Home Đời Sống Danh Nhân Hồi ký tội ác Kremlin

Hồi ký tội ác Kremlin PDF Print E-mail
Tác Giả: Hồ Tùng Nghiệp   
Thứ Ba, 30 Tháng 11 Năm 2010 11:49

(Tháng 11, ngày 9, 1932 - Nadya Alilueva, vợ Joseph Stalin, từ trần đêm hôm qua trong hoàn cảnh nhiều nghi vấn. Bà mới 30 tuổi.)

Nov. 9, 1932 - Joseph Stalin's wife, Nadya Alilueva, [có nơi viết Nadezhda Alliluyeva] died last night under questionable circumstances. She was 30 years old.” (Tháng 11, ngày 9, 1932 - Nadya Alilueva, vợ Joseph Stalin, từ trần đêm hôm qua trong hoàn cảnh nhiều nghi vấn. Bà mới 30 tuổi.)

 
Nadezhda Alliluyeva và chồng, Joseph Stalin. Vì sao Nadez chết vào năm 30 tuổi, ngay trong Ðiện Kremlin?
 
Ðó là hai câu mở đầu một cái tin ngắn trên báo chí Anh ngữ, được in lại trong Chronicle of the 20th century. Vụ này đã ghi dấu đậm nét trong những chuyện có thể gọi là “thâm cung bí sử của điện Cẩm Linh.”

Trong mục này, chúng tôi tóm tắt lại câu chuyện, kể rất kỹ trong cuốn sách nhan đề “Kremlin Wives, The Secrets Lives of the Women Behind the Kremlin Walls - From Lenin to Gorbachev” của Larissa Vasilieva, con gái của viên kỹ sư đã chế ra xe tăng T.34, một cô gái ra vào cung vua như đi chợ, quen biết hầu hết các mệnh phụ phu nhân của Mạc Tư Khoa, và là một trong những người đầu tiên được phép lần giở kho hồ sơ mật trong Thủ Phủ Ðỏ của thế giới.

1. Tìm vợ cho Stalin.

Ðầu năm 1918, sau khi vị Sa hoàng cuối cùng bị giết, chính quyền cách mạng sửa soạn dọn nhà, từ Petrograd tới Moscou. Các thủ lãnh sắp làm chủ Ðiện Cẩm Linh gồm có Lenin và Nadezhda Krupskaya; Trostsky và Natalya, Kamenev và Olga, chỉ riêng Joseph Stalin chưa có vợ.

Thực ra ông ta góa vợ vào năm 1909, vì bà Ekaterina Svanidze chết vì bệnh lao phổi. Cho nên các đồng chí thấy việc ưu tiên là cần tìm ngay cho cậu Stalin một người vợ cho ra vẻ một phu nhân điện Cẩm Linh.

2. Người đó tiện nhất là Nadezhada Alliluyeva.

Sở dĩ như thế là vì trong thời gian ở Petrograd, trước khi “tiến kinh,” Stalin ở nhờ nhà vợ chồng người bạn cách mạng là chàng thợ sửa ống khóa Sergei Alliluyev mà ông ta quen từ 1900.

 Sergei có người vợ đồng chí từng liên hệ xác thịt ít ra với hai đồng chí khác, trong đó có đồng chí ở chung nhà là Stalin. Một năm sau bà này sinh ra Nadez.

Lúc nhỏ khi tới Baku, Nadez suýt chết đuối nếu không có cậu Stalin cứu kịp. Khi cách mạng thành công, Nadez vừa 16 tuổi. Các lãnh tụ cách mạng coi Nadez như con cháu trong nhà, nên việc tác thành vợ chồng Stalin-Nadez nghe ra cũng hợp lý, chỉ bà mẹ Nadez phản đối, nhưng không ăn thua gì.

3. Thật ra ai cũng biết hai người có liên hệ thân mật từ nhỏ, nên tác thành vợ chồng lại là chuyện tốt:

 Hợp thức hóa một tội lỗi mà kẻ phạm tội, liên hệ xác thịt với gái vị thành niên, chắc chắn phải đi tù. Nhưng luật pháp không áp dụng với các ông chủ điện Cẩm Linh, nhất là ai cũng e dè Stalin.

Những ngày đầu trong Ðiện Cẩm Linh rất lộn xộn, ai cũng muốn tranh những căn phòng đẹp nhất cho mình. Stalin sai Nadez đánh máy một tờ yết thị, in ra nhiều bản, ký tên Văn Phòng Sắc Tộc, mà ủy viên trưởng ban là Stalin.

Theo lệnh Stalin, Nadez đem dán tờ yết thị lên cánh cửa một số phòng, nói là phòng của Ủy Ban Sắc Tộc. Có những căn phòng đã do người khác chiếm, trên cánh cửa có yết thị “Văn Phòng Hội Ðồng Tối Cao Nhà Nước,” Stalin tự tay gỡ bỏ, dán yết thị của mình lên! Nhưng hành động xấc xược này thất bại.

4. Vợ chồng Stalin luôn luôn xung đột.

Người ngoài không rõ lắm, nếu cô em gái của Nadez là Anna không nói ra: Stalin đã hiếp dâm Nadez ngay trên tàu hỏa.

