Home Tin Tức Bình Luận 36 năm Việt cộng xây dựng XHCN vì sự nghiệp của CS Quốc tế: Thành quả và triển vọng?

36 năm Việt cộng xây dựng XHCN vì sự nghiệp của CS Quốc tế: Thành quả và triển vọng? PDF Print E-mail
Tác Giả: Thiện Ý   
Chúa Nhật, 17 Tháng 6 Năm 2012 18:53

Hai mục tiêu tối hậu của Việt quốc và Việt cộng hoàn toàn khác nhau, nếu không muốn nói là trái chiều, đối nghịch nhau.

 

Trong bài viết mới đây, chúng tôi đã nhận định tổng quát “36 năm Việt quốc chống cộng vì tự do dân chủ cho đất nước: Thành quả và triển vọng”.

 Bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra nhận định tổng quát “36 năm Việt cộng xây dựng xã hội chủ nghĩa vì sự nghiệp của cộng sản quốc tế: Thành quả và triển vọng”.

Mục đích loạt bài viết này của chúng tôi là muốn cho thấy hai con đường dẫn đến hai mục tiêu tối hậu của Việt quốc và Việt cộng hoàn toàn khác nhau, nếu không muốn nói là trái chiều, đối nghịch nhau.

 Vì trái chiều đối nghịch nên mới đưa đến một cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng kéo dài nhiều thập niên qua tại Việt Nam vẫn chưa phân thắng bại. Bởi vì các mục tiêu tối hậu của cả hai bên đến nay vẫn chưa bên nào thành đạt. Vì sao và cuối cùng Việt quốc và Việt cộng ai sẽ thắng ai?

Nội dung bài nhận định này, chúng tôi lần lượt trình bầy:

-       Bối cảnh du nhập và phát triển chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.

-       36 năm Việt cộng đã xây dựng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam như thế nào, hiệu quả ra sao?

-       Thành quả và triển vọng tương lai.

-       Kết luận.

I/- BỐI CẢNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM.

II/- 36 NĂM VIỆT CỘNG XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NHƯ THẾ NÀO, HIỆU QUẢ RA SAO?

1.- Từ lý luận Marxism về xã hội xã hội chủ nghĩa (socialism society).

2.- Đến thực tế Việt cộng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam

36 năm qua như thế nào?

* Thực hiện “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động”.

*Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng như thế nào, hiệu quả ra sao?

- Một là cách mạng quan hệ sản xuất.

- Hai là Cách mạng khoa học kỹ thuật.

- Ba là cách mạng tư tưởng và văn hóa.

II/- 36 NĂM VIỆT CỘNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI: THÀNH QUẢ VÀ TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI?

Vấn đề đặt ra là: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội 36 năm qua của Việt cộng đã đem lại thành quả gì và triển vọng tương lai ra sao?

1.- Thành quả

a)-Về ý nghĩa từ ngữ:Thành quả (Fruits, results) khác hiệu quả (effect, effective, efficacious, effectual)và thành quả thực hiện mỗi chủ trương, chính sách khác thành quả sau cùng của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

b)- Việt cộng có tạo được thành quả sau cùng?

Như vậy là sau 36 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội,Việt cộng chưa tạo được thành quả cuối cùng, là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội tại việt nam.

2.- Triển vọng tương lai.

Có hai triển vọng tương lai:

-Triển vọng tương lai 1: liệu Việt cộng có hiện thực được chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam?

- Triển vọng tương lai 2:chế độ Việt cộng sẽ đi về đâu?

a) Triển vọng tương lai 1:liệu Việt cộng có hiện thực được chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam?

Vấn đề đặt ra là:Với quá khứ, sau 36 năm Việt cộng đã không đạt được thành quả sau cùng là xây dựng thành công “xã hội xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam.

Vậy triển vọng tương lai thì sao, liệu Việt cộng có thành đạt mục tiêu tối hậu này, theo cách bắt chước nước đàn anh Tầu cộng đã và đang làm (theo kiểu Đặng Tiểu Bình “Mèo trắng” (tư bản chủ nghĩa) hay “mèo đen” (Cộng sản chủ nghĩa) không quan trạng, miễn là mèo đó bắt được chuột (đến được XHCN ?), được diễn tả bằng ngôn từ khác hơn cho có vẻ sáng tạo, độc lập là “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”,được thực hiện từ sau “Mở cửa” (1996) cho đến nay và vẫn đang tiếp tục hay không?

Bất cứ người Việt Nam chân chính nào, (ngay cả những đảng viên cộng sản chân chính cũng như không chân chính, đã  “phản tỉnh” công khai hay còn dấu mặt…nếu thành thật với chính mình) đều có thể trả lời một cách khẳng định, không sợ sai lầm là KHÔNG THỂ ! rằng  triển vọng tương lai Việt cộng sẽ không, và sẽ không bao giờ thực hiện được mô hình về một “Xã hội lý tưởng nhưng không tưởng” này.

Là vì trên bình diện lý luận của chủ nghĩa cộng sản về một mô hình xã hội lý tưởng, nếu nó đáp ứng đúng khát vọng, ước mơ của loài người, thì mãi mãi vẫn chỉ khát vọng ước mơ không đạt trên bình diện thực tế, Bởi vì, mọi nỗ lực thực nghiệm mô hình xã hội lý tưởng ấy đã cho thấy không thể và không bao giờ thực hiện được.Vì nó hoàn toàn trái với những căn tính của con người, trái quy luật sinh tồn và phát triển tự nhiên chung cũng như riêng của mỗi con người và của cả xã hội loài người.

Thật vậy, là con người nói chung, người Việt Nam nói riêng, ai lại không ước mơ được sống trong khung cảnh “một xã hội không còn cảnh người áp bức bóc lột người, cư xử với nhau trong tình hữu ái, với tinh thần mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người, để cùng đạt tới hạnh phúc chung cũng như riêng, trong khung cảnh một “xã hội xã hội chủ nghĩa” (còn giai cấp, mọi người lao động theo năng lực, hưởng theo sức lao động bỏ ra, dưới sự lãnh đạo của một Nhà nước “chuyên chính vô sản”đóng vai trò điều hợp…)rồi tiến đến cùng đích là một xã hội viên mãn “xã hội cộng sản chủ nghĩa” hay “Thiên đường cộng sản” (không còn nhà nước, vì mọi sinh hoạt, quan hệ xã hội vận hành tự động, tự giác, mọi người lao động theo năng lực và hưởng theo nhu cầu. Vì lúc đó tài hóa dư thừa, mọi nhu cầu vật chất cũng như tình thần của mọi người sống chung trong xã hội đều được đáp ứng, thỏa mãn hoàn tòan!?!…)

Thế nhưng, “Xã hội xã hội chủ nghĩa” (giai đoạn đầu) và “Xã hội cộng sản chủ nghĩa” (giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản) là không tưởng, vì không thể và không bao giờ thực hiện được trên thế gian này. Là vì những luận điểm căn bản của chủ nghĩa cộng sản về một mô hình xã hội hoàn hảo, viên mãn hoàn toàn trái với quy luật sinh tồn và phát triển tự nhiên về tâm sinh lý, năng lực cá nhân, căn tính chung cũng như riêng của con người và tổ chức xã hội loài người.

Chẳng hạn, về tâm sinh lý, năng lực cá nhân mỗi người một khác hình thành từ bào thai trong cung lòng người mẹ có căn tính di truyền, chào đời và phát triển dưới ảnh hưởng môi trường sống trong gia đình, xã hội, sắc tộc, tôn giáo và được nuôi dưỡng,giáo dục học tập khác nhau.

Tất cả những nhân tố này đã hình thành căn tính riêng của mỗi con người và những căn tính chung của loài người. Một trong những căn tinh chung đó là tính vi kỷ, tính tư hữu, tính cạnh tranh... Và vì vậy, không thể có một xã hội không có giai cấp khi có sự khác biệt nhiều mặt giữa các cá nhân; Nó tương tự như trong một cánh rừng, phát triển theo quy luật thiên nhiên có cây cao, cây thấp, dù tất cả các cây cỏ đều có chung một môi trường sinh thái đất đai khí hậu, nắng mưa…

Đối với con người cũng vậy, dù sống chung trong một môi trường xã hội,có điều kiện môi sinh giống nhau, song vẫn có giai cấp giầu nghèo do tài năng, nỗ lực cá nhân và điều kiện phát triển về chủ quan cũng như khách quan mỗi con người một khác…

Nỗ lực hướng thiện chung của các nhà cầm quyền chỉ có thể làm được là tổ chức, điều hành xã hội sao cho giảm thiểu tối đa sự cách biệt giầu nghèo và những bất công xã hội, bảo vệ tối đa sự tôn trọng, bảo vệ và hành xử các quyền tự do, dân chủ và nhân quyền căn bản của mọi con người sống chung trong xã hội.

Bởi vì, khi con người từ bỏ cuộc sống riêng lẻ, quy tụ thành xã hội có tính tổ chức từ thấp đến cao, từ bất hoàn đến hòan chỉnh, những yếu tính riêng cũng như chung của mỗi con người luôn tồn tại và phát triển theo qui luật tự nhiên và xã hội. “Chủ nghĩa cộng sản” đã duy ý chí, không tôn trọng qui luật khách quan, nên đã đi ngược lại quy luật phát triển tự nhiên của con người và xã hội loài người.

Do đó, những người, dù có thiện chí và quyết tâm thực hiện, chấp nhận sự hy sinh gian khổ đến đâu(như những người cộng sản chân chính đã làm)vẫn không và sẽ không bao giờ thực hiện được mô hình xã hội lý tưởng mà không tưởng này:“Xã hội xã hội chủ nghĩa” (còn giai cấp, truất bỏ quyền tư hữu, công hữu hóa phương tiện sản xuất,lưu thông phân phối…), càng không thể tiến tới cùng đích là một xã hội viên mãn “Xã hội cộng sản chủ nghĩa”( không còn giai cấp…), trong đó mọi người sống hạnh phúc như sống trong một thiên đường nơi trần thế, “Thiên đường cộng sản”.

Dường như những nhà sáng lập và thực hiện chủ nghĩa cộng sản như Marx, Lenine và những đảng viên cộng sản chân chính, đều có tham vọng đem đến cho loài người một cuộc sống hạnh phúc cực lạc như “Thiên đường hay Niết Bàn của tôn giáo”.

Tuy nhiên “Thiên Đường hay Niết Bàn của tôn giáo” thì siêu hình, chỉ được biết qua “Niềm tin tôn giáo”và   cá nhân cũng như tập thể tín đồ chỉ đến được cõi cực lạc vĩnh hằng này sau cái chết. Những người có trọng trách lãnh đạo tinh thần hướng dẫn các tín đồ đi đến “Thiên Đường hay Niết Bàn”, là các bậc tu hành nhân đức, không vợ chồng con cái,không có gia đình riêng, cả đời tự nguyện, tự giác tận hiến phục vụ cho tha nhân vì lợi tinh thần cho chính mình và cho tha nhân mai hậu (được vào Thiên Đường hay Niết Bàn cực lạc theo niềm tin hữu thần duy tâm và duy linh).

 Vậy mà trong tập thể ưu tuyển này của tôn giáo vẫn có hiện tượng tham, sân, si, rồi tha hóa, biến chất ngay trên cõi trần trong cuộc hành trình dẫn đưa các tín đồ và chính mình đến cõi Thiên Đàng hay Niết Bàn của tôn giáo sau khi chết.

Trong khi những cán bộ đảng viên cộng sản, là những người được coi là giác ngộ nhất về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, mang danh là “Đội tiên phong của giai cấp vô sản” có trọng trách lãnh đạo nhân dân làm cách mạng xã hội chủ nghĩa để xây dựng “Xã hội xã hội chủ nghĩa” rồi tiến đến cùng đích “Xã hội cộng sản chủ nghĩa”, hay “Thiên Đường Cộng sản” , lại phải hiện thực ngay trên trần thế. Họ lại có gia đình vợ chồng con cái, nếu có hy sinh phấn đấu cho lý tưởng cộng sản nhân danh lợi ích tha nhân (giai cấp) thì thực chất động lực trước hết và trên  hết vẫn phải là vì lợi ích cho bản thân và gia đình.

 Vì tin theo thuyết cộng sản duy vật vô thần, lợi ích cụ thể, thực tiễn ngay trên trần thế này mới quan trọng và đáng kể, vì chẳng có gì tồn tại sau cái chết (duy vật biện chứng…).Do đó họ phấn đấu vào đảng, hy sinh chiến đấu nói  là cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, song thực tế cụ thể vẫn là để có chức có quyền, được hưởng lợi ích, bổng lộc cho  chính mình và gia đình trước hết và trên hết.

Vậy phẩm chất và tinh thần phục vụ tha nhân của các cán bộ đảng viên Cộng đảng Việt Nam nói riêng, của các đảng Cộng sản khác nói chung, liệu có sánh được với phẩm chất và tinh thần phục vụ tha nhân của các tu sĩ thuộc các Giáo Hội?

 Câu trả lời có thể tìm thấy nơi thực trạng phẩm chất, nhân cách và lối sống của hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các cán bộ đảng viên Cộng đảng Việt Nam hiện nay.

Thực tế, tất cả các đảng viên cộng sản đã có thời kỳ phấn đấu, rèn luyện bản thân để có đủ phẩm chất “một đảng viên cộng sản chân chính”. Thế nhưng trên con đường phấn đấu rèn luyện bản thân, chính thực tế đã tha hóa, làm tiêu tan từng bước, thoái hóa biến chất từng phần trong môi trường quyền lực và xã hội, để cuối cùng đã “tiêu tan hoàn toàn cả lượng lẫn chất cộng sản tích lũy được”.

 Hiện tại có thể nói 99% đảng viên Cộng sản Việt Nam đã thoái hóa biến chất hoàn toàn, thì còn ai lãnh đạo nhân dân “tiến lên chủ nghĩa xã hội” ?

Và vì vậy về mặt tâm, sinh lý cá nhân (trái với những căn tính con người, quy luật sinh tồn phát triển cá nhân và xã hội…) và thực tế cuộc sống con người (không thể có con người cộng sản hội đủ phẩm chất thì làm sao lãnh đạo, đào tạo ra nhân dân có phẩm chất XHCN hay CSCN…để có những con người xã hội XHCN hay xã hội CSCN?) đã chứng minh “chủ nghĩa cộng sản là không tưởng”, đã được xử dụng như một chiêu bài lừa mị, nhằm thành đại những mưu đồ cá nhân (các lãnh tụ cộng sản) và tập thể (các đảng Cộng sản…)vì quyền lợi trên hết và trước hết của chính cá nhân, gia đình và các bè đảng ấy.

Mặt khác, trên thực tế cũng đã có bằng chứng cụ thể và sống động của nước đầu tiên và nhiều nước sau đó noi theo thực hiện “chủ nghĩa không tưởng” này.

 Tất cả đều đã thất bại hoàn toàn. Đó là Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Xô-Viết” (gọi tắt là Liên Xô) mà Việt cộng và một số nước khác theo gương từng xưng tụng là “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” của mình.

 Sau hơn 70 năm(1917-1991) nói là đã hoàn thành giai đoạn “Cách mạng xã hội chủ nghĩa”, chuẩn bị sửa Hiến pháp (1936)để bước vào giai đoạn  “Xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa”, song đã sụp đổ kéo theo sự tiêu vong của toàn hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, để rồi mau chóng cùng chuyển đổi qua hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội tư bản chủ nghĩa.

Hiện tại chỉ còn bốn nước, trong đó có Việt Nam, Việt cộng cũng đã hoàn toàn thất bại sau 36 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, dù thực tế Việt cộng vẫn chưa chịu công khai nhìn nhận , vẫn tiếp tục “Đi lên chủ nghĩa xã hội” bằng con đường “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (Theo gương Tầu cộng)

Thế nhưng thực tế con đường này tất yếu đã, đang đưa Việt Nam (cũng như Tầu cộng) theo hướng nào và số phận tương lai Việt cộng (cũng như Tầu cộng) sẽ ra sao?

(Xin coi tiếp: Triển vọng tương lai 2: Chế độ Việt cộng sẽ đi về đâu?)