Sao chưa thấy hồi âm |
Tác Giả: Blogger Mẹ Nấm | |||||
Thứ Hai, 30 Tháng 8 Năm 2010 06:32 | |||||
Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách "thực dân mới" của chính quyền Trung Quốc. “Người ta đang ồn ào về việc GS Ngô Bảo Châu vừa nhận được giải Fields 2010 (được mệnh danh là giải Nobel Toán học), nhưng ít ai biết nỗi niềm của người trí thức trẻ này. Dưới đây là bức thư GS Ngô Bảo Châu gửi đến Quốc hội VN khóa 12 để phản đối dự án khai thác Boxit Tây Nguyên, nhưng cho đến nay, lá thư trên không nhận được bất kỳ lời hồi đáp nào” – Mẹ Nấm.
Điều rất đáng nói là sau một tháng 10 ngày, trong khi các lá thư xin ghi tên vào Kiến nghị tiếp tục gửi về địa chỉ e-mail của tôi nườm nượp, và danh sách đợt 2 cũng đã gửi tiếp đến tận tay người nhận cũng như đăng lên mạng, nhưng vẫn không có chút hồi âm chính thức nào về phía Nhà nước trước những điều mọi người thỉnh cầu, thì tôi bỗng nhận được một lá thư của GS Ngô Bảo Châu gửi từ Hoa Kỳ về, có đính kèm attachment. Tôi mở ra đọc và hết sức cảm động: anh Châu nhờ tôi chuyển giúp một Kiến nghị dưới hình thức thư riêng của cá nhân anh gửi lên Chính phủ và Quốc hội, nhằm tiếp sức cho bản Kiến nghị chung của 135 con người, cốt giải trình thêm những điều anh ấy đã suy nghĩ từ lâu, đã chất chứa trong buồng tim của mình, có ý góp một tiếng trống “đăng văn” may ra nhờ đó phá vỡ sự im lặng bất thường của các bậc cầm quyền chăng. Tất nhiên là tôi lập tức in ra và tự mình chuyển lên Quốc hội cũng như CP ngay. Sau đó, tôi cũng đã cho đăng bức thư lên trang mạng (mạng này đến cuối tháng 12-2009 thì bị cướp trắng, may sao Mẹ Nấm còn giữ được văn bản lá thư của GS Ngô Bảo Châu). Nhưng như ta đã biết, cả Kiến nghị chung của 135 người, sau tăng lên thành 3000 người, cả Kiến nghị riêng của anh Ngô Bảo Châu, đều chỉ được hồi âm duy nhất bằng lá thư của một vị Phó Chủ nhiệm UB Luật pháp của QH trả lời... GS Nguyễn Thị Huệ. Nay, trong không khí cả nước hồ hởi chúc mừng GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields 2010 về toán học, Mẹ Nấm có sáng kiến nhắc lại bức thư tâm sự của con người đang được báo chí đua nhau chào đón ấy. BVN thấy là chí phải, nên cũng xin làm chuyện “nối điêu” để bạn đọc có dịp lắng nghe lại tiếng lòng vì đất nước của một nhà toán học xuất chúng. Nguyễn Huệ Chi Về Báo cáo số 91/BC-CP ngày 22-5-2009 của Chính phủ gửi Quốc hội: GS TSKH Ngô Bảo Châu Thư viết từ Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009 Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12: Đã có khá nhiều phản biện thuyết phục về kinh tế, ảnh hưởng môi trường và an ninh của dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, tôi không có gì bổ sung thêm. Tôi mạn phép cầm bút viết cho Quí vị với tư cách là một công dân suy nghĩ và trăn trở với vận mệnh của đất nước. Phần lớn các Quí vị cũng như tôi không phải chuyên gia trong các vấn đề kể trên, nhưng với những tư liệu được cung cấp, chúng ta có thể chắt lọc một số sự thật hiển nhiên, gọi chúng bằng tên của chúng, sắp xếp chúng một cách có logic để mỗi người có thể có quan điểm riêng của mình. Đó là phương pháp làm việc khoa học mà qua trải nghiệm hàng ngày trong công việc của một nhà toán học, tôi biết nó không dễ dàng. Nhưng đó chính là trách nhiệm mà Nhân dân đã phó thác lên vai của Quí vị. Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dài và sâu như chính lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam có phông văn hóa, cách suy nghĩ và ứng xử nhiều phần giống người Trung Quốc, không ít người Việt Nam có tổ tiên đến từ Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc vừa là một phần hữu cơ vừa là một nguy cơ cho sự tồn vong của bản sắc Việt Nam. Đây là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem nó tốt hay xấu, đáng vui hay đáng buồn, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Suy nghĩ nghiêm túc có hệ thống tránh cho ta việc trong thời bình lại ứng xử tình thế như trong thời chiến: lúc thì "môi hở răng lạnh", lúc lại xua đuổi Hoa kiều mà nhiều gia đình đã gắn bó với mảnh đất này qua nhiều thế hệ. Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách "thực dân mới" của chính quyền Trung Quốc. Cũng như các nước Anh, Pháp trong thế kỷ 19, Mỹ trong thế kỷ 20, công nghiệp Trung Quốc trong thế kỷ 21 phát triển như vũ bão. Hệ quả hiển nhiên là Trung Quốc hôm nay, cũng như các nước kể trên hôm qua, đói nhiên liệu, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình. Như trong sách lịch sử cho học sinh phổ thông, ta gọi các nước Anh, Pháp cho quân đi chiếm thuộc địa là chính sách thực dân cũ, Mỹ trong thế kỷ 20 và Trung Quốc hôm nay dùng uy thế chính trị và kinh tế để dành nhiên liệu nguyên liệu và thị trường là chính sách "thực dân mới". Đây cũng là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem thực dân cũ, mới là tốt hay xấu, gọi tên như thế có quá đáng hay không, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Hệ quả cho các nước bị thực dân như ở châu Phi thì ta biết: tài nguyên khai thác bừa bãi, môi trường tàn phá, kinh tế phát triển lệch lạc do quá phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên kéo theo tệ tham nhũng và bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng. Trung Quốc thực hiện chính sách "thực dân mới" một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ La tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Đất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn vong được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin Quí vị lưu ý... Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc năm 2001 khi Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta. Tuy nhiên, suy diễn thôi không đủ. Nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện đặc biệt quan tâm đến những con số, cá nhân tôi có ý kiến sau đây: 1) Dữ kiện chính của vấn đề là Việt Nam có nguồn tài nguyên bô-xít lớn thứ ba thế giới chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên. Dữ kiện này kéo theo sự quan tâm của các nước công nghiệp đói bô-xít chứ không kéo theo ta phải khai thác bô-xít. Về phía ta, dữ kiện trên kéo theo ta có thể lựa chọn có khai thác bô-xít hay không và nếu có, ta có thể lựa chọn thời điểm và qui mô thích hợp. 2) Báo cáo của Chính phủ cho biết qui hoạch bô-xít được lập trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng. Tại thời điểm này, kinh tế toàn cầu đi vào khủng hoảng, có nguy cơ kéo dài. Dữ kiện chính về kinh tế vĩ mô không còn đúng nữa, không rõ hiệu quả kinh tế đã được tính toán lại như thế nào. Trong báo cáo của Chính phủ, phần chắc chắn là phần lỗ những năm đầu, vì là lỗ kế hoạch. Ngay cả tính toán giả định ta cũng chưa rõ là sẽ lỗ kế hoạch bao nhiêu năm. Phần lãi sau đó phụ thuộc vào nhiều giả thiết: giá nhôm tăng trở lại, mưa đủ để có nước rửa quặng, nhà nước đầu tư thêm vào đường sắt để vận chuyển quặng. Nếu cứ cho mỗi giả thiết xác suất 50-50 như cách diễn đạt của lãnh đạo Than- Khoáng sản, xác suất có lãi sau một số năm lỗ kế hoạch, nhiều nhất là một phần tám, chưa tính đến chi phí cho môi trường. 