng mà anh và họ may mắn tìm được thì gọi là cái gì?