Home Tin Tức Bình Luận Hiệu Lực Quốc Tế Của Biểu Tình Hải Ngoại Chống Tầu Xâm Lăng

Hiệu Lực Quốc Tế Của Biểu Tình Hải Ngoại Chống Tầu Xâm Lăng PDF Print E-mail
Tác Giả: Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phúc Liên   
Thứ Tư, 27 Tháng 7 Năm 2011 04:38

Vào Diễn Đàn, chúng tôi rất vui mừng tìm đọc được những tin vền Biểu tình tại Việt Nam, dù là những cuộc Biểu tình nhỏ.

 Điều quan trọng của Biểu tình tại Việt Nam, đó là, mặc dầu với những đàn áp do lệnh của quan thầy Trung quốc chỉ thị cho quân bán nước CSVN, dân chúng vẫn CAN ĐẢM tụ họp biểu tình có tính các THƯỜNG XUYÊN và ĐỊNH KỲ. Tính các thường xuyên và định kỳ này mới là điểm quan trọng. Số lượng người tuy ít lúc đầu, nhưng sẽ tăng dần theo thời gian khi mà những cuộc Biểu tình kiên nhẫn diễn ra THƯỜNG XUYÊN và ĐỊNH KỲ.

 
Tại Hải ngoại, những cuộc Biểu tình mang những hiệu lực quốc tế bởi vì những nước Á châu, Phi châu, Liên Âu và Hoa kỳ đều đứng trước những hiểm họa xâm lăng của Trung quốc, nhất là về phương diện Kinh tế. Vì vậy những cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại dễ tạo cho người dân bản xứ tại những Quốc gia này ý thức chống Trung quốc, điều mà Trung quốc rất ngại sợ lúc này làm ảnh hưởng lên Thương mại của Trung quốc. Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào các Thị trường Tiêu thụ nước ngoài. Khi mà dân của các Thị trường này mang ý thức chống đối hàng hóa Trung quốc, thì nền sản xuất của Trung quốc sẽ hạ xuống. Những cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại mang hiệu lực quốc tế đánh thẳng vào Trung quốc.
 
Cuộc Biểu tình ngày 24.07.2011 tại Quốc nội
 
Như chúng tôi đã nói ở trên đây, điều quan trọng của những cuộc Biểu tình này là sự CAN ĐẢM trước đàn áp của CSVN và mang tính cách THƯỜNG XUYÊN/ ĐỊNH KỲ, điều hệ trọng cho bất cứ cuộc đấu tranh nào. Chúng tôi xin đăng lại Bản Tin về Biểu tình ngày 24.07.2011:
 
“Hà Nội có biểu tình phản đối TQ lần thứ tám
 
Cập nhật: 06:14 GMT - chủ nhật, 24 tháng 7, 2011
 
Cuộc biểu tình mới nhất diễn ra quanh khu hồ Hoàn Kiếm
 
Tại Hà Nội đã có cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc về vấn đề biển đảo lần thứ tám, diễn ra sáng Chủ Nhật 24 tháng 7 với con số người tham gia tới hàng trăm.
 
Giới trí thức và cộng đồng mạng Việt Nam tiếp tục đóng vai trò chính trong việc vận động tổ chức ra cuộc xuống đường tuần hành và trương biểu ngữ phản đối chính quyền Trung Quốc lần này.
 
Trong số các trí thức, nhân sĩ tham gia có các vị Phạm Duy Hiển, Ngô Đức Thọ, Phạm Xuân Nguyên, Trần Nhương, Vũ Ngọc Tiến, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Quang Thạch...và con số thanh thiếu niên lên tới hàng trăm.
 
Cũng có tin nói tiến sĩ Nguyễn Quang A bị an ninh yêu cầu không đi biểu tình lần này nhưng ông tuyên bố sẽ vẫn đi.
 
Và căn cứ vào các hình ảnh đăng tải trên mạng do giới vận động biểu tình phát tán, TS Nguyễn Quang A đã có mặt từ sau 8 giờ sáng.
 
Cùng ông còn có Giáo sư Lâm Quang Thiệp, cựu Vụ trưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Quốc gia của Chính phủ.
 
Đặc biệt, có nhiều trẻ em được cha mẹ khuyến khích đi biểu tình, bất chấp lệnh cấm từ một số trường.
 
Các biểu ngữ cũng kêu gọi Quốc hội Việt Nam khóa mới ra nghị quyết về Biển Đông.
 
Từ một vài tuần qua, thanh thiếu niên từ các gia đình trí thức, cán bộ ở Hà Nội cùng cha mẹ xuống đường
 
Trong một diễn biến mới, các khẩu hiệu của cuộc biểu tình lần này đề nghị vinh danh cho các chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị tàu Trung Quốc giết trong đợt tiến chiếm Hoàng Sa năm 1974, và các chiến sĩ Hải quân Quân Đội Nhân dân Việt Nam ở Trường Sa năm 1988.
 
