Cà phê lỗ bánh mì PDF Print E-mail
Tác Giả: Giáo Đậu   
Thứ Ba, 30 Tháng 11 Năm 2010 12:14

Quán cà phê đặt ở chỗ chân cầu thang, mặt sau một lô của khu chung cư.

Chỗ nó sát bức tường cao và dài phân ranh giữa khu chung cư bên này với khu đất quân đội bên kia. Cả hai bên trước kia đều là đất của Tổng Tham mưu chế độ cũ, nay một bên là nhà ở, một bên là đất do quân đội quản lý.

Gọi là quán vì là nơi bán cà phê và nơi người ta đến ngồi uống cà phê.Gọi là cà phê lỗ bánh mì vì ở chỗ đầu bức tường có một cái lỗ thủng qua đó người ta mua bánh mì. Thì ra ở phía bên kia có một cái lò bánh mì,có lẽ thuộc quyền quânđội,mà thời bao cấp ắt phải gọi làđể cải thiện và thờinày có thể gọi là làm ăn.

Chủ quán là một đôi vợ chồng trẻ từ chỗ khác đến đấy mưu sinh. Nghe nói vợ chồng chủ quán được các hộ ở đây cho bán với điều kiện ngó ngàng đến việc vệ sinh và việc đèn đóm quanh đấy. Kể cũng hay, hai bên cùng có lợi. Thử tưởng tượng không có ai làm tai mắt ở đây thì dọc chân tường kia tránh sao khỏi nặc nồng mùi nước tiểu, thì chỗ ở cùng chỗ để xe này tránh sao khỏi có thể có sự trà trộn của kẻ gian.

Không biết từ lúc nào quán đãl àm nên một bầu không khí màchúng tôi gọi là dễ thương.

Một lần đã lâu lắm,anh Hiên rủ tôi ra đấy.Lúc cà phê còn chưa được đem ra thì anh đứng dậy,bảo,ra mua bánh mì.

Anh đứng dậy tay không,thì tôi bảo,“Ðem theo tờ báo đi”.Anh khựng lại,hiểu ngay,hỏi,“Ðã đến đây rồi à?”.

Tôi gật.Anh mắng tôi,“Cái con ma này!”.Bánh mì mới ra lò nóng hổi,phải có cái gì đựng không thì bỏng tay.Tôi nghĩ thấy khoái trá,nhất là cái câu mà anh dùng để rủ tôi đến đây như một cách khuyến dụ pha chút khoe khoang,“Bánh mì nóng chấm càphê sữa,phong lưu chả thua gì khi ngồi bên sông Seine ở Paris”.

Thế rồi các bạn của tôi đến đó, tôi không nhớ là ai đã rủ ai và ai với ai đến từ khi nào.Toàn là bạn thân cả:anh Hiên, anh Minh, anh Công, anh Thạc, anh Thanh, anh Ðồng...Chúng tôi duy có cánh đàn ông.

Có lần tôi chở nhà tôi đến đấy,hai đứa ngồi cà têu,thế mà hay,sau đó hễ tôi nói“ra cà phê lỗ bánh mì”,là nàng biết.Cà phê nóng thật nóng,giá cực rẻ. Chỗ ngồi Sài Gòn thật Sài Gòn,cơ động tối đa cách nào cũng có thể làm vui lòng khách.Có lẽ vì thế mà khách đến đây hoặc không thuộc hàng thượng lưu hoặc muốn trốn khỏi nó,mà sự quen biết nhau trở nên thân thiết và có khi lại thêm màu thi vị.
*
Một hôm tôi ra đó một mình.Ngồi chung bàn với hai anh thanh niên.Họ nói với nhau về đủ thứ chuyện, rồi dừng ở chuyện Sài Gòn xưa qua lời kể của người thân lớp trước của họ.

Bất chợt,một anh quay sang hỏi tôi, “Chú có biết ngày trước người ta có uống cà phê thế nào không, cháu nghe nói cầu kỳ lắm?”. Tôi nói ngay, “Cũng chẳng cầu kỳ”, rồi lẩm bẩm, “Cà phê vợt”. Thế rồi cả một trời Sài Gòn của những Bình Nguyên Lộc, Vương Hồng Sển, Sơn Nam, nhảy múa trong đầu tôi.