3) Diện tích sử dụng cho khai thác bô-xít dự kiến là 8,6% tỉnh Đắc Nông là một con số khổng lồ nếu ta nghĩ đó là 8,6 m2 trên tổng diện tích 100 m2 nhà của ta. 4) Báo cáo cho biết khai thác bô-xít không thể tránh khỏi ảnh hưởng nhất định đến môi trường và có nêu một số giải pháp công nghệ khắc phục. Trong các phản biện có nêu khó khăn đặc thù của ta là khai thác bô-xít ở đầu nguồn một số sông lớn như sông Đồng Nai, chưa có tiền lệ trên thế giới. Cá nhân tôi băn khoăn nhất chỗ thiếu hoàn toàn dự toán chi phí cho việc bảo vệ môi trường. Ngay trong nhưng trường hợp đơn giản hơn như Vedan, công nghệ thì đã có, nhưng vi phạm môi trường thì vẫn đỡ được 30% chi phí. Như vậy phần ảnh hưởng đến môi trường là phần chắc, phần bảo vệ môi trường còn phụ thuộc vào nhiều giả thiết, có cái phụ thuộc vào ta (chọn công nghệ), có cái không phụ thuộc vào ta (thời tiết, địa thế), có cái ta chưa tính toán đến (chi phí), vì vậy rất đáng lo. 5) Báo cáo cho biết dự án có ảnh hưởng tốt cho xã hội, cụ thể tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Nếu so sánh với mức đầu tư hàng tỉ đô-la Mỹ, thì có nhiều cách hay hơn, an toàn hơn, hiệu quả kinh tế nhãn tiền hơn, để tạo vài ngàn việc làm. Lưu ý con số công ăn việc làm trong báo cáo tương đương với con số hộ dân bị di chuyển. Còn viễn cảnh xây dựng trung tâm dịch vụ, khách sạn, du lịch và giải trí xung quanh hồ chứa bùn đỏ, theo tôi, ít có sức thuyết phục. Xin nhắc lại, cũng như phần đông Quí vị, tôi không phải chuyên gia ngành khai thác khoáng sản, nhưng qua nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện của nó, tôi nhận thấy trong Quy hoạch chung khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh. Bối cảnh kinh tế thế giới rất không thuận lợi cho khai thác nguyên liệu thô, vậy cái gì thúc đẩy ta triển khai khai thác ào ạt vào thời điểm này. Khác với các nước Châu Phi thế kỷ 19, đất nước chúng ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Quí vị, phần nhiều ở tuổi cha, tuổi chú của tôi, biết rõ hơn tôi: độc lập chủ quyền của ta không phải tự nhiên mà có. Nước ta có một Quốc hội do nhân dân bầu ra, một Chính phủ do Quốc hội chỉ định, một Quân đội phục tùng Chính phủ. Đó là một thành quả cũng không phải tự nhiên mà có. Tôi kính mong Quí vị bỏ thời gian, nghiên cứu tường tận Báo cáo dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, các phản biện khoa học của nó, lắng nghe ý kiến cử tri và suy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước, để rồi xây dựng quan điểm riêng của Quí vị, trình bày nó rõ ràng trong nghị sự của Quốc hội và chịu trách nhiệm về nó trước các cử tri. Tôi rất biết đây là việc khó, nhưng dù Quí vị muốn hay không muốn, nhân dân đã đặt niềm tin lên vai của Quí vị. GS. TSKH Ngô Bảo Châu Giáo sư toán học Đại học Paris 11, Pháp, Thành viên của Institute for Advanced Study, Princeton, Mỹ. Địa chỉ hiện tại: School of Mathematics Institute for Advanced Study Einstein Drive Princeton NJ 08540 U.S.A. ------------------- HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập 1. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/12/091213_prof_ngo_bao_chau.shtml 2. https://danluan.org/node/1417 Lúc viết thư này thì Ngô Bảo Châu đang ở Princeton, nay có dịp trở về, không biết có ai nhớ tới lá thư này không nhỉ? MN (*) Lời bài hát SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM - Châu Kỳ HỒ CHÍ MINH XIN THA TỘI Kính Lạy Oan Hồn Của 7.000 đồng bào vô tội ở Huế bị thãm sát trong biến cố tết Mậu Thân 1968! Kính Lạy Oan Hồn Của 10.000 Đồng bào Quảng Trị bị ĐẠI PHÁO CỦA BỘ ĐỘI GIẢI PHÓNG CHÚNG CON nghiền nát trên Đại Lộ Kinh Hoàng vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972! Kính Lạy Oan Hồn Của 2.000.000 Đồng Bào đã chết oan trên biển cả trên đường đi tìm tự do sau năm 1975! Kính Lạy Các Chư Vị Sỹ Quan và Binh Sỹ QLVNCH đã vị quốc vong thân! Kính lạy hương linh của hàng triệu đồng bào Việt nam đã bị những người cộng sản chúng con tàn sát! Con là Hồ Chí Minh, một đại tội đồ của dân tộc và tổ quốc Việt Nam: Nay con đã thấy ra được tội ác tày trời của con đối với tổ quốc, với dân tộc rồi, con xin ăn năn tội cùng chư vị và toàn thể đồng bào Việt nam, Xin đồng bào và chư vị hãy tha thứ tội lổi trời không dung đất không tha đó của con, Con xin thành kính cảm ơn chư vị! " Con Cháu Của Chư Vị: Hồ Chí Minh,
|