Nhiều thanh thiếu niên, trí thức cầm biểu ngữ ghi tên các binh sĩ bị Trung Quốc giết trong hai trận hải chiến đọ́
 
Đoàn biểu tình cũng ủng hộ báo Đại Đoàn Kết, tờ báo duy nhất cho tới nay ở Việt Nam công khai kêu gọi vinh danh 74 binh sĩ hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 và 64 binh sĩ hy sinh tại Trường Sa năm 1988.
 
Họ cũng tới trước tòa báo Hà Nội Mới, hô khẩu hiệu phản đối tờ báo này đã từng đăng tải bài viết ca ngợi tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu, người có công lớn với Bắc Kinh trong cuộc chiến 1979.
 
Để phản đối công an Việt Nam đánh dân trong cuộc biểu tình tuần trước, đoàn người đã dừng lại hô khẩu hiệu khá lâu trước trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm.
 
Vụ đ̣ại uý Minh thuộc Công an quận này đạp vào mặt một người biểu tình bị bốn công an viên khác giữ chân tay hồi Chủ Nhật trước đã gây ra một làn sóng phẫn uất trong dư luận.
 
Trong tuần, một số nhân sĩ, trí thức ít lên tiếng về các vấn đề thời sự nay cũng công khai phản đối hành vi của đại uý nọ.
 
Chắng hạn nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát đã phát biểu trên mạng, phê phán sĩ quan công an gây ra bạo hành.
 
Con số người tuần hành ở Bờ Hồ nhiều hơn một số lần trước nhưng không xảy ra bắt bơ.ù
 
Bản thân nạn nhân cú đạp của đại uý Minh, anh Nguyễn Chí Đức đã ra đến Bờ Hồ, nhưng bị nhà chức trách 'yêu cầu đi về nhà', theo tường thuật của giới vận động trên mạng.
 
Tuy thế, cuộc tuần hành ngày Chủ Nhật này không xảy ra va chạm với nhà chức trách, có thể vì không diễn ra trước Đại sứ quán Trung Quốc mà tập trung ở khu Bờ Hồ.
 
Chủ Nhật tuần trước, nhà chức trách đã bắt gần 50 người nhưng sau thì cũng thả ra.
 
So với Hà Nội thì tại Sài Gòn, đô thị lớn nhất Việt Nam số cuộc biểu tình mang nội dung phản đối Trung Quốc diễn ra ít hơn.
 
Một nhà báo từ TPHCM giải thích với BBC trong tuần rằng "Trí thức Sài Gòn bị kiểm soát chặt hơn Hà Nội rất nhiều".
 
Hiện cũng đang có lời kêu gọi của một số trí thức Việt Nam tại Anh Quốc về việc tổ chức biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc tại London trưa 24/7 giờ địa phương.”
(BBC)
 
Những cuộc Biểu Tình của người Việt Hải ngoại mang tầm ảnh hưởng Quốc tế chống xâm lăng Kinh tế Trung quốc
 
Người Tầu có lẽ ít quan tâm đến những biện luận Chính trị, nhưng rất lưu ý đến việc kiếm từng đồng xu, ngay cả bằng cách gian lận, từ Thương mại để làm giầu. Dân Tầu rất quan tâm đến “miếng ăn“, có lẽ vì họ đã phải sống đói nghèo nhiều. Khi gặp nhau, họ thường chào nhau bằng câu chào “Ông ăn cơm chưa ?“, chứ không chào “Ông khỏe không ?”.
 
Người Tầu bán tất cả những gì mà họ có thể nghĩ ra để sản xuất mà bán. Trong những thập niên sau mở cửa, Trung quốc lợi dụng Mãi lực dồi dào của các Thị trường lớn như Liên Âu, Hoa kỳ để bán bất cứ cái gì, miễn là thu vào từng đồng xu.
 
Ngày nay, các Thị trường Hoa kỳ và Liên Âu đang gặp hoạn nạn:
 
=>     Các Chính quyền đều mang nợ công chất chồng, vì vậy các Chính phủ phải lập ra những chương trình thắt lưng buộc bụng, không còn được tiêu pha thoải mái, thậm chí hoang phí như trước. Đây là điều khiến Mãi lực Nhà nước đi xuống.
 
=>     Dân chúng thất nghiệp mỗi ngày mỗi tăng, nghĩa là số thu nhập giảm đi và do đó Mãi lực của dân cũng đi xuống, đồng thời khả năng đóng thuế cũng giảm khiến các Nhà Nước thấy thiếu hụt Ngân sách và khó giải quyết những nợ công.
 
Các Chính quyền cũng như Dân chúng quan tâm, lo lắng về sự tràn lan của hàng hóa Trung quốc và bắt đầu thấy tình trạng nợ nần và thất nghiệp hiện nay mang một phần hậu quả của việc thả lỏng cho “Xâm lăng Kinh tế“ đến từ Trung quốc.
 
