Home Tin Tức Bình Luận Không Nên Vì Quyền Lợi Riêng Mà Đưa Đất Nước Vào Hiểm Họa

Không Nên Vì Quyền Lợi Riêng Mà Đưa Đất Nước Vào Hiểm Họa PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyên Tâm (Nhật Bản)   
Thứ Sáu, 18 Tháng 3 Năm 2011 21:27

Bài bình luận này được viết và gửi riêng cho mạng lưới Saigon Echo nhằm cảnh giác nhà cầm quyền CSVN.


Cũng như việc cho các đối tác nước ngoài (lộ mặt hay núp mặt) khai thác quặng Bauxite ở Tây Nguyên trước đây mà không kể đến những tác hại to lớn sẽ đến cho môi sinh và đời sống người dân trên một bình diện rộng lớn, nhất là trong trường hợp có tai nạn hư hại như đã xảy ra ở Hungari vào năm trước đây, nhà nước XHCN Việt Nam hiện đang dự định cho xây dựng 4 lò nguyên tử cho nhà máy điện nguyên tử (sẽ mua từ các đối tác nước ngoài) tại địa điểm dự định Phan Rang vốn là nơi cư trú chủ yếu của dân tộc Chàm.

Những tin tức trong tuần nay cho thấy toàn thể nước Nhật đang phải lâm vào cảnh náo động khủng hoảng để đối phó với tai nạn hư hỏng đang xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 (4 tòa nhà chứa 4 lò nguyên tử đã lần lượt phát nổ và đang làm phát tán một lượng phóng xạ to lớn nguy hiểm đến tính mạng con ngườI ra môi trường bên ngoài). Nhà máy này chỉ cách thủ đô Tokyo 350 Km về phía Bắc nên tạo ra sự kiện náo động khủng hoảng như vậy đã từng diễn ra tại Mỹ khi có tai nạn nhà máy điện nguyên tử Three Miles Island ở tiểu bang Pensylvania xảy ra năm 1979 và tại Liên Sô khi có tai nạn nhà máy điện nguyên tử Chernobyl thuộc Ukraina vào năm 1986.

Người ta phải lấy làm buồn vì giữa lúc toàn bộ lãnh đạo và chuyên gia nguyên tử lực của Nhật Bản đang phải náo động khủng hoảng để đối phó hạn chế những tác hại phóng xạ của tai nạn này, và giới lãnh đạo Mỹ cũng như các nước Tây Âu, vốn là những nước tiền tiến về lãnh vực này với trên dưới nửa thế kỷ kinh nghiệm cũng đang lo lắng về hiểm họa cho việc khai thác năng lượng nguyên tử thì tạI Hà Nội các cậu bé mới biết đi chập chững vào ngành này lại “mạnh miệng” tuyên bố bảo đảm sự an toàn của các lò nguyên tử sẽ xây dựng như là trăm phần trăm.

Lý do làm họ phải “mạnh miệng” huyênh hoang tuyên bố “nhà máy điện nguyên tử đời mới sẽ xây tại Phan Rang là hoàn toàn an toàn” như vậy, giữa lúc các bậc thầy của ngành này ở Âu Mỹ đang phải vô cùng lo lắng và bối rối vì không thể giải thích được những diễn biến không lường được về các sự trạng phức tạp để đốI phó loại tai nạn này, là vì những quyền lợi riêng mà họ đã và sẽ thụ hưởng được từ các đối tác nước ngoài trong việc mua bán này cho đến ngày nay, và các quyền lợi sẽ đến sau. Trong khi đó các nợ nần vô cùng to lớn hàng tỷ đô la Mỹ từ việc mua bán này thì người dân sẽ phải gồng mình gánh chịu.

Hơn nữa, cũng cần phải hiểu thêm rằng đối với một hệ thống đời mới đi nữa của một cơ giới hay một nhà máy được đem ra sử dụng thì sẽ có thể tạo ra những loại tai nạn hư hỏng mới cần phải đối phó khắc phục khó khăn hơn. Ở tai nạn nhà máy điện nguyên tử, như người ta đã nhận thấy từ trước nay, chỉ vì một sơ xuất khi vận hành hay một trục trặc cơ khí sơ bộ mà thôi, thì có thể gây ra một tai nạn trọng đại mà việc khắc phục tai nạn cũng như chận đứng phản ứng hạt nhân bên trong nhà máy và phóng xạ tác hại phát tán ra bên ngoài khó có thể thực hiện kịp thờI được. Trong khi đó ảnh hưởng phóng xạ đến môi trường bên ngoài trên một bình diện rất lớn và một thời gian dài vẫn tiếp tục xảy ra như đang thấy được ở nhà máy điện Fukushima 1 hiện nay.