Anna kể: “Tháng 6, 1918 chúng tôi gồm có Stalin, ông bố Sergei Yakovlevich và chị em tôi, cùng 400 Hồng Quân, đi trên chuyến tàu hỏa từ Moscou đi Tsaritsyn. Tầu chạy rất chậm, phải chờ ở nhiều ga, phải ngủ đêm trên tầu.

Một đêm bố tôi nghe tiếng Nadez la hét kinh hoàng. Ông chạy tới thì chị đang khóc. Hỏi tại sao thì chị nói bị cậu Joseph (Stalin) hãm hiếp.

Bố tôi rút súng định bắn bỏ Stalin thì cậu quì sụp xuống xin phép cưới Nadezhda làm vợ.” Khi tầu đến Tsaritsyn thì chính thành phố này, nơi giao điểm của sông Volga và sông Don, là nơi Nadez và Stalin hưởng tuần trăng mật.

Stalin trấn thủ nơi đây - được gọi là Verdun Ðỏ, dài 35 dặm - với quyền hạn tuyệt đối. Ông ta cách chức toàn bộ bộ chỉ huy của Tsaritsyn và gửi họ xuôi sông Volga trên một chiếc phà. Chiếc phà này sau đó bị chìm, vô số chết đuối. Từ đây người ta sợ sệt khi nhắc tới tên Stalin.

5. Khi trở về Moscou, Stalin và Nadez chính thức thành hôn.

 Năm tháng sau nàng sinh con trai, đặt tên là Vasily. Có người hỏi vì sao họ không làm đám cưới sớm hơn, thì câu trả lời đến từ một cuốn hồi ký của Anna, cô em gái: “Chị tôi không yêu cậu Stalin, nên không chịu làm đám cưới ngay. Vả lại mẹ tôi không tán thành, dù bà không còn ở với chúng tôi nữa. Ðám cưới là sự miễn cưỡng. Bà bảo Nadez là ;một con khùng’ nên mới thành hôn với Stalin.

Một năm sau Nadez sinh thêm con gái, đặt tên là Svetlana. [Svetlana lớn lên được mệnh danh là Công Chúa Ðiện Cẩm Linh, sau này xin tị nạn tại Hoa Kỳ, viết cuốn hồi ký nhan đề là “Only one year.”]

Nadez không chịu ở không, mà trở thành thư ký của Lenin, dù bà không được học nhiều. Ở Moscou nàng được Lenin nâng đỡ hết mức, dù nàng đánh máy sai chính tả, Lenin vẫn nói: “Không sao, rồi sẽ quen.” Nhờ Lenin, Nadez thu nhập văn hóa dần dần, rồi trở thành biên tập viên của một vài tờ báo cũng như tham gia các việc bên ngoài điện Cẩm Linh.

Có lần Stalin nhờ vợ chuyển một lá thư cho Lenin, Nadez không thèm trình lên! Chuyện này làm Stalin phẫn nộ.

Cuộc sống của hai vợ chồng càng ngày càng khó khăn mặc dù Stalin vẫn chiều chuộng vợ, thuê tới hai người làm phụ giúp vợ, nàng muốn gì được nấy. Nhưng nàng ghét Stalin về tật nói dối, lại nói dối những điều không cần thiết.

Có lần Molotov gọi điện thoại, Nadez nhấc ống nghe và gọi chồng: “Koba! Molotov!” Koba là tiếng Nadez gọi Stalin, hai vợ chồng đều là người Georgia. Stalin nói: “Bảo hắn anh đang ngủ.” Thư ký riêng của Stalin kể lại lần đó Nadez rất tức giận. Càng ngày Stalin càng tỏ ra ích kỷ, suốt ngày ngậm ống vố lầm lỳ mưu toan, không tiếp chuyện ai, kể cả Molotov. Cho đến một hôm hai vợ chồng đánh lộn.

6. Năm 1924 Lenin từ trần.

 Cái chết của ông đã thay đổi hướng đi của Liên Bang Xô Viết, và của cô thư ký của ông là Nadez.

Cô phải đi kiếm việc khác để làm, nhất là những việc ở ngoài vòng giám sát của chồng. Nadez trở thành biên tập viên báo “Cách Mạng và Văn Hóa.” Thời gian này - theo các hồi ký xuất bản sau này - Nadez Stalin cũng không ngủ cùng giường với chồng nữa. Lúc nào Stalin cũng bận rộn trong căn phòng nhỏ bên cạnh, nơi có một chiếc điện thoại màu đỏ. Chồng cô nhấc điện thoại bất cứ giờ nào, dù là ba giờ sáng, chỉ để ra lệnh một vài câu ngắn ngủi, thường là với Molotov, người lãnh đạo Công An Mật Vụ Cheka. Rất ít khi có người gọi lại, mà nếu có, cũng chỉ dăm ba người.

 Lenin chết rồi, một số bạn bè xưa trở thành kẻ thù của Stalin: Trotsky, Kamenev, Zinoviev, Bukharin. Ông ta gọi ai là kẻ thù, kẻ đó rồi sẽ bị giết.

 (Thu gọn hồi ký The Kremlin Wives)