Chính những nước Liên Âu và Hoa kỳ đã bắt đầu rút dần những Sản xuất hàng hóa tại Trung quốc về Nước mình để giải quyến vấn đề Thất nghiệp, đồng thời ngăn chặn “Xâm lăng Kinh tế“ của Trung quốc cho hàng rẻ tiền và độc hại tràn lan mọi nơi.
 
Trung quốc rất ngại sợ ý thức của Dân tại các Thị trường lớn chống lại hàng hóa Trung quốc bởi lẽ việc giảm Thương mại tại các Thị trường này làm cho các Xí nghiệp Trung quốc giảm sản xuất, thậm chí phải đóng cửa. Mà nếu Xí nghiệp sản xuất Trung quốc giảm xuống hoặc đóng cửa, thì Thất nghiệp tại Trung quốc tăng vọt và có thể NỔI DẬY bạo loạn Chính trị.
 
Người Việt Hải ngoại sống hầu hết trong những nước thuộc Liên Âu, và khắp các Tiểu bang tại Hoa kỳ.
 
Những cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại không hẳn chỉ liên hệ đến Biển Đông, mà còn nhấn mạnh chính yếu đến:
 
1)      Cuộc Xâm lăng Kinh tế tại Việt Nam
 
         Vấn đề Biển Đông liên hệ đến nhiều nước trực tiếp vây quanh: Phi Luật Tân, Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Việt Nam. Vấn đề Thương mại của Trung quốc với những nước này bị thiệt hại, nếu Trung quốc cố chấp tỏ ra hiếu chiến lên này. Đồng thời con đường giao thương Biển Đông động chạm đến quyền lợi Hoa kỳ, Nam Hàn, Nhật và Ấn Độ. Trung quốc không thể quá cố chấp hiếu chiến mà không ký vào DOC về Biển Đông vì ngại sợ những thiệt hại về đối tác Thương mại với những nước này.
 
Tuy nhiên riêng Việt Nam, Trung quốc không ngại sợ vì chính CSVN thả lỏng cho Xâm lăng Kinh tế Trung quốc vào Việt Nam. Làm thế nào để giới trẻ Việt Nam ý thức rằng họ sẽ trở thành đầy tớ phục vụ cho Kinh tế Chệt.
 
2)      Cuộc Xâm lăng Kinh tế quốc tế
 
Đài Truyền hình Đức N-TV tối Chúa nhật 24.07.2011 đã đưa Tin tức về tranh chấp Lưỡi bò tại Biển Đông. Đài chiếu lên hình ảnh Biểu tình tại Phi Luật Tân và Việt Nam. Đài chiếu hình một biểu ngữ tại cuộc Biểu tình ở Hà Nội cho thấy dân muốn cắt cái Lưỡi bò của Trung quốc.
 
Việc tham vọng bá quyền của Trung quốc, mà điển hình là Biển Đông, như vậy đã được Quốc tế biết tới.
 
Những cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại khắp nơi chống lại bá quyền Trung quốc là rất hợp thời và được Quốc tế lưu ý, ủng hộ. Ngoài vấn đề Biển Đông về Hải đảo và Biển cả, những cuộc Biểu tình cũng nhấn mạnh tham vọng bá quyền Kinh tế của Trung quốc mà những nước khác phải chống lại. Về phương diện Kinh tế, những cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại chống lan tràn hàng hóa Trung quốc cũng là rất hợp thời và được sự ủng hộ quốc tế vì nợ công của các Chính phủ và nạn Thất nghiệp tại Hoa ky, LIên Âù và các nước khác. Nhấn mạnh đến việc cần phải bài trừ hàng hóa Trung quốc, chuyển sản xuất về từng nước để cứu Thất nghiệp. Các cuộc Biểu tình như vậy sẽ được sự ủng hộ hoặc tham dự của dân bản xứ.
 
Trong các cuộc Biểu tình của người Việt Hải ngoại, chúng ta có thể phát tán những tài liệu (truyền đơn) cho thấy:
 
=>     Việc khai thác, bóc lột vô nhân đạo lao động tại Trung quốc
=>     Những thực phẩm độc hại sản xuất từ Trung quốc
=>     Những đồ chơi mang chất độc hại cho trẻ con
=>     Những thuốc giả nguy hiểm bán cho dân nghèo
=>     Những hàng may mạc mang những chất liệu nguy hiểm cho sức khỏe.
 
Trung quốc xâm lăng Kinh tế Việt Nam, thì chúng ta đánh thẳng vào Kinh tế Trung quốc trên Thị trường quốc tế. Kinh tế Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng ra nước ngoài. Khi mà nước ngoài giảm mua hàng hóa Trung quốc, thì các Xí nghiệp sản xuất tại Trung quốc cũng bị ảnh hưởng theo.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva 25.07.2011
Web: http://VietTUDAN.net