Tôi bỗng nổi hứng, gọi chủ quán: “Cô Hoa ơi!”. “Gì đấy bố?”. “Cho bố tí nước sôi đi”. Ly nước sôi đem ra, tôi đón lấy và nài, “Cho bố mượn cái dĩa nữa, cái dĩa nhỏ ấy, bằng sành ấy”. Tôi gọi “dĩa” theo tiếng Nam bộ của Hoa.Cà phê thị phạm.Tôi lấy ly cà phê nóng vừa xong giọt cuối cùng ra khỏi cốc nước ngâm,đặt sang cái dĩa nhỏ, rồi đổ nước sôi thêm vào ly, nhẹ, chậm, cho đến khi nó tràn ra dĩa, đoạn nhẩn nha cầm dĩa uống với tiếng xì xụp hẳn hoi.

Hoa đứng ngẩn nhìn, chợt gợi nhớ xa xôi, “Giống ông già con hay kể quá!”.
Chao ôi! Thì ra cũng còn có người nhìn ra nó ư? Cái thủa những hơn năm mươi năm trước, cà phê giữa xóm, mới ba bốn giờ sáng đã có người ta ra đấy leng keng khua muỗng, xì xụp húp cà phê. Tiếng leng keng không đủ phá giấc ngủ của những người chung quanh. Nó như một thứ hồn vía của những kẻ cả đêm chong mắt mà giấc ngủ không đến được.

 Mà, cái kiểu cà phê tràn là một thứ phong cách người bán nó thế. Cà phê đựng trong một cái vợt thả trong cái ấm sành kiểu ấm sắc thuốc bắc không bao giờ đậy nắp, đặt trên cái lò than lúc nào cũng đỏ hồng.

Có khách gọi cà phê, chủ quán dù đàn ông hay đàn bà cũng tay ấm tay vợt nhấc lên cùng lúc rồi đổ ào ra cái ly sành nhỏ xíu mà chỗ tràn vừa đủ bén miệng cái dĩa cũng bằng sành. Cả một nghệ thuật chứ chẳng chơi! Cái hồn của Sài Gòn ở đó, với tôi như một hồn ma cũ - cái tên một truyện ngắn của ông Bình Nguyên Lộc. Bây giờ thì chẳng còn tìm đâu ra cà phê ly sành, dĩa sành với than hồng nữa, Hoa ơi!

Mấy hôm sau, tôi với anh Ðồng đang ngồi thì một chị trong nhóm địa ốc, ghé lại xin ngồi cùng vì hết chỗ, hỏi tôi, “Cái cách hôm rồi là của mấy ông già xưa, phải hôn anh?”.

Tôi gật. Chị gợi chuyện, “Em tên Tuyến, anh tên gì?”. Cô chủ quán tính trả lời thay cho tôi nhưng tôi đã vội đáp: “Giáo. Anh Giáo”.

Tuyến hướng sang anh Ðồng,“Còn em?”.Anh Ðồng xưng tên rồi hỏi một câu có vẻ không để hỏi ai, “Giáo nào?”. Anh Ðồng là đồng nghiệp của tôi ở trường đại học, còn mấy năm nữa mới về hưu. Cả tuần sau tôi mới giải thích được với anh, “Cậu đâu biết, đám bạn học cũ của tớ vẫn gọi tớ làAnh Giáo, là Giáo Ðậu hay Anh Giáo Ðậu”.

Ðám bạn cũ của tôi vẫn tức tôi về chuyện này lắm, cứ hay gặng hỏi tôi tại sao lại được cái tên như thế, mà tôi biết đâu đàng mà trả lời.

Cái câu hỏi có khi bật ra khiến tôi thấy thống khoái, như cái lần ngủ ở nhà anh Giang ở Sacramento bên Cali, đang đêm anh ngồi bật dậy giống như kiểu ở nhà đây nửa đêm nghe tiếng công an gõ cửa, tưởng tôi ngủ say, anh lay tôi và hỏi, “Tụi tao cũng đi dạy cả mà chỉ mình mày chúng kêu bằng Giáo, là sao?”.

