Home Phiếm Các Tác Giả
Các tác giả
Vào hè nói dóc chuyện LA VE (LA DE) PDF Print E-mail
Tác Giả: TS. Phan Văn Song   
Thứ Sáu, 29 Tháng 7 Năm 2011 19:15

       Đã từ lâu rồi anh chị em bạn bè khi gặp tôi, sau khi biết tôi đã từng làm việc tại Hảng BGI, Sàigòn,

 
Tà Áo Cưới PDF Print E-mail
Tác Giả: Ngô Đồng   
Thứ Sáu, 29 Tháng 7 Năm 2011 13:34

Câu chuyện tình xảy ra bây giờ rất rõ ràng, rành mạch ngay cả được phơi bầy trên các trang web

 
Trà - Rượu - Đàn Bà PDF Print E-mail
Tác Giả: Quách Tố Vương   
Thứ Năm, 28 Tháng 7 Năm 2011 06:52

Lờ rằng lờ chẳng sợ ai - Sợ thằng say rượu ấy dai đau lờ.

 


Trong đời sống con người, nhất là nam giới thường mắc phải vài thói hư tật xấu. Tứ đổ tường thường dính phải một, hai. Có nhiều người còn tự hào về những thói hư tật xấu của mình.
 
Xin đọc câu chuyện vui sau đây:“Một người đàn ông đi làm việc về thấy một gã lạ mặt, quần áo rách rưới đứng trước sân nhà, liền hỏi:- Ông là ai mà đứng trước nhà tôi?
Gã lạ mặt trả lời:- Thưa ông, tôi lỡ đường, lại đói quá, xin ông vui lòng giúp tôi ít tiền để tôi có được buổi ăn chiều.Người đàn ông từ chối:
- Tôi có thể giúp anh nhưng tôi biết cho anh tiền anh sẽ đi uống rượu hoặc đánh bạc.
Gã lạ trả lời:
- Tôi thề với ông, đời tôi chẳng biết tứ đổ tường là gì, thì khi nào tôi lại đi uống rượu hay đánh bạc.
Mắt người đàn ông sáng lên, vui vẻ nói:
- Vậy thì mời anh bước vào nhà uống miếng nước rồi tôi giúp anh chút tiền ăn cơm chiều
Gã lạ mặt ngạc nhiên:
- Sao lại phải bước vào nhà, áo quần tôi rách rưới, dơ bẩn.
Người đàn ông nói:
- Tôi chỉ muốn vợ tôi nhìn thấy một người không có thói hư tật xấu nó như thế nào. Vậy thôi!
 
Như ông Tú Vị Xuyên:
 
“Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ. Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh.”
 
Thế mà ông Tú chẳng ngại miệng đời, ngông nghênh làm thơ nói ra cho thiên hạ biết đời người có tứ khoái: Ăn, ngủ, ấy, ể.
Những cái khoái của ông Tú là:
 
“Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta
Chừa được thứ nào hay thứ nấy
Hoạ chăng chừa rượu với chừa trà.”
 
Vậy ta hãy tán gẫu về những thứ mà ông Tú là Vị Xuyên vướng phải cho vui:
 
1- MỘT TRÀ:
 
Chẳng được bao lâu. Một lần sau buổi cơm chiều, bà vợ đang rửa chén sau nhà thì nghe chồng gọi: “Bà nó ơi! Vào xơi chè với tôi.”
Trà là thức uống thanh nhã của người Á đông. Trà, tiếng miền Bắc gọi là chè.
Có cặp vợ chồng, chồng Bắc, vợ Nam , cưới nhau
Bà vợ ngạc nhiên la lên: “Mới ăn cơm xong no muốn chết, bụng dạ đâu ăn chè cho nổi.” Ba miền Bắc, Trung , Nam có nhiều tiếng khiến dân ba miền hiểu lầm nhau. Có lần người viết bài nầy đến thăm cô bạn gái người Huế, thuộc dạng hoàng tộc, cũng là người trong giới cầm bút. Vừa mở cổng, có hai con chó chạy ào ra sủa toáng lên làm tôi sợ hãi. Lúc đó, người bạn từ trong nhà chạy ra vừa xua đuổi hai con chó vừa trấn an tôi: “Không răng mô! Không răng mô!” Tôi vừa sợ vừa giận, nói lớn: “Chó nhà em răng chơm chởm thế kia, sao bảo không răng?”
 
