Khó đoán quy mô kinh tế thực của TQ |
Tác Giả: Michael Bristow / BBC News, Bắc Kinh | |||
Thứ Ba, 24 Tháng 8 Năm 2010 10:35 | |||
Mỗi sáng, hàng trăm người đổ ra chợ rau quả ngoài trời gần sân vận động công nhân ở trung tâm Bắc Kinh. Chợ rau quả buổi sáng nhộn nhịp ở Bắc Kinh Chợ lúc nào cũng ồn ã. Người bán hô to giá cả các mặt hàng thường được bày ra trên bàn hay các tấm trải trên mặt đất. Tiền được trao tay tại chỗ vì trong xã hội đa số người dân vẫn dùng tiền mặt. Làm thế nào chính phủ theo dõi được những giao dịch tài chính này? Đây là một câu hỏi quan trọng. Các số liệu mới nói rằng Trung Quốc có thể đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nhưng làm sao chúng ta biết được chuyện này? Liệu chúng ta có thể tin tưởng được các số liệu thống kê của Trung Quốc, nơi không phải lúc nào người ta cũng cởi mở và minh bạch về số liệu? Trò chuyện với những người bán hàng ở chợ này mới thấy họ không báo cáo tất cả thu nhập cho ngành thuế. Điều này có nghĩa là nền kinh tế Trung Quốc có thể lớn hơn những gì mà chính phủ tin. Ông Vương Tiểu Lục từ Quỹ Cải cách Trung Quốc, thực hiện nghiên cứu về ý tưởng này. Ông nói nền kinh tế chưa lộ diện có thể ở mức khổng lồ. Phương pháp thu thập? Ông Vương kiểm tra kiểu thu nhập và chi tiêu trong một khảo sát với 4000 mẫu tại 19 tỉnh tại TQ. Ông ước tính rằng năm 2008, thu nhập thực sự của các hộ gia đình thành thị TQ có thể cao hơn tới 90% so với ước tính của chính phủ. Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thế giới quan trọng hơn nhiều so với kích thước. Nếu xét từ góc độ đó thì Trung Quốc đã vượt Nhật từ lâu rồi Bà Vương Đào, trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế Trung Quốc cho Ngân hàng UBS, nói TQ thường dựa vào các chính quyền và doanh nghiệp địa phương báo cáo lại những gì họ thực hiện. Bà nói: “Đôi khi, vì lợi ích của địa phương hay công ty, người ta có thể báo cáo vống lên những gì họ làm, đặc biệt nếu để sau đó lãnh đạo sẽ nhìn họ với con mắt thiện cảm”. Ngoài ra, còn một vấn đề khác . Việc đề nghị các doanh nghiệp báo cáo là dễ dàng hơn dưới thời Trung Quốc còn trong chế độ kế hoạch hóa tập trung. Khi đó, nền kinh tế có ít lĩnh vực hơn. Giờ đây, họ đã mở cửa theo đường lối tư bản. Các cá nhân có thể mở doanh nghiệp và nhiều ngành có thể bùng nổ trong một thời gian ngắn. Điều này khiến cho chính phủ khó theo dõi nền kinh tế hơn. Bà Vương nhận xét: “Chẳng hạn khi nền kinh tế bùng nổ, người ta có thể mở một nhà hàng, nhưng không ai tới đó đề nghị họ báo cáo cả. “Đến khi kinh tế tồi tệ, nhà hàng có thể sập tiệm nhưng cũng chả ai để ý”. Điều kiện kinh doanh Tất cả những chuyện này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc - ở mức 8.7% trong năm ngoái - có thể là bị phóng đại, nhưng cũng có thể nền kinh tế còn lớn hơn nhiều so với những gì các ước tính đưa ra.
Kinh tế Trung Quốc có thể đã vượt qua Nhật từ cách đây vài năm. Thu thập thống kê một cách chính xác không chỉ là công việc thuần túy học thuật, mà nó còn giúp các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân đưa ra những quyết định tài chính đúng đắn. Một nhóm người nữa cần các thông tin chính xác là giới buôn bán chứng khoán tư nhân tại TQ. Họ tập trung tại các trung tâm giao dịch cổ phiếu nhỏ ở các thành phố và thị trấn trên khắp đất nước. Citic Securities có sàn giao dịch tại nơi trước đây từng là tư gia của một công chúa thời phong kiến ở Bắc Kinh. Bà Vương Ngọc Hương đã tới đây trong gần cả thập niên để mua và bán cổ phiếu. Bà là một trong hàng chục người về hưu mỗi ngày bỏ nhiều giờ tới đây để theo dõi các bảng điện tử trong trung tâm thông báo về những diễn biến mới nhất của các công ty. Bà có tin vào những dữ liệu và thông tin kinh tế này không? Bà Vương, năm nay 65 tuổi, trả lời: “Thông tin thì có cái đúng cái sai, các công ty cũng vậy. Cần phải theo dõi một doanh nghiệp trong cả một thời gian”. Bà Vương đặc biệt thấy mệt mỏi vì các công ty quốc doanh vì chúng rất khó đoán biết. Vậy, nếu bà Vương không tin mọi dữ liệu kinh tế của TQ, làm thế nào các kinh tế gia có thể tính toán thực sự khi nào Trung Quốc qua mặt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới? Còn bà Vương Đào, từ ngân hàng UBS, nói có lẽ chúng ta cũng không nên quá bó buộc chỉ vào một nguồn dữ liệu này. Bà nhận xét: “Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thế giới quan trọng hơn nhiều so với tầm vóc. Nếu xét từ góc độ đó thì Trung Quốc đã vượt Nhật từ lâu rồi”.
|