Trời ạ, đời mới đáng sống làm sao!Hai cái tên Anh Giáo và Anh Giáo Ðậu, đã có trong hai tập thơ của hai ông bạn thi sĩ của tôi là Lê Ðình Bảng và Trần Tuấn Kiệt rồi, một ông xuất bản có phép đàng hoàng, một ông thì in chui cho thỏa cái lòng viết lách của ông.
*
Ở cái quán này,bất cứ chuyện lớn nhỏ gì cũng đem đến cho ngần ấy con người những nỗi vui. Ai đến đấy cũng có nhóm riêng để ngồi. Chuyện của nhóm nào nói trong đám nấy,mà người nhóm khác biết hết,chỉ cần qua một ánh nhìn hay một búp cười.

Mấy ông xóm đường ray thủ thỉ những chuyện xóm giềng. Mười mấy thầy cô giáo đủ nam nữ và cỡ tuổi,trò chuyện tưng bừng kết thúc một buổi thể dục trong ngày.Cỡ chục ông taxi ông nào ông nấy đeo cà vạt xanh hẳn hoi,rôm rả chuyện chạy xe haychuyện công ty. Nhóm địa ốc dăm bảy ông bà ai cũng a lô, a lô túi bụi...

Nhóm chúng tôi khi đông thì sáu,bảy,khi ít thì hai, ba người, được gọi tên bằng nhóm mấy ông già.Trong nhóm có anh Thạc là ở xa,mãi tận gần Ðà Lạt lận.

Mỗi khi anh về Sài Gòn thăm bà cụ thân sinh nhà cũng gần chỗ chúng tôi, hú nhau cà phê thì thường cứ ra đấy.Trước ngày anh Thanh đi Canada chơi mấy tháng, chúng tôi cũng gặp nhau ở đây.Cũng ra một lẽ,từ nhà mỗi chúng tôi đến đấy khoảng cách cũng sàn sàn nhau.

Tất cả chúng tôi ở quán, chả cần hỏi tên nhau, trên lối đi ra vào gặp nhau gật đầu chào nhau là đủ. Vì thế, cái vụ chị Tuyến nọ hỏi tên tôi, nó là điều lạ. Và, cái sô cà phê thị phạm của tôi vừa kể, thế mà lại được kéo sang một cung bậc khác.

Một ông khách thường xuyên hơn cả thường xuyên,nhà cũng ở trong khu chung cư ấy, một lần bảo cái vụ tôi biểu diễn cà phê làm cho ông thấy như là “Mình đã thân nhau hay sao ấy”, và hỏi tôi đủ chuyện về những ngày đồng bạc xé đôi hồi mới di cư ấy,rằng quê bác ở đâu,bác đi Nam bằng cách nào,rồi sau đó bác học hành ra sao,nghề ngỗng gì v.v...

Ông bảo, cái chuyện cà phê đổ dĩa đã đem đến cho ông một người vợ tuyệt vời: cái lần dẫn cha ra quán lúc trời còn sớm mù mịt,ông gặp mặt cô con gái chủ quán liền bị một cú sét đánh,từ đó quyết chí học hành,cho đến cái lúc ông cầu hôn và nhận được của cô cái gật đầu.

Về sau,hỏi cô sao thương mình,cô chỉ đáp gọn vì thấy anh dẫn cha hiếu thảo.Thì ra,phàm cái gì đã trở thành hồn rồi thì nó chẳng thể chết đi được,cứ còn đó trong lặng lẽ hễ có cơ hội thì sống dậy vô cùng tươi mới.

Tôi vốn chẳng ưa chuyện lý lịch,cho nên ngồi nói chuyện với ông,tôi vừa thấy khó chịu nhưng lại vừa thấy cảm động.