Trở lại chuyện uống trà. Uống trà tinh thần sảng khoái, quên cả mệt nhọc.Trong trà có chất thebaine, giống như chất cafeine có tác dụng giúp cho tỉnh ngủ. Thuở xưa các dân du mục bên Tàu, mỗi lần đi săn hay chinh chiến về, thấy loài ngựa mệt nhọc, thường hay tìm một thứ lá cây để ăn. Ăn xong loài ngựa như khoẻ ra. Loài người thấy vậy bèn lấy lá nấu nước, uống thử, thấy nước có vị hơi đắng và chát nhưng hậu ngọt. Uống vào một lát sau thấy người khoẻ khoắn. Từ đó người ta tìm ra được một thức uống mới và mỗi ngày một cố gắng cải tiến để trà uống được ngon hơn.
Description: image
 
Trà uống có nhiều cách. Có người tính tình giản dị, đun nước cho sôi, bỏ trà vào bình rồi châm nước vào đợi một lúc cho ra trà, rót vào chén lớn uống ừng ực đến đã thì thôi. Uống như vậy gọi là “ngưu ẩm.”
Có nhiều người cách uống cầu kỳ. Họ không nấu trà bằng nước mưa mà bằng nước giếng khơi ở trên núi hoặc bằng nước suối. Các cụ bảo: “Tuyền dĩ trà vi hữu.” Suối là bạn của trà. Còn nước giếng thì phải trong, ngọt và không có phèn.
 
Bậc vua chúa uống trà còn cầu kỳ hơn nữa. Mỗi sáng các cung phi ra vườn, hứng những giọt sương đêm đọng trên lá sen rồi đem đước đun sôi trên cái lò than nhỏ. Than phải đốt đến lúc đỏ rực để không còn khói mới bắc ấm nước lên. Nước sôi, châm nước vào cái bình bằng đất nung màu đồng vỏ cua để tráng ấm. Rồi mới châm nước vào trà. Nước đầu tiên cốt để rửa trà cho sạch, gọi là nước Khất Cái. Kế đó châm nước lần thứ hai, đậy nắp bình lại giữ nóng cho ra trà. Nước nầy gọi là nước Hoàng đế. Xong đổ ra chén tống rồi chuyển sang chén quân, mới uống.
Loại bình trà tốt có màu như gan gà. Thứ nhứt Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội thứ ba Mạnh Thần.
 
Uống trà phải uống thong thả để tận hưởng hương vị trà. Nhiều người chỉ uống một mình vào buổi sáng tinh mơ, vừa uống vừa suy nghĩ chuyện đời.
Uống như vậy gọi là độc ẩm. Nếu có thêm một tri kỷ ngồi uống với mình gọi là đối ẩm.
Trà có nhiều loại không sao biết hết. Loại trà Bạch Mao Hầu, trà Thiết Quan Âm, trà Trảm M. thường thấy ở Việt Nam . Vùng Thái Hồ, huyện Bích La bên Tàu có trà Bích La Xuân nước trà màu xanh biếc, rất thơm có vị đắng nhưng hậu ngọt. Vùng Vân Nam có thứ sơn trà danh tiếng được mệnh danh là Điền Trà, màu vàng sậm. đắt tiền nhất là trà Mạn Đà. Trà nầy chỉ có bậc vua chúa hoặc rất giàu có mới dùng nổi. Ngoài ra còn trà Mạn Nguyệt, trà Hồng Trang Tố Lữ, trà Thập Bát Học Sĩ có mười tám bông màu sắc đều khác nhau. Trà Phong Trấn Tam Hiệp có ba bông. Trà Nhị Kiều có hai bông và còn nhiều nữa.
 
