Nếu "đi" với Mỹ, Hà Nội vướng gọng kìm Bắc Kinh |
Tác Giả: Hà Nhân Văn | ||||
Chúa Nhật, 17 Tháng 6 Năm 2012 21:13 | ||||
Đừng ngán sợ khổng lồ Đại Hán Đỏ, to con lớn xác mà chỉ là bệu thịt, mềm sèo BẮC KINH CO CỤM! Trước Hội nghị ShangriLa, Tân Gia Ba, ngày 2-6 vừa qua, BT Quốc phòng Mỹ Leon Panetta công bố hải quân Mỹ sẽ chuyển đại bộ phận qua Thái Bình Dương (TBD) với 6 hàng không mẫu hạm và 60% trong số 285 tàu chiến gồm tuần dương hạm, tàu ngầm và các loại. Bắc Kinh đã tự cô lập mình ở Á châu - TBD. Chưa một đại cường nào vào lúc này bị cô đơn lỡ bước trên toàn cầu như TC. Đến như Putin của Nga đầy kiêu căng tự hãnh, tuần qua (1-6) xuống nước, đã phải bung ra, bay qua Bá Linh gặp Thủ tướng Merkel Đức trên đường qua Ba Lê gặp tân Tổng thống Hollande về "vấn đề Syria", sau khi Hollande dọa Pháp sẽ can thiệp quân sự ở Syria, nước mà Pháp giám hộ sau đệ nhất thế chiến (1919-1946). Putin - Nga hiểu rằng, Âu châu bây giờ không còn lỏng lẻo như thời chiến tranh lạnh. Vừa bàn giao nhậm chức ở điện Elysée chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, TT Holande bay qua Bá Linh gặp nữ TT Merkel. Thành ra, lễ nghi chào mừng tân TT Pháp lại ở Bá Linh còn long trọng hơn cả ở điện Elysée. Người thứ 2 mà Hollande nồng nhiệt bắt tay sau bà Merkel là Phó Thủ tướng Đức, nhân vật quyền lực số 2 lại là chàng Đức gốc "An namít", tóc đen mắt sáng long lanh! Putin hiểu rằng Tả phái Pháp bây giờ không còn như xưa. Đảng CS Pháp đã chết, tự chôn cất không kèn không trống. Putin cũng hiểu tại sao Hollande qua Mỹ dự G-8 và NATO, đã đến Bạch Ốc gặp TT Obama trước. Như HNV đã hơn một lần thưa rằng, chế độ toàn trị CS Tàu tất yếu sẽ sớm tan rã nhưng TC vẫn là một đại cường toàn cầu. Anh Mỹ Đức không dám để cho kinh tế TC sụp đổ mà phải bảo vệ, đó là nguồn phúc lợi số một của tư bản Âu Mỹ. Thật dại dột, do kiêu căng, Bắc Kinh đang tự làm suy yếu , tự cô lập, hội nghị ShangriLa -TGB vừa qua là một dấu chỉ rõ nhất. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Bộ Quốc Phòng Đài Loan chính thức công bố vừa thiết trí đặt các giàn hỏa tiễn tầm xa Hùng Phong 2-E, hướng về Hoa Lục, đối đầu với 16,000 hỏa tiễn của TC tăng gần gấp 3 lần. Vào thập niên 1990 số hỏa tiễn của TC khoảng 600. Số hỏa tiễn hiện đại nhất do Đài Loan tự chế tạo có thể phóng sâu vào lục địa đến Hà Nam, Quí Châu, Tứ Xuyên, tàn phá các phi trường và căn cứ của TC. Đài Loan đã khởi thế công. Phi cơ tiêm kích F.16 của Đài Loan trong không đoàn Tưởng Kinh Quốc, do Đài Loan chéá tạo theo kiểu F.16 của Mỹ được Mỹ đồng ý, mới diễn tập