Cái người vợ tuyệt vời ấy của ông,phải khi gặp hoàn cảnh mới càng ra tuyệt vời. Ông kể về những ngày đi học tập cải tạo của ông tận ngoài quê Bắc của ông,người vợ đã không ít lần tay nắm dao tay dắt con nhỏ,băng rừng vượt suối với câu thề văng vẳng “Ðứa nào làm hỗn, tao thí mạng!”.

Ngày ra trại,ông trở về với một gia đình lành lặn mà câu thề kia do những người từng đồng hành với vợ ông khi xưa kể lại, đã làm ông thêm cứng cỏi.

Thời bao cấp gian khó,vợ ông một thân chạy chợ.Thời của H.O.,ông chẳng màng tương lai hứa hẹn nơi xa, cùng vợ từ chối hết để ở lại với người cha của bà khi ấy đã quá già.

Tôi đem kể chuyện này với ông xích lô cũng là khách ở đấy.Ông hỏi tôi,“Có phải cái thằng cha ốm nhom có mái tóc trắng như cước giống tôi không?”.Tôi bảo phải.

“Công nhận, đàn bà Việt Nam số một. Cả nước ai cũng được như thằng chả thì nước chả bao giờ mất được”,ông nói rành rọt.

Tôi rúng động tâm can, mới sực nhớ ra rằng bấy nay mình vẫn có ý nghĩ mọi thứ giá trị nó nằm ở chỗ những góc khuất bình dân. Bây giờ ở cái chốn người ta đua đòi học thói tôn thờ tiền bạc và chủ nghĩa tiêu thụ này,bỗng có nhiều “nhà” quá,nhiều danh hiệu sang cả quá,nhiều người trẻ tài danh với nhà đẹp xe sang được lên ti vi quá...“Nó chả ra làm sao cả!”,nói như kiểu ông xích lô.

Ông xưa kia cũng một thời ngang dọc,biến cố vào,đi học tập một thời gian,về,vợ chồng con cái cưu mang nhau vui với phần số của mình,nay chạy xích lô di dưỡng tuổi già.Thế mà con cái nên cả, “Có phải ai đi ra ngoài cũng nên cả,ai ở nhà cũng hư cả đâu!”, ông đủ tư cách để nói một câu như vậy.
Vân vân...

Cứ cà kê dê ngỗng mà kể về cái quán của tôi thì chẳng biết bao giờ hết được. Nó đã là một phần trong cuộc đời về hưu của tôi.

Có lần anh Minh nói với tôi, “Xem ra ngồi ở đấy vẫn là hơn cả”.Thì ra không phải chỉ có mình tôi nghĩ thế. Chúng tôi nay đã già, không còn làm ra đồng tiền nữa, đi lại mỗi lúc mỗi khó khăn ở cái nơi mà sự chạy xe gần như vô luật lệ này, thì đây là chỗ đến rất thuận tiện vậy.

Tuổi già có nhu cầu gặp bạn, cũng cần một nơi nào đó để mà gặp nhau. Quán. Chỉ có thể là quán. Không quán này thì quán khác. Nơi ta đến để ngồi trong giây lát mà bên nhau mãi mãi.

Cái lỗ bánh mì ở chỗ cua quẹo nay đã bị bít lại rồi, thay vào đó là mấy viên gạch không tô, nhưng tôi vẫn như nhìn xuyên qua được để thấy phía bên kia tường là cái lò lửa cháy với một dãy giá để bánh mì ngày nào.

Ðiều này không hiểu sao lại làm tôi nhớ đến pho tượng lính trên lối đi vào Nghĩa trang Quân Ðội cũ ở Biên Hòa khi xưa, đã mấy mươi năm rồi nó bị phá bỏ mà dường như cứ còn nguyên ở đấy trong dáng ngồi tiếc thương của một người lính với nón sắt trên đầu có quai bỏ thõng xuống quá cằm và cây súng để ngang đùi.

Pho tượng vẫn còn đó trên bệ cao, in hình lên nền trời xanh thăm thẳm. Vâng, những cái đã trở thành hồn rồi.
Ôi! Bao điều đã rải trên đường đời mình đi, có gặp hay không gặp, thảy cũng tùy duyên.
(10-9-2010)