Người Tàu và người Việt Nam , không ai không biết uống trà. Miếng trà đậm đà câu chuyện. Có lẽ vì vậy, mỗi lần khách đến, chủ nhà vội vàng nấu nước pha trà ngay. Có một ông khách đến thăm ngay lúc nhà bà bạn đang sửa ống nước. Ống nước chính dẫn vào nhà bị khoá. Trong nhà không còn nước để nấu trà. Bà chủ hoảng quá, chạy vội vào phòng tắm vét hết số nước còn lại trong một cái xô” đem nấu trà đãi khách. Khi khách uống, bỗng thấy ở cổ vương vướng một vật gì, cố gắng khạc ra thì là một sợi lông. Ông khách là người thiếu tế nhị, đưa sợi lông ra hỏi: “Sao trong trà lại có lông?” Bà chủ nhà đỏ mặt, ấp úng đáp: “Thưa, đó là trà Ô Long.” Ông khách thầm nghĩ Ô Long là con rồng đen đâu phải sợi lông đen nhưng ông khách im lặng. Lúc ra về ông ghé qua khắp các tiệm trà trong phố, hỏi xem thì không có loại trà nào là Ô Lông cả..
 
Còn một thứ trà rất rẻ tiền, người nghèo cũng có thể uống được. Hương trà rất thơm ngon, tên là trà Thái Đức. Uống
vào thức đái suốt đêm.
 
II- MỘT RƯỢU:
 
Rượu chữ nho gọi là tửu. “ Nam vô tửu như kỳ vô phong.” Cờ không gặp gió, lá cờ rũ xuống, xem chẳng oai hùng chút nào đàn ông thiếu rượu, giống như lá cờ rũ, kim đồng hồ thường chỉ sáu giờ, trông phát nản.
Rượu cất bằng gạo nếp, nấu xong, dùng men ủ, vài ngày sau mới đem ra cất. Rượu ngon hay dở còn tuỳ vào bí quyết và kinh nghiệm nấu. Rượu là lộc Trời cho.
Bậc vua chúa ngày xưa, đã biết dùng rượu để di dưỡng thiên hạ, dùng vào việc tế Trời, lễ đất, cầu phúc, cầu lợi. Vô tửu bất thành lễ.

 
Đám Cưới - Đám Ma PDF Print E-mail
Tác Giả: Luân Tế   
Thứ Tư, 27 Tháng 7 Năm 2011 15:22

Nhưng đi dự đám cưới thì phải “mừng”.

 
Mặt và chân PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Thị Từ Huy   
Thứ Ba, 26 Tháng 7 Năm 2011 19:51

 Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.
Martin Luther KingÔng Martin Luther King Jr.

 
Mất Chim Thật Rồi PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Viết Tân   
Thứ Bảy, 23 Tháng 7 Năm 2011 11:30

 
Cách đây hơn sáu năm, tôi có viết một chuyện về mất chim. 

 
Làm ơn, làm phúc, xin đừng... PDF Print E-mail
Tác Giả: Phạm Toàn   
Thứ Bảy, 23 Tháng 7 Năm 2011 10:36

 Cớ sao bỗng có gan và say sưa hăm hở dùng chân đạp vào mặt một người Việt Nam. 

 
Đàn Bà Nói Về Đàn Ông ; Đàn Ông Nói Về Đàn Bà PDF Print E-mail
Tác Giả: SE sưu tầm   
Thứ Bảy, 23 Tháng 7 Năm 2011 09:19

Đàn bà nói về đàn ông như thế nào ; và ngược lại , đàn ông nói về đàn bà ra sao ?