Đó là một loại hiểm họa có hậu quả trọng đại nhanh chóng đến sinh mạng người dân trên một bình diện rộng lớn mà giới cầm quyền cần phải ý thức từ căn bản. lương tâm trước các hoạt động “lobby” để “bán hàng” mà các đối tác nước ngoài đã và đang cho tiến hành tiếp thị từ nhiều mặt một cách rất thuần thục và vô cùng hiệu quả.

Có căn bản lương tâm thì mới có thể đề phòng được những cám dỗ này mà ý thức được những mặt tác hại của sự việc này bởI vì, trong nguyên tắc tiếp thị, phía đối tác “bán hàng” sẽ không bao giờ đề cập đến các khuyết điểm (dù có thể rất trọng đại) của sản phẩm.

Cho đến nay những hiểm họa từ tai nạn nhà máy điện một khi xảy ra đã cho thấy tạo ra những hỗn loạn xã hội vô cùng trọng đại như đã thấy được trước đây ở Liên Sô, Mỹ và nay tại Nhật Bản, vốn là những nước đáng bậc thầy với biết bao kinh nghiệm của ngành này cho đến nay, trong khi các nước mới chập chững đi vào ngành này ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam phải chỉ là đám học trò.

Vì vậy việc ra mặt huyênh hoang tuyên bố của một số cán bộ cao cấp trước mặt người dân là sẽ bảo đảm an toàn của nhà máy điện nguyên tử khi xây dựng thật ra phải được xem là có tính cách quảng cáo cho phía đốI tác bán hàng bởI vì chắc chắn đã chịu thụ hưởng các “lobby” của họ rồi

Ở vị trí Phan Rang chỉ cách thành phố Saigon với 6 triệu dân có khoảng 350 Km và thành phố Nha Trang có khoảng 120 Km, nếu tai nạn nhà máy điện nguyên tử xảy ra tại đây, bên cạnh quốc lộ 1 huyết mạch, thì tác hại sẽ bao trùm các thành phố chính yếu này cho đến tận Qui Nhơn, Đà Nẵng, Huế và cả miền đồng bằng Sông Cửu Long. Sự việc này, nếu xảy ra, sẽ làm tê liệt toàn bộ miền Nam Việt Nam.

Chính vì lo ngại hiểm họa của loại tai nạn này mà Trung Quốc đã phải xây dựng các nhà máy điện nguyên tử cách xa các thành phố đông dân cư, trong đó một số được xây bên cạnh biên giới với Việt Nam mà không cần sự thoả thuận. Điều này đặt các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng v.v... của phần lớn đồng bằng Sông Hồng của miền Bắc đều bị ảnh hưỏng tác hại phóng xạ một khi có tai nạn từ các nhà máy điện nguyên tử này. Để bảo đảm an toàn cho người dân ở miền Bắc trước các hiểm họa này, nhà cầm quyền Việt Nam cần phải có các biện pháp đối phó và đề phòng hữu hiệu.

Việc khai thác năng lượng cho đời sống người dân và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong một nước là một thiết yếu căn bản của mọi nước, nhưng tại Việt Nam người ta nhận thấy còn có thể khai thác điện năng một cách an toàn hơn từ nhiều nguồn năng lượng khác, khi hoàn toàn không còn điều kiện để khai thác thuỷ điện, như khí đốt thiên nhiên, mặt trời, gió, nhiên liệu cây trồng, sóng biển, vv…Với trí tuệ trong nước những nghiên cứu về khai thác các nguồn năng lượng này cho việc phát điện sử dụng, vì vậy, cần phải được triệt để nghiên cứu và áp dụng đúng mức.

Trong trường hợp cuối cùng phải xây dựng nhà máy điện nguyên tử, vì các nguồn năng lượng khác dù đã triệt để khai thác vẫn không thể cung cấp đầy đủ cho nhu cầu trong nước, thì nên xây dựng loạI nhà máy điện này trên các đảo ngoài biển khơi để hạn chế hiểm họa chẳng hạn như tại vị trí Hoàng Sa.