Home Tin Tức Bình Luận Cell phone trở thành vũ khí đắc dụng báo động trong “chiến tranh hóa học”

Cell phone trở thành vũ khí đắc dụng báo động trong “chiến tranh hóa học” PDF Print E-mail
Tác Giả: Hồng Quang theo Popular Science   
Thứ Tư, 18 Tháng 8 Năm 2010 20:46

Cuộc cách mạng vũ bão về truyền thông trong thập niên 1950 bắt đầu từ cái truyền hình,

nhưng hầu như mọi người đều đồng ý là chưa có “vật thể nào” bành trướng nhanh cho bằng cái cell phone hiện nay.

 

Trong thập niên 1980, cell phone không hề có, hoặc nếu có là những vật to như…cái bàn là ịn vào mặt khi trò chuyện và sức truyền tải tín hiệu không xa. Ngày nay như cái đồng hồ đeo trên cổ tay, cell phone ngự trị khắp nơi, nhân loại có trên 6 tỉ thì số cell phone toàn cầu dã trên 4 tỉ rồi!

Không thể tưởng tượng cell phone bây giờ có quá nhiều chức năng công dụng như thế. Chụp ảnh hay thậm chí quay phim đã lỗi thời, ngày nay người ta có thể ‘làm lung tung’ với cái cell phone, kể cả lên Net cập nhật vào các trang mạng nổi tiếng và mới nhất sẽ là việc đối thoại có hình ảnh…người thương xuất hiện trên màn hình!

Nhưng nó vẫn chỉ có tính cách cá nhân với cá nhân. Các nhà khoa học đang nghĩ tới khía cạnh quần chúng của cell phone nghĩa là làm sao một người có thể “báo động” cho nhiều người cùng lúc trong một phạm vi nào đó về một mối nguy hiểm sắp thành sự thật.

Thí dụ như một cơn dầu tràn, một trận hỏa hoạn, một tia nạn lớn trên xa lộ hay một hóa chất cực kỳ nguy hiểm đã thoát ra và hăm dọa đến sức khỏe, là những gì nếu càng được nhiều người biết đến càng nhanh thì càng tốt.

Bộ An Ninh Nội An Hoa Kỳ (DHS) đang cho nghiên cứu kỹ thuật làm sao biến các cell phone thành những vật gọi là ‘chemical detectors’ (máy phát giác hóa chất). Từ năm 2008 DHS đã nhờ kỹ sư Stephen Dennis chỉ huy một nhóm kỹ thuật gia tìm cách nghiên cứu và trang bị các thiết bị viễn thông có khả năng đánh hơi hóa chất độc.

Khi một cell phone (đang mở) của 1 người “nhận ra” một mùi độc địa nhờ thiết bị này, nó sẽ báo với chính quyền địa phương và giàn máy điện toán cực mạnh của chính quyền sẽ phân tích chớp nhoáng mùi nghi ngờ kia.

Nếu giàn máy cảm thấy hóa chất là nguy hiểm, nó sẽ báo cho nhiều người đang ở trong khu vực qua các text message ngay lập tức. Dennis gọi ý tưởng mới là “Cell-All”và các công ty chế tạo diện thoại cầm tay đồng ý sẽ thiết lập thiết bị mới nếu giá thành không cao.

Cùng với các khoa học gia của NASA, nhóm của kỹ sư Dennis cùng công ty Qualcomm, chuyên chế tạo các con chip của cell phone, hợp tác với Rhevision Technology chuyên sản xuất các sensor tối tân, cuối năm 2010 sẽ giới thiệu 3 kiểu phones có khả năng nhận diện các mùi hóa học độc hại như chlorine hay ammonia.

Trong mùa hè này, Dennis cho biết một thí nghiệm diễn ra trong đó 40 cell phones làm việc chung với nhau về việc nhận dạng mùi độc và báo động với nhau. Vấn đề hóc búa nhất sẽ là đo luồng không khí tuôn vào các sensor của điện thoại mạnh bao nhiêu để nó có thể ‘đọc’ được các tín hiệu báo nguy.

Đó là chưa kể liệu các sensors trong máy có thể làm việc hữu hiệu xuyên qua lớp vải khá dầy của quần jean hay không. Một silicon có nhiều lổ li ti trong sensor sẽ đổi màu nếu có sự hiện diện của độc chất. Một camera tí hon sẽ “đọc” sự đổi màu và xác định cho được chất đó là gì.

Sau đó cái cell phone có thể tự động báo cho chính quyền địa phương bằng cách gửi message, cho hay địa điểm và kiểu khí đang thoát ra là gì. Nếu nhiều cell phones tại hiện trường mà cùng ‘lên tiếng’ thì nhân viên địa phương sẽ biết ngay.

Nếu đánh giá đó là một hiểm họa cho cộng đồng, trung tâm có thể gửi ra lập tức một lệnh di tản qua hình thức message cho điện thoại cho những người đang có mặt trong khu vực nguy hiểm, giống như cú gọi báo động cho 911, nhưng lần này là… đi ngược từ một trung tâm ra cho nhiều người chứ không phải từ một người đến trung tâm!

Hồng Quang theo Popular Science