 
Ông Nói Gà Bà Nói Vịt PDF Print E-mail
Tác Giả: Dương Trọng Hiếu   
Thứ Ba, 19 Tháng 7 Năm 2011 11:39

Trong sự giao tiếp với nhau hằng ngày, chúng ta ít nhiều cũng đã gặp cảnh ông nói gà bà nói vịt dẫn đến những tình huống khôi hài

 
Những lý do để bạn không nên tới Hà nội: PDF Print E-mail
Tác Giả: Kim Anh-Na Uy   
Thứ Bảy, 16 Tháng 7 Năm 2011 04:53

1. Tất cả những gì mua ở chợ̣ Đồng Xuân, bạn đều có  thể mua ở chợ Bến Thành.

 
Nam, Bắc PDF Print E-mail
Tác Giả: Trịnh Hội   
Thứ Sáu, 15 Tháng 7 Năm 2011 15:39

Nhớ lúc tôi mới đặt chân đến Hà Nội lần đầu tiên trong đời cách đây gần 15 năm về trước.

 
Đi biểu tình chống Trung Quốc được tiền ! PDF Print E-mail
Tác Giả: Người Buôn Gió   
Thứ Tư, 13 Tháng 7 Năm 2011 19:23

Hôm nay đọc bài của chị Phương Bích kể lại chuyện trong đồn công an Mễ Trì. Công an hỏi chị đi biểu tình thế được bao nhiều tiền.

 
Chiếc Áo Cuối Cùng PDF Print E-mail
Tác Giả: Mỹ Ngọc   
Thứ Tư, 13 Tháng 7 Năm 2011 08:32

Theo ý tôi, ở Mỹ cái bằng quan trọng nhất là bằng lái xe.

 
Cuội hỡi ! Cuội ơi ! PDF Print E-mail
Tác Giả: Việt Tâm   
Chúa Nhật, 10 Tháng 7 Năm 2011 11:40

     

                                                                           
Hồi còn bé tí xíu, Ngố tôi vẫn nghe à ơi câu hát: "Thằng Cuội ngồi gốc cây đa, bỏ trâu ăn lúa gọi cha ời ời." Tâm hồn thơ ngây của Ngố chẳng hề nghĩ suy chỗ nào hợp lý hay chỗ nào không. Thí dụ, câu hỏi đơn sơ nhất là liệu ở trển có lúa để trâu của Cuội ăn không mà cu cậu ngồi nhí nha nhí nhảnh gọi cha như thế?

Nhớn nhớn một tẹo, Ngố lại nghe kể vốn Cuội là ở trần gian, song vì cảm chị Hằng đẹp ghê đẹp gớm nên một lần đã nắm lấy dây đa tót tuốt lên đó để làm bạn mí nhau. Chả hiểu người tiên giới mí kẻ phàm tục dùng thứ ngôn ngữ gì để tâm sự nỉ non, song ngày rằm nào nhìn lên trển cũng thấy lờ mờ bóng Cuội ngồi đó, còn chị Hằng lảng vảng mãi nơi đâu.

Ngố có đem thắc mắc này hỏi mẹ thì mẹ Ngố nạt: "Mày sao hay chẻ sợi tóc làm tư làm tám. Chị Hằng lù lù là bóng trăng đó còn gì. Ngố không dám hỏi thêm, nhưng thâm tâm nghĩ nếu giả sử vì chị Hằng đẹp tuyệt trần mà Cuội ta bỏ cả trần gian để theo nàng dzìa dinh thì cái sự dzìa dinh này có " đã " chưa, khi mà người ngồi thu lu trong khi người thì loanh quanh bên ngoài, sốt cả ruột.