ở Đài Loan, có thể hạ cánh trên một xa lộ. Như vậy F.16 Đài Loan một khi tấn công Hoa Lục có thể sử dụng xa lộ Thượng Hải, Thiên Tân, Bắc Kinh làm phi trường. Trong một bài diễn văn từ Đài Bắc hướng về Hoa Lục, nhân dịp quốc khánh Song Thập ngày 10-10-1950, Tổng thống Tưởng Giới Thạch nguyện với quốc dân Hoa Lục, THQDĐ sẽ quang phục Hoa Lục. Bấy giờ thiên hạ dè bĩu cho rằng ông Tưởng "cà cuống chết... vẫn còn cay", nói dóc, ai nghe! Nhưng mấy ai hiểu chữ “quang phục” mà cụ Tưởng sử dụng. Cụ không dùng từ “giải phóng” nhàm chán. Quang là khai quang, "clear", san phẳng. Phục là quẻ Phục lấy ra từ kinh Dịch, một quẻ xấu nhất trong 64 quẻ kinh Dịch, sáu hào (quẻ) thì 5 hào là âm, chỉ còn hào cuối là dương. Cực bĩ! Nhưng từ cực bĩ, ở thế cùng mà cùng thì tắc biến, lại phục hồi, phục hoạt, phục sinh. Kinh Dịch bản tiếng Anh gọi Fu, returning "go back, turn back to starting point, reappear once again, restore". Dịch qua chữ Anh, Phục là "Trời chuyển! Vạn tuế vững bền!" (Heaving moving! Solid long-living!" (xem: I Ching (kinh Dịch), bản dịch của Rudolf Ritsema & Stephen Karcher, N.Y. 1995, pp. 301-310). Lời nguyện của cụ Tưởng bây giờ đang ứng nghiệm. Từ năm 2009, Bắc Kinh cho phép mỗi tuần 500 dân Hoa Lục được du lịch qua Đài Loan. Gió mới tự do dân chủ khai phóng đã đổ ập xuống Hoa Lục do dân Hoa Lục đưa về và đang góp gió thành bão. Năm 1950 nào ai dám ngờ đến việc tưởng niệm quốc phụ Tôn Dật Tiên ở Nam Kinh năm 2005 tấp nập khách hành hương. HNV đã đến viếng, phải xếp hàng dài lâu cả vài chục phút mới bước vào cửa đền. Thế hệ sinh năm 1950 về sau ở Hoa lục đâu đã biết đến lá cờ "Thanh thiên bạch nhật" (nền trời xanh mặt trời sáng). Và, y như Dịch kinh, lá cờ 5 sao vàng trên nền đỏ máu lửa của TC sẽ tuyệt diệt. 5 sao ở góc là hành thổ (đất) sẽ trở thành đất nung. Vô sinh! Tất thị phải tuyệt, cờ 5 sao của TC ăn cắp mô hình của Tôn Trung Sơn "Ngũ tộc Cộng hòa". Tôn trọng các dân tộc Hồi, Mông, Mãn, Tạng được tự trị và bảo toàn văn hóa ngôn ngữ của dân tộc mình. Nay Tây Tạng và Tân Cương (Hồi) đang nổi dậy. KHI HOA KỲ MỞ THẾ CÔNG Hội nghị đối tác an ninh Á châu Shangri La do TGB giữ ngôi chủ nhà, qui tụ 28 nước tham dự, 27 bộ trưởng thứ trưởng quốc phòng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Nga, Anh, Pháp, Đức, Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, ĐNA và Mỹ... Riêng TC năm nay lạc lõng giữa hội nghị với Trung tướng Nhâm Hải Toàn, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu quân sự Bắc Kinh làm Trưởng đoàn, ông tướng trong quân khu 2 sao chìm khuất giữa các ông 4 sao lấp lánh (VN và TC, thiếu tướng đeo 1 sao, 2 sao trung tướng, 3 sao thượng tướng). Năm ngoái Đại Tướng 4 sao Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng TC làm trưởng đoàn. Tướng Liệt là Phó CT Tổng quân ủy, ủy viên Bộ TC-TƯĐ, một trong 9 đại vương trong thường trực bộ CT-ĐCSTQ. Tại sao Bắc Kinh lại tự cho “xuống cấp” như vậy? Trong khi phái đoàn Hoa Kỳ hùng hậu chưa từng thấy: Trưởng đoàn, Bộ Trưởng Leon Panetta, thành viên gồm Đại tướng Martin Dempsy, Chủ tịch UB liên quân Hoa Kỳ, Đô đốc Samuel Lockclear, Tổng tư lệnh Mỹ ở TBD. Ngày 2-6, thêm Ns. McCain (R), và Ns. Lieberman (I), cả hai ông đều đầy quyền lực trong thượng viện Mỹ, thêm dân biểu Dân chủ Eni Faleonmavaega, nhân vật số 2 (high ranking) trong UB Đối ngoại Hạ viện Mỹ. Trên đường phó hội ghé Kuala Lumpur, Mã Lai, Ns. Lieberman pháo kích thẳng đến Bắc Kinh, ông tuyên bố trước báo chí: "Hoa Kỳ không thể chấp nhận việc TC đòi hỏi chủ quyền toàn bộ Biển Đông". Ngày thứ 2, hội nghị nóng hẳn lên với Bộ trưởng QP Ấn Độ Ak Antonyaga qua đề tài rất nhạy cảm "Bảo vệ các quyền tự do hàng hải" (Biển Đông). Luật chơi quốc tế "vắng mặt là thiệt thời". Tại sao Bộ Trưởng QP Lương Quang Liệt lại vắng mặt? Ông Liệt vừa tham dự hội nghị thượng đỉnh ANQP ASEAN ở Nam Vang, trao tặng Cao Miên 20 triệu mỹ kim và ký một số thỏa hiệp quân viện với bộ trưởng quốc phòng Miên. Đồng thời ông Liệt gặp riêng BTQP Phùng Quang Thanh. Sau đó tướng Thanh vẻ nghiêm nghị nói với báo chí: mặt nào về quân sự, VN và TC đều hanh thông hợp tác, ngoại trừ Biển Đông. Ông Thanh lại thổ lộ, các vấn đều có thể song phương nhưng có vấn đề Biển Đông thì phải đa phương. Ông Liệt không tham dự Hội nghị đối tác an ninh Á châu Shangri La, lẽ tự nhiên đó là quyết định của Bộ Chính trị Đảng. Theo giới phân tích, có lẽ do Bộ Chính trị ĐCSTQ đang trong giai đoạn chuyển tiếp lãnh đạo nên Đào - Bảo muốn né tránh những vấn đề gai góc. Thực ra, Bắc Kinh đang ở vào thế bí, kẹt to trước nghị trình 3 ngày hội nghị chỉ nhắm vào chủ đề Biển Đông trùng vào lúc cuộc tranh chấp vùng biển Hoàng Nham - Scarborough đang gay go, Bắc Kinh ở thế "tiến thoái lưỡng nan", dư luận quốc tế và cả ở LHQ đã nghiêng hẳn về Phi Luật Tân. Do vậy Bắc Kinh né tránh, như một cách nói cho hội nghị biết TC không thể là đối tác với các nước tham dự về chủ đề Biển Đông. Chỉ riêng VN kẹt giữa 2 gọng kìm TC và Mỹ - Á - Âu. Cho đến lúc này TC đã dấn sâu vào VN. TC đã cột chặt VN vào quyền lực TC qua viện trợ, đầu tư và cả người của Bắc Kinh trong bộ CT và TƯĐ, cho đến tỉnh và thành phố. Trong số 18,000 xí nghiệp vừa của VN, Hoa kiều mới (Hán Đỏ) chiếm từ 80-90% vốn hoặc trực tiếp hoặc dưới tên vợ bé nàng hầu người Việt. Người của tổng cục tình báo Hoa Nam lúc nhúc trong hệ thống quyền lực đảng, từ bộ công an đến ban tuyên giáo TƯĐ và tổng cục chính trị cũng như cục bảo vệ chính trị. Trưởng đoàn VN trong Shangri La ngơ ngác trước một sự kiện: một bên 28 bộ trưởng quốc phòng, 28 nước, một bên trơ trọi một tướng 2 sao TC. Trưởng đoàn VN không khỏi hoang mang trước một trưởng đoàn QP Miến Điện phấn khởi, một Cao Miên, Lào "ngậm miệng ăn tiền" để qua cầu Shangri La và một Phi Luật Tân hăng hái sốc tới. Phùng Quang Thanh co lại lẩm bẩm với Nhâm Hải Toàn TC, chắc là lại múa lưỡi gỗ như ở Nam Vang "VN kiên quyết phấn đấu không để cho thù địch nước ngoài chia rẽ 2 nước, 2 đảng Việt - Trung!" Nhớ lời Hồ chủ tịch, Việt Trung 2 nước "vừa là đồng chí vừa là anh em". Nhưng bộ CT - TƯĐ lại quên lời Lê Duẫn, trước ngày 17-2-1979, GPQ-TQ tấn công VN, Lê Duẫn gân cổ, gằn giọng nói trước quân ủy: "Đánh thì đánh sợ con mẹ gì chúng nó!". Chú Văn tức Võ Nguyên Giáp phụ họa: "Uýnh bỏ mẹ chúng, ngán mẹ gì!" Tướng Giáp lập kế hoạch đánh! Thắng to! KHI VIỆT MỸ "WIN - WIN"! Trở về Hà Nội, Phùng Quang Thanh long trọng đón tiếp Leon Panetta theo nghi lễ quân cách. Cờ sao sọc tung bay trước tiền đình bộ QP Hà Nội, 2 ngày Leon Panetta nói gì với Thanh, với Dũng và ngược lại lãnh đạo ĐCSVN nói gì với Mỹ? Hai ngày là thời lượng dài lắm đối với chính trị tầm cao. Leon Panetta thành công hay thất bại? Hay nói theo kiểu Mỹ Win - Win? Khi Panetta về Mỹ mới có thể biết được, sơ sơ thôi! Dù sao cho đến hôm nay, kiểm điểm lại 37 năm qua và 17 năm quan hệ Việt Mỹ thì cả 2 bên Việt - Mỹ đều win - win. Xin lập lại, rõ rệt là Mỹ đã đại thắng qua thế tâm công và đòn "diễn biến hòa bình". Như chúng tôi đã thưa ở số báo trước: 2 đài VOA và RFA là vũ khí tuyệt vời, bão tố âm thanh VOA và RFA đổ ập từ trời cao xuống. Riêng VOA, xin nhắc lại, không phải là tuyên truyền hay chống Cộng mà lại là qua tin tức trung thực với cung điệu tuyệt vời của một ngôn ngữ Việt thời VNCH, trong sáng và nhẹ nhàng, không phải là loại ngữ tặc như VOV hay VTX Hà Nội. VOA đọc tin tức rất truyền cảm, đủ cường độ chuyên chở sự thực 5 châu 4 biển về VN. Nghĩa là đã đè bẹp dí VOV và tivi Hà Nội bằng sự thực của truyền thông quốc tế. Kế đến RFA phần Việt ngữ Á châu tự do. Loạt bài tường thuật Cổng Trời của RFA là một danh phẩm để đời. Loạt bài công an đánh chết dân của RFA là một bản cáo trạng lẫy lừng. Ban Việt ngữ RFA trở thành "Tiếng nói của dân oan VN". RFA với nhận định kinh tế tài chính hàng tuần do nhà kinh tế tài chính Nguyễn Xuân Nghĩa phụ trách, mỗi bài là một giá trị sưu tầm phân tách, số một hải ngoại như luồng gió Nam phong thổi ào ào về VN, thức tỉnh thính giả VN về một điều căn bản: Đừng ngán sợ khổng lồ Đại Hán Đỏ, to con lớn xác mà chỉ là bệu thịt, mềm sèo. VN từ cấp lãnh đạo trở xuống vẫn nơm nớp sợ một TC kinh tế sắp vượt Mỹ. Loạt bài cuả HEC Nguyễn Xuân Nghĩa dư đủ nồng độ thức tỉnh một VN đầy mặc cảm trước một TC truyền kỳ mạo hóa về sức mạnh kinh tế. Cũng không lạ, ông Nghĩa đậu HEC tức Cao học kinh tế Paris 40 năm trước, một MBA Hardvard - Stanford của Pháp, ông lại tự học Hoa ngữ, đọc thông thạo sách báo về KTTC của Bắc Kinh. CƠ HỘI LỊCH SỬ ĐÃ MỞ RA Việt Nam đã lỡ 2 cơ may lịch sử: năm 1836 dưới triều Minh Mệnh và năm 1945 với HCM và VM vào lúc Hoa Kỳ hùng cường số 1 chưa phạm lỗi lầm tai tiếng về đế quốc thực dân, ngoài một Phi Luật Tân không đáng kể. Năm Nhâm Thìn (1832) tàu Mỹ "Peacock" neo tại Vũng Lấm, Phú Yên. Thuyền trưởng Edmund Robert, phải đợi nhiều ngày chờ sứ thần Đại Nam là Đào Trí Phú (người Biên Hòa), Thị lang bộ Hộ (Tổng thư ký bộ Hộ, tài chính, thuế vụ, ngoại thương, điền địa ...) nhiều ngày mới vào tới Vũng Lấm. Robert mời Tuần phủ Phú Yên (tỉnh trưởng và Đào Trí Phú lên tàu Peacock khoản đãi đại tiệc rồi cho sứ Việt xem quốc thư Robert sẽ trình lên vua Đại Nam. Quốc thư mở đầu: "Andrew Jackson, Tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, kính gửi Hoàng đế, Đại quý hữu ...". Lần đầu trục trặc, chưa thuận tiện về phía Đại Nam, tàu Peacock nhổ neo, bỏ đi. Lần thứ 2, ngày 20-4 năm 1836, Peacock trở lại, neo ở Sơn Trà, Đà Nẵng, đem theo Hải quân Trung tá E. P. Kennedy và Bác sĩ quân y Ruschenberger. Robert mang theo chỉ thị rõ ràng của chính phủ Hoa Kỳ "xin thương thuyết để ký kết hiệp ước thương mại với Đại Nam". Đợi gần cả tháng, triều đình và vua còn bàn bạc nên hay không nên. Đến khi quyết định nên, Minh Mệnh bèn cử Đào Trí Phú và các viên chức nhà Thương Bạc (cơ quan ngoại giao của Đại Nam) vào Trà Sơn để "ủy lạo hỏi han" và thương nghị. Không may Robert đau nặng, Peacock phải nhổ neo về Mỹ (Đại Nam thực lục chính biên, Đệ nhị kỷ, Q. 168, t. 1, chép về sự kiện lịch sử này). Lỡ một cơ hội, sớm hơn Nhật Bản mở cửa giao thương với Mỹ năm 1848, 12 năm sau. Kỳ sau xin bàn tiếp. Cơ hội mới 2012 đã mở ra cho VN, nhưng còn tùy thuộc vào Uncle Sam qua “huyền ngọc” Barack thắng hay bại! Mỹ thắng hay bại ở VN, CSVN vẫn còn kẹt to! TC còn hung hăng! Hà Nhân Văn
|