 

 
Chị Hằng
Nguồn: OntheNet 
 
Cho dù với hình tượng nào đi nữa, Ngố tôi vẫn cho danh từ Cuội chỉ một sự việc gì có thực, hồn nhiên, khơi đậm tình người và tình đời, nên Ngố tôi ôm miết cái chân lý ngàn đời hổng xoay chuyển đó cho đến khi lớn lên. Vậy mà có một lần, nhân xem đám mãi võ sơn đông diễn tuồng Bao Công xửa án, nghe tiếng chập chõa lẻng xẻng gõ vang, trống đánh thùng thùng, đám lâu la dùng cây dùng gậy cản đường ngăn chặn bà con sáp gần, thấy tội nhân bị điệu ra, mặt mày hớn hở, chưa chi đã nghe lao xao ai đó la rầm: "Cuội, Cuội, đừng tin."

Cha mẹ ơi ! sao lại có điều tréo cẳng ngỗng dzị cà! Té ra chú Cuội của tôi, hình bóng có thực của Ngố là tượng trưng cho cái sự giả dối hay sao? Ngố tôi e có mòi hổng hiểu, mặt ngơ ra gọi là ngỗng đực. Rồi từ đó, cái nắng hạ vàng mà ông Tư Lành nhà ta một thời ca tận mây xanh Ngỗ thấy nó nhạt phèo, vì chân lý hổng phải là thứ gì như một mãi.

Càng ngày người ta càng dùng hình ảnh chú Cuội thân yêu của Ngố để ám chỉ đến các việc tào lạo xịt bột, những chuyện láo toét thiên lôi, những hành động tầm xàm tầm bậy. Cái chú Cuội hiền lành bám dây đa leo lên cung Hằng xem ra mất khách rồi. Mặc dù ngày nào có trăng thì lờ mờ Cuội còn ngồi đó. Bây giờ thứ gì bị người đời gán cho cái danh "Cuội" là coi chừng, đừng nghe theo mà hố. Bên nhà dùng búa xua, lời Cuội, báo Cuội, xây dựng Cuội, tiền Cuội, sống Cuội, bát nháo cả lên, chẳng biết đường nào rờ (mà dẫu có rờ loạng quạng cũng coi chừng bị khẻ gãy tay).

Cái bệnh ẫm ương ấy nó lây chóng lắm, các cụ ạ. Xoẹt cái nó ào qua tới bên này, nhanh còn hơn sóng thần vừa qua ở Sendai, bên Nhựt. Cho nên một số tổ chức, sinh hoạt, đại hội, xê-mi-na, gì đó đều bị la oang oang: "Coi chừng Cuội! " Ngố tôi cực lực phản đối việc tiếm danh này, bởi vì dưới con mắt Ngố thì chú Cuội vẫn là một hình ảnh đẹp; không chừng dăm ba năm nữa chị Hằng sẽ động lòng vì sự trung thành mà ban bố cho anh một tí tị tình yêu chăng? Ôi! Đó quả là ước mong vô cùng tận của Ngố.

Thế nên, ngẫm thân phận Cuội mà Ngố động cả lòng. Ai ăn ốc ở đâu mà bắt Cuội đổ vỏ! Những thằng rộng miệng nói càn, thiên hạ chẳng vả cho nó sưng vều để lần sau cóc dám nói thì lại kháo nhau đừng nghe vì chả nói Cuôi, xế nà thế lào? Có lẽ khổ đau của Cuội chỉ mình Ngố tôi chia xẻ. Thôi thì ủi an nhau: "Bậu đừng lấy đó làm buồn. Người ta chính đính đầy mình mà còn có khi mắc nỗi oan Thị Kính. Huống chi Cuội cù mì leo lên tận trển để rồi mặc ai nói hành nói tỏi cũng chẳng đối đáp được!" Cũng đâu phải nhời ăn tiếng nói hay hành xử mờ ám mới bị gán cho là Cuội, những việc sờ sờ ra đó mà dư luận vẫn báng bổ không thật nữa là. Chẳng hạn cái xác lù lù nằm ngày này qua tháng khác, vậy mà cũng có miệng ăn mắm ăn muối gọi là xác Cuội! Thảm thương thay, đến nhắm mắt cũng chả được yên.

 
Chú Cuội
Nguồn: OntheNet 
 
Ngố tôi thấy đau hộ cho thói đời. Người lềnh khênh nằm chờ mãi cái ngày đi đoạn đường sau cùng cũng chả thấy, lâu lâu được đánh bóng để ẫm ương nhận những sự thăm viếng trêu ngươi. Chẳng muốn nhận, cũng giúi vào tay bắt nhận, chẳng muốn nghe cũng bắt vểnh tai để nghe. Những cái bắt tay thắm thiết, những vòng ôm chặt chẽ mà thâm tâm hai bên đều cảm thấy nặng nề. Một đằng bụng bảo dạ : sao sống gì sống dai dzữ dzị. Còn một đằng thì than vãn: "Ôi, sao tôi khốn khổ thế này!

Thế mới biết nào phải dửng dưng mà đã được yên thân, bởi người ta đã bôi nhăng bôi nhít lên Cuội. Từ một hình ảnh hiền hòa, củ mỉ cù mì, người ta bôi tro chát trấu thành một tay bông lông, nói xạo. Nên thân phận Cuội mới ảm đạm làm sao!

Cám cảnh nhau, nay Ngố tôi chỉ còn biết ngậm ngùi chia xẻ. Nhìn lên trển, Ngố nhắn gửi bâng quơ: "Ới, Cuội ơi, Cuôi hỡi, đừng bao giờ Cuội nghĩ chuyện trở về trần gian nữa nhé! Cứ ở trển chờ đợi chị Hằng đi, may ra còn một chút "thực" ở đời. Chứ về đây Cuội chịu hổng nổi đâu, chỉ có mà lo tìm đường bám dây đa hòng về lại trển sớm.

Nhưng dẫu có vậy thì cũng muộn màng vì thứ gì ở trần gian này đã sa đà là coi như xong, visa rút thì đừng mong được cấp lại.


 

 

 
Thịt Dê và... "Chuyện Ấy" PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyễn Phùng Phong   
Chúa Nhật, 10 Tháng 7 Năm 2011 08:53

Đa số đàn ông Việt Nam, khi nhắc đến món thịt dê là nghĩ ngay đến “chuyện ấy”…

 
Chúc Thư PDF Print E-mail
Tác Giả: Nguyên Cương Andy   
Chúa Nhật, 10 Tháng 7 Năm 2011 08:23

Dạo này, hễ cứ nhìn vào gương là tôi dường như trông thấy một người nào đó trong tiền kiếp. 

 
Tính ưa cãi cọ, chửi bới của người Việt PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Chúa Nhật, 10 Tháng 7 Năm 2011 05:28

Nếu chúng ta vô ý đi bộ đụng phải người Mỹ,

 
Học Sinh Xứ Ta Làm Văn PDF Print E-mail
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm   
Thứ Tư, 06 Tháng 7 Năm 2011 21:50

 Đề: Em hãy phân tích câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn"

 
Một Phút Yếu Lòng PDF Print E-mail
Tác Giả: Trần Khải   
Thứ Tư, 06 Tháng 7 Năm 2011 20:26

Cuộc đời như dường lúc nào cũng khó hiểu. Các diễn tiến đôi khi nằm ngoài suy đoán của chúng ta, dẫn tới những ngã rẽ có thể làm thay đổi định mệnh của một dân tộc, của một đời người.

 
Tiệc Cưới Tây, Tiệc Cưới Ta. PDF Print E-mail
Tác Giả: Tây Độc   
Thứ Tư, 06 Tháng 7 Năm 2011 20:07

 Chuyện con Hà, em gái kế tôi, lấy chồng là chuyện ... dĩ nhiên, không thành vấn đề vì lớn như nó mà không chịu lấy chồng thì chờ đến bao giờ nữa.

 
<< Start < Prev 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Next > End >>

